Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Thuyết minh về hiệu ứng nhà kính Ngữ văn 11 Kết nối tri thức, gồm 10 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới.
Thuyết minh về hiệu ứng nhà kính
Đề bài: Viết bài văn thuyết minh về hiệu ứng nhà kính
Dàn ý chi tiết Thuyết minh về hiệu ứng nhà kính
I.Mở bài
-Giới thiệu khái quát "hiệu ứng nhà kính"
II.Thân bài
1. Giới thiệu về hiệu ứng nhà kính
- Khái niệm hiệu ứng nhà kính: là quá trình tăng nhiệt độ trái đất do sự tăng cường của các khí nhà kính trong không khí.
- Các khí nhà kính chính: CO2, methane (CH4), nitrous oxide (N2O), hơi nước và ozone (O3).
- Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính: hoạt động con người như đốt nhiên liệu hóa thạch, rừng bị chặt phá, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp...
2. Các hệ quả của hiệu ứng nhà kính
a. Tác động đến môi trường
- Tăng nhiệt độ trái đất: gây biến đổi khí hậu, làm tăng mực nước biển, làm thay đổi chu kỳ mưa, tạo ra các hiện tượng thời tiết cực đoan.
- Sự tăng nhiệt độ gây ra sự chảy nhanh của băng ở cực, làm tăng mực nước biển, gây nguy hiểm cho các đảo quốc và các khu vực ven biển.
- Gây ra sự suy thoái và mất mát đa dạng sinh học, làm thay đổi môi trường sống của nhiều loài động vật và thực vật.
b. Tác động đến con người
- Gây ra các vấn đề sức khỏe: tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp, bệnh tim mạch, tăng nguy cơ ung thư do tác động của các chất ô nhiễm trong không khí.
- Gây ra thiệt hại kinh tế: làm giảm năng suất nông nghiệp, gây thiệt hại cho ngành công nghiệp du lịch, gây mất mát tài sản do thiên tai và biến đổi khí hậu.
3. Biện pháp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính
a. Sử dụng năng lượng tái tạo: tăng cường sử dụng năng lượng mặt trời, gió, thủy điện và nhiệt điện sinh học để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch.
b. Kiểm soát ô nhiễm môi trường: giảm thiểu khí thải từ các nguồn công nghiệp, giao thông và nông nghiệp.
c. Bảo vệ và phục hồi môi trường: tăng cường bảo vệ rừng, tái tạo đất, bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên.
d. Tăng cường nhận thức và giáo dục: tăng cường giáo dục về biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính để tạo ra những thay đổi tích cực trong hành vi của con người.
III. Kết bài
- Hiệu ứng nhà kính gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng đối với môi trường và con người.
- Để giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, cần thực hiện các biện pháp như sử dụng năng lượng tái tạo, kiểm soát ô nhiễm môi trường, bảo vệ và phục hồi môi trường, cùng với việc tăng cường nhận thức và giáo dục.
Thuyết minh về hiệu ứng nhà kính - Mẫu 1
Hiệu ứng nhà kính là một hiện tượng tự nhiên xảy ra trên Trái Đất. Nó được gọi là hiệu ứng nhà kính vì nó tương tự như cách một ngôi nhà kính hoạt động. Hiệu ứng nhà kính làm cho Trái Đất trở nên ấm áp hơn bằng cách giữ lại nhiệt từ mặt đất và không cho nó thoát ra không gian.
Hiệu ứng nhà kính xảy ra do sự tương tác giữa ánh sáng mặt trời và khí quyển Trái Đất. Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào bề mặt Trái Đất, một phần năng lượng từ ánh sáng này được hấp thụ bởi mặt đất và biến thành nhiệt. Mặt đất sau đó phát ra nhiệt lượng này dưới dạng tia hồng ngoại.
Tuy nhiên, không phải tất cả nhiệt lượng này đều thoát ra không gian. Một phần nhiệt lượng bị giữ lại trong khí quyển bởi các chất khí như CO2, methane và hơi nước. Những chất khí này được gọi là khí nhà kính vì chúng giữ lại nhiệt lượng trong khí quyển tương tự như cách một lớp kính giữ lại nhiệt trong một ngôi nhà kính.
