Với tóm tắt lý thuyết Toán lớp 5 Bài 20: Số thập phân bằng nhau sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập tự luyện chọn lọc, có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 5.
Lý thuyết Toán lớp 5 Bài 20: Số thập phân bằng nhau
A. Lý thuyết Số thập phân bằng nhau
• Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số thập phân bằng số đó.
Ví dụ 1:
0,2 = 0,20 = 0,200 = 0,2000
6,19 = 6,190 = 6,1900 = 6,1900
29,356 = 29,3560 = 29,35600 = 29,3560000
8 = 8,0 = 8,00 = 8,000 = 8,0000
• Nếu một số thập phân có chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi, ta được một số thập phân bằng số đó.
Ví dụ 2:
0,3000 = 0,300 = 0,30 = 0,3
16,82000 = 16,8200 = 16,820 = 16,82
26,000 = 26,00 = 26,0 = 26
• Mỗi số tự nhiên có thể viết thành một số thập phân mà phần thập phân là những chữ số 0.
Ví dụ 3:
12 = 12,0 = 12,00 = 12,000
135 = 135,0 = 135,00 = 135,000
B. Bài tập Số thập phân bằng nhau
I. Bài tập minh họa
Bài 