Hiệu ứng nhà kính có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống trên Trái Đất. Nếu không có hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trên Trái Đất sẽ rất lạnh và không thể tồn tại sự sống. Tuy nhiên, khi lượng khí nhà kính trong khí quyển tăng lên do hoạt động con người như đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, hiệu ứng nhà kính trở nên mạnh hơn và gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Hiện tượng nóng lên toàn cầu gây ra nhiều vấn đề môi trường và tác động đáng kể đến cuộc sống của con người. Nó gây ra sự tăng nhiệt độ trên Trái Đất, làm tan chảy băng ở cực và tăng mực nước biển. Nó cũng gây ra thay đổi khí hậu, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như cơn bão mạnh và hạn hán kéo dài.
Để giảm thiểu hiệu ứng nhà kính và tác động của nó, chúng ta cần hạn chế sử dụng năng lượng hóa thạch và tìm kiếm các nguồn năng lượng sạch và tái tạo. Chúng ta cũng cần tăng cường công tác bảo vệ môi trường, giảm lượng khí thải và bảo vệ các nguồn tài nguyên tự nhiên. Chỉ khi chúng ta hành động cùng nhau, chúng ta mới có thể giảm thiểu hiệu ứng nhà kính và bảo vệ môi trường cho thế hệ tương tương lai.
Thuyết minh về hiệu ứng nhà kính - Mẫu 2
Xã hội ngành càng phát triển , nền công nghiệp , phương tiện giao thông ngày càng nhiều. Từ đó khiến cuộc sống chúng ta ngày càng trở nên hiện đại , thuận tiện và tiến bộ. Tuy nhiên , việc này cũng đã gây nên một hiện tượng rất đáng lo ngại: hiệu ứng nhà kính.
Hiệu ứng nhà kính- Greenhouse Effect , là hiệu ứng làm cho không khí nóng lên . Do những bức xạ ngắn của mặt trời xuyên qua bầu khí quyển , tầng ozon đâm xuống mặt đất .Mặt đất không thể hấp thu nên phản xạ ngược lại và khí quyển chẳng thể thoát ra làm cho không khí nóng lên . Khí nhà kính có tác dụng giữ lại nhiệt của mặt trời . Nếu lượng khí vừa phải thì trái đất có thể cân bằng. Nhưng nếu có quá nhiều thì sẽ giống một chiếc lò hun nóng trái đất.
Nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính là do khí CO2𝐶𝑂2.Khí CO2𝐶𝑂2 được tạo ra từ hoạt động công nghiệp , từ những hoạt động sinh hoạt và do các phương tiện giao thông thải ra.
CO2 trong khí quyển giống như một tấm kính dày bao phủ trái đất. Làm cho Trái đất không khác gì một nhà kính lớn, luôn được ''ủ ấm'' bởi CO2𝐶𝑂2. Theo công bố của các nhà khoa học thì lượng CO2𝐶𝑂2 được thải ra cao kỉ lục vào năm 2022 với ''sản lượng'' lên đến 40,6tỷ tấn . Ngoài CO2𝐶𝑂2 thì còn một số các khí khác như CFC;CH4;O3𝐶𝐹𝐶;𝐶𝐻4;𝑂3 và N2O𝑁2𝑂. Theo thống kê thì số lượng khí CO2𝐶𝑂2 chiếm tỉ lệ lớn nhất lên tới 72%72% ; 19%CH419%𝐶𝐻4; 16%16% là của N2O𝑁2𝑂 và còn lại là CFC𝐶𝐹𝐶 với 3%3%. Phần lớn những khí này được thải ra do các hoạt động sản xuất và tiêu dùng năng lượng .Tiêu thụ năng lượng chiếm 73,2%73,2% lượng khí nhà kính phát thải do các hoạt động tiêu thụ năng lượng trong ngành công nghiệp như sắt thép, hóa chất, hóa dầu, thực phẩm...
Hiệu ứng nhà kính gây nên hậu quả vô cùng nghiêm trọng . Dễ nhìn thấy nhất đó là vấn đề ô nhiễm không khí gây hàng loạt các căn bệnh về hô hấp như viêm phổi , ung thư phổi...Hiệu ứng nhà kính gây hiện tượng nóng lên toàn cầu , khiên băng ở hai cực bán cầu tan ra khiến cho nước biển dâng dẫn đến hàng loạt các hiện tượng thiên nhiên cực đoan như sóng thần , bão lũ hàng loạt...Đây là vấn đề vô cùng nan giải của các nhà bảo vệ môi trường.
Để hạn chế hiện tượng hiệu ứng nhà kính cần hạn chế sử dụng các năng lượng hóa thạch thay vào đó là sử dụng các năng lượng tái tạo . Tăng cường trồng nhiều cây xanh để làm giảm lượng khí CO2𝐶𝑂2.Xây dựng hạ tầng thân thiện với môi trường sẽ hạn chế chất thải khí nhà kính. Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông cũng nên được tối ưu để làm giảm nhiên liệu tiêu thụ cho phương tiện đi lại.Và quan trọng nhất vẫn là xây dựng ý thức về việc bảo vệ môi trường của người dân .
Vì một môi trường sống trong lành , vì một sức khỏe cộng đồng chúng ta cần phải nhìn nhận nghiêm túc về vấn đề này . Và cũng cần đưa ra những biện pháp mạnh tay để hạn chế hiệu ứng nhà kính.
Thuyết minh về hiệu ứng nhà kính - Mẫu 3
Hiệu ứng nhà kính là gì? Đây là hiện tượng toàn cầu được quan tâm rất nhiều bởi chúng ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh. Vậy, đây là hiện tượng gì, những tác hại chúng để lại cho con người và những biện pháp khắc phục hiệu quả?
Hiệu ứng nhà kính, xuất phát từ effet de serre trong tiếng Pháp, do nhà toán học người Pháp Jean Baptiste Joseph Fourier lần đầu tiên đặt tên vào năm 1824 thông qua một vụ nổ mạnh trong khí quyển làm nhiệt độ của một vùng tăng lên. Năm 1827, Joseph Fourier đưa ra nguyên lý giải thích hiện tượng hiệu ứng nhà kính gây được sự quan tâm lớn của giới khoa học. Theo đó, hiệu ứng nhà kính dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng Mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.
Hiệu ứng nhà kính diễn ra khi khí quyển chứa khí đã hấp thụ tia cực quang. Hơi nóng từ Mặt trời xuống Trái đất đã bị giữ lại ở tầng đối lưu, tạo ra hiệu ứng nhà kính ở bề mặt các hành tinh hoặc các vệ tinh.
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học giải thích: Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất và mặt đất hấp thụ nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên. CO2 trong khí quyển giống như một tầng kính dày bao phủ Trái đất, làm cho Trái đất không khác gì một nhà kính lớn. Theo tính toán, nếu không có lớp khí quyển, nhiệt độ trung bình ở lớp bề mặt Trái đất sẽ xuống tới -230C, nhưng nhiệt độ trung bình thực tế là 150C, có nghĩa là hiệu ứng nhà kính đã làm cho Trái đất nóng lên 380C. Bài viết sau đây sẽ cho chúng ta hiểu rõ về hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân tác hại biện pháp khắc phục.
Thuyết minh về hiệu ứng nhà kính - Mẫu 4
Hiệu ứng nhà kính diễn ra khi khí quyển chứa khí đã hấp thụ tia cực quang. Hơi nóng từ mặt trời xuống Trái Đất đã bị giữ lại ở tầng đối lưu, tạo ra hiệu ứng nhà kính ở bề mặt các hành tinh hoặc các Vệ tinh. Cơ cấu hoạt động này không khác nhiều so với một nhà kính (dùng để cho cây trồng) thật, điều khác biệt là nhà kính (cây trồng) có các cơ cấu cách biệt hơi nóng bên trong để giữ ấm không bị mất qua quá trình đối lưu. Hiệu ứng nhà kính được khám phá bởi nhà khoa học Joseph Fourier vào năm 1824, thí nghiệm đầu tiên có thể tin cậy được là bởi nhà khoa học John Tyndall vào năm 1858, và bản báo cáo định lượng kĩ càng được thực hiện bởi nhà khoa học Svante Arrhenius vào năm 1896. Một ví dụ về Hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ của không gian bên trong của một nhà trồng cây làm bằng kính tăng lên khi Mặt Trời chiếu vào. Nhờ vào sức ấm này mà cây có thể đâm chồi, ra hoa và kết trái sớm hơn. Ngày nay người ta hiểu khái niệm này rộng hơn, dẫn xuất từ khái niệm này để miêu tả hiện tượng nghẽn nhiệt trong bầu khí quyển của Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là hiệu ứng nhà kính khí quyển. Trong hiệu ứng nhà kính khí quyển, phần được đoán là do tác động của loài người gây ra được gọi là hiệu ứng nhà kính nhân loại (gia tăng). Hiện nay thế kỷ thứ 21 loài người đang phải đối mặt với tình trạng ấm lên do con người gây ra, tuy nhiên vấn đề vẫn đang được tranh cãi, gây ra nhiều tác hại nguy hiểm.
Các vật đen có nhiệt độ từ Trái Đất khoảng 5.5 °C. Từ khi bề mặt Trái Đất phản lại khoảng 28% ánh sáng mặt trời, nếu không có hiệu ứng nhà kính thì nhiệt độ có thể rất thấp khoảng -18 hoặc -19 °C thay vì nhiệt độ có thể cao hơn là khoảng 14 °C.
Hiệu ứng nhà kính, xuất phát từ effet de serre trong tiếng Pháp, do Jean Baptiste Joseph Fourier lần đầu tiên đặt tên, dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.
Hiệu ứng này đã được sử dụng từ lâu trong các nhà kính trồng cây. Ngoài ra hiệu ứng nhà kính còn được sử dụng trong kiến trúc, dùng năng lượng mặt trời một cách thụ động để tiết kiệm chất đốt sưởi ấm nhà ở.
Thuyết minh về hiệu ứng nhà kính - Mẫu 5
Hiệu ứng nhà kính hay còn được gọi là Greenhouse Effect là một thuật ngữ có nguồn gốc từ cụm từ “effet de serre” trong tiếng Pháp. Đây là cụm từ được nhà toán học người Pháp Jean Baptiste Joseph Fourier đưa ra vào năm 1824. Lúc bấy giờ, trong khí quyển xảy ra một vụ nổ mạnh khiến nhiệt độ của một vùng tăng lên. Ba năm sau, hiện tượng này đã được giải thích bởi Joseph và nhận được nhiều sự quan tâm của giới truyền thông.
Theo các nghiên cứu của Joseph, hiệu ứng nhà kính là hiện tượng xảy ra khi năng lượng mặt trời xuyên qua cửa nhà hay bất kì loại mái bằng kính. Nguồn năng lượng này được hấp thụ và phân tán thành nhiệt lượng trong không gian.
Khi đó toàn bộ không gian bên trong ấm lên thay vì chỉ những chỗ được chiếu sáng. Hiệu ứng này được ứng dụng như một phương pháp trồng cây từ rất lâu. Ngoài ra trong kiến trúc, hiệu ứng nhà kính được áp dụng để tiết kiệm chất đốt sưởi ấm nhà ở. Tuy nhiên, khái niệm này được mở rộng và mang tầm vĩ mô hơn dưới cái tên hiệu ứng nhà kính khí quyển.
Để tìm hiểu nguyên nhân ngọn nguồn dẫn đến hiệu ứng khí quyển xảy ra hiện nay, không gì khác ngoài yếu tố CO2. Nó là kết quả của quá trình bức xạ mặt trời xuyên tầng khí quyển và chiếu xuống mặt đất. Mặt đất khi này hấp thụ bức xạ nhiệt nên nóng lên khiết nhiệt độ trái đất ngày càng tăng cao.
Thực tế hiệu ứng nhà kính có tác dụng tăng nhiệt độ của trái đất trong những năm đầu của sự sống. Nếu không có khí nhà kính, nhiệt độ của trái đất chỉ duy trì ở khoảng -23 độ C. Nhiệt độ hiện tại trên trái đất là 15 độ C. Tuy nhiên hiệu ứng nhà kính cùng với lượng bức xạ ngày càng mạnh đang khiến trái đất tăng nhanh lên 38 độ C.
Con người đang phải hứng chịu những hậu quả bởi biến đổi toàn cầu gây ra. Trong đó Việt Nam được xem như là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Về nguồn nước: nước sạch cung cấp cho cuộc sống ngày càng bị hạn hẹp rõ rệt. Hạn hán kéo dài kèm theo mưa lũ triền miên. Nguồn nước cho sinh hoạt, chăn nuôi, cho cuộc sống về số lượng hay chất lượng đều không được đảm bảo.
Về sức khỏe: Nhiều loại bệnh lạ xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khỏe của con người bị suy giảm nặng nề.
Thuyết minh về hiệu ứng nhà kính - Mẫu 6
Một trong những vấn đề mang tính toàn cầu, ảnh hưởng đến tới hầu hết các nước trên thế giới, và được đông đảo sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà cầm quyền hiện nay chính là: Hiệu ứng nhà kính. Vậy hiệu ứng nhà kính là gì?
Năm 1827, nhà toán học người Pháp Joseph Fourier đưa ra nguyên lý giải thích hiện tượng hiệu ứng nhà kính được giới khoa học hết sức quan tâm. Theo ông, hiệu ứng nhà kính dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.
Trên thực tế bề mặt Trái đất chỉ hấp thụ chưa đến một nửa năng lượng của mặt trời, trong khi bầu khí quyển hấp thụ 23% và phần còn lại được phản xạ trở lại không gian. Các quá trình tự nhiên đảm bảo rằng lượng năng lượng đến và đi bằng nhau, giữ cho nhiệt độ của hành tinh ổn định.
Tuy nhiên, những hành động khai thác quá mức nguồn khí đốt tự nhiên như dầu khí, than đá…, và nạn chặt phá rừng bừa bãi của con người dẫn đến việc tăng phát thải khí nhà kính. Vì không giống như các khí khác như oxy và nitơ, khí nhà kính bị mắc kẹt trong bầu khí quyển không thể thoát ra khỏi hành tinh được. Nên khí nhà kính lại quay trở lại bề mặt, nơi nó được tái hấp thu.
Khí metan và oxit nitơ là những khí nhà kính chính đáng lo ngại. tồn tại trong khí quyển 1.000 năm, metan tồn tại trong khoảng 10 năm và oxit nitơ tồn tại trong khoảng 120 năm. Trong khoảng thời gian 20 năm, metan tác động đến hiện tượng nóng lên toàn cầu gấp 80 lần so với , trong khi oxit nitơ mạnh gấp 280 lần.
Vì năng lượng đi vào nhiều hơn năng lượng đi ra khỏi hành tinh, khiến nhiệt độ bề mặt tăng lên cho đến khi đạt được sự cân bằng mới. Sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu đã kéo theo những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến khí hậu và môi trường tự nhiên như những hiện tượng thời tiết cực đoan (lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, bão, lốc xoáy,…).
Sự nóng lên toàn cầu đã thay đổi hoàn toàn điều kiện sống của các loại sinh vật trên Trái đất, một số loại không thể thích nghi để phát triển được sẽ bị thu hẹp về số lượng hoặc tệ hơn là bị xóa sổ hoàn toàn.
Hiệu ứng nhà kính còn khiến mực nước biển dâng cao, khiến đất đai bị nhiễm mặn, dẫn đến chất lượng và số lượng nguồn nước ngọt dùng cho sinh hoạt của con người, cho nông nghiệp, công nghiệp bị ảnh hưởng. Ở một số nơi mưa nhiều gây ra lụt lội thường xuyên, khiến việc trồng trọt và nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn.
Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khoẻ của con người bị suy giảm. Số người chết vì nóng có thể tăng do nhiệt độ cao trong những chu kì dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm.
Mặc dù trong hai năm đại dịch COVID-19 bùng phát, khí nhà kính đã giảm đi đáng kể nhưng đó chỉ là tạm thời. Biện pháp lâu dài và bền vững nhất chính là sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng điện, xăng đầu, than…, và thay thế bằng nguồn năng lượng xanh thân thiện với môi trường như năng lượng mặt trời, gió, thủy triều, địa nhiệt, sinh học… Ngăn chặn nạn chặt phá rừng bừa bãi, tích cực trồng nhiều cây xanh nhằm làm giảm lượng khí CO2 trong bầu khí quyển.
Thuyết minh về hiệu ứng nhà kính - Mẫu 7
Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng khiến cho không khí của trái đất nóng lên. Do bức xạ sóng của Mặt Trời xuyên qua tầng khí quyển rồi xuống bề mặt trái đất, mặt đất hấp thụ lại hơi nóng rồi bức xạ sóng dài vào khí quyển. Lúc này khí nhà kính đặc biệt là khí C02 hấp thụ bức xạ sóng dài đó và phân tán nhiệt lên Trái Đất, khiến cho Trái Đất bị nóng lên. Điều này khiến cho toàn bộ không gian bên trong Trái Đất nóng lên chứ không phải mỗi chỗ được chiếu sáng.
Hiểu một cách đơn giản thì hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng khiến cho nhiệt độ Trái Đất tăng cao và làm cho bầu khí quyển nóng lên. Hiệu ứng nhà kính do nhà khoa học Joseph Fourier khám phá ra vào năm 1824. Như vậy, khí nhà kính có khả năng hấp thụ bức xạ sóng dài do mặt đất phản xạ lên sau đó phân tán lượng nhiệt đó cho Trái Đất. Lượng khí này ở mức vừa phải thì sẽ không gây ra hiệu ứng nhà kính nhưng khi lượng khí này gia tăng quá mức cho phép, nhiệt lượng phân tán lại Trái Đất quá nhiều sẽ khiến cho Trái Đất nóng lên và gây ra hiệu ứng nhà kính.
Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính là do các khí nhà kính gia tăng cao, trong đó khí C02 là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính, sau đó là các khí CFC, CH4 (khí metan), O3 (ozon), NO2... Chúng ta cần chung tay loại bỏ những nguyên nhân trên để giảm thiểu tác động tiêu cực hiệu ứng nhà kính đối với cuộc sống của con người và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thuyết minh về hiệu ứng nhà kính - Mẫu 8
Theo một số nghiên cứu thì hiệu ứng nhà kính là thành phần dạng khí, có khả năng hấp thụ các bức xạ hồng ngoại trong dải bước sóng của Trái Đất gây ra được phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, rồi phân tán nhiệt lại cho Trái Đất và gây nên hiệu ứng nhà kính. Nguyên nhân bao gồm khí thải từ phương tiện giao thông, công nghiệp, nông nghiệp và sự đô thị hoá. Việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch trong phương tiện giao thông và hoạt động công nghiệp tạo ra lượng khí thải như CO2, NOx và SOx, góp phần làm tăng hiệu ứng nhà kính. Sự gia tăng sử dụng phân bón và chất thải hữu cơ trong nông nghiệp cũng tạo ra khí methane (CH4) , một chất gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn cả CO2.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giảm lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu cũng như hiểu rõ mức độ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, con người cần chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu mà đặc biệt là hiệu ứng nhà kính.
Thuyết minh về hiệu ứng nhà kính - Mẫu 9
Hiệu ứng nhà kính là một hiện tượng khiến cho không khí của trái đất bị nóng lên. Hiện tượng này xảy ra do bức xạ sóng ngắn của Mặt Trời bị xuyên qua tầng khí quyển xuống bề mặt trái đất. Và lúc này mặt đất sẽ hấp thu lại hơi nóng, sau đó bức xạ phân tán vào khí quyển và bị CO2 hấp thu, từ đó khiến cho Trái Đất bị nóng lên.
Khí nhà kính là loại khí có thể hấp thụ được các bức xạ sóng dài nhận được từ phản xạ của bề mặt Trái Đất. Khi được ánh mặt trời chiếu sáng và phân tán lượng nhiệt đó lại cho Trái Đất. Khi lượng khí này có lượng vừa phải sẽ giúp cân bằng trái đất. Tuy nhiên khi có quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
Khí CO2 là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính. CO2 trong khí quyển giống như một tấm kính dày bao phủ Trái đất biến hành tinh của chúng ta giống như một nhà kính lớn.
Nếu không có lớp khí quyển, lớp bề mặt Trái đất sẽ có nhiệt độ trung bình là -23 độ C nhưng thực tế nhiệt độ trung bình là 15 độ C. Điều này có nghĩa là hiệu ứng này đã làm cho Trái đất nóng lên 38 độ C.
Ngày nay các hoạt động sinh hoạt, khai thác và phát triển của con người cùng với các hoạt động chặt phá rừng bừa bãi khiến khí CO2 ngày càng tăng, hiện tượng hiệu ứng nhà kính cũng tăng cao. Nhiệt độ không khí trên Trái Đất cũng theo đó mà tăng lên. Theo ước tính của các nhà khoa học, nhiệt độ của Trái đất sẽ tăng lên khoảng 1,5 – 4,5°C vào thế kỷ sau.
Hậu quả của hiệu ứng nhà kính rất nghiêm trọng. Trước hết là làm cho sinh thái biến đổi lớn, sa mạc ngày càng mở rộng, đất đai bị xói mòn, rừng càng lùi thêm về vùng cực, hạn hán nặng, lượng mưa tăng thêm 7 - 11%. Mùa đông càng ẩm, mùa hè càng khô.
Vì vậy con người cần cố gắng để loại bỏ những tác động tiêu cực của hiệu ứng nhà kính.
Thuyết minh về hiệu ứng nhà kính - Mẫu 10
Hiệu ứng nhà kính là một hiện tượng tự nhiên quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến môi trường và cuộc sống trên Trái Đất. Dưới đây là một bài thuyết minh giải thích về hiệu ứng nhà kính:
Hiệu ứng nhà kính là một hiện tượng tự nhiên quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến môi trường và cuộc sống trên Trái Đất. Nó là kết quả của quá trình tác động của khí quyển Trái Đất lên năng lượng mặt trời, gây ra sự tăng nhiệt độ trên bề mặt hành tinh. Điều này làm cho Trái Đất trở nên ấm hơn so với nếu không có hiệu ứng nhà kính.
Trong hiệu ứng nhà kính tự nhiên, ánh sáng mặt trời xâm nhập vào khí quyển Trái Đất. Một số tia sáng bị hấp thụ và giữ lại bởi các khí như CO2, methane, hơi nước và các khí khác trong khí quyển. Khi nhiệt năng này bị giữ lại, nhiệt độ trên Trái Đất tăng lên. Hiệu ứng nhà kính không phải lúc nào cũng được hiểu rõ. Nhà khoa học Joseph Fourier đã đặt tên cho hiện tượng này vào năm 1824. Tuy nhiên, thí nghiệm đầu tiên để có thể tin cậy về hiệu ứng nhà kính được thực hiện bởi nhà khoa học John Tyndall vào năm 1858. Đến năm 1896, nhà khoa học Svante Arrhenius đã thực hiện bản báo cáo định lượng kĩ càng về hiệu ứng nhà kính, đặc biệt là tác động của khí CO2.
Một ví dụ cụ thể về hiệu ứng nhà kính là các ngôi nhà kính sử dụng trong nông nghiệp để trồng cây. Những ngôi nhà này thường sử dụng kính hoặc các vật liệu tương tự để giữ lại nhiệt năng từ Mặt Trời, làm cho nhiệt độ bên trong nhà kính tăng lên. Điều này giúp cây trồng có thể phát triển và cho thu hoạch sớm hơn.
Ngày nay, hiệu ứng nhà kính đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Do hoạt động của con người, như đốt nhiên liệu fossile và phát thải khí CO2, hiệu ứng nhà kính đã trở nên mạnh mẽ hơn và gây ra sự ấm lên toàn cầu. Điều này dẫn đến biến đổi khí hậu, bao gồm tăng biển mực, tăng tần suất và cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan như cơn bão và hạn hán.
Hiệu ứng nhà kính góp phần tăng nhiệt độ biển, làm cho biển mực tăng cao. Điều này gây nguy cơ ngập lụt cho các khu vực ven biển và đảo quốc nhỏ. Hiệu ứng nhà kính có thể dẫn đến thay đổi vùng khí hậu, làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nguồn nước, và cuộc sống hàng ngày của người dân.
Để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và ứng phó với hiệu ứng nhà kính, chúng ta cần hạn chế phát thải khí nhà kính bằng cách chuyển sang sử dụng năng lượng sạch và bền vững, cải thiện hiệu suất năng lượng, và bảo vệ các khu vực sinh sống và môi trường. Hiểu rõ về hiệu ứng nhà kính và tác động của nó là bước quan trọng trong việc đối phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ Trái Đất
Hiệu ứng nhà kính là một hiện tượng tự nhiên quan trọng, nhưng hiện nay, tác động của con người đã làm cho hiệu ứng này trở nên mạnh mẽ hơn và gây ra biến đổi khí hậu. Việc hiểu rõ hiệu ứng nhà kính và tác động của nó là một phần quan trọng trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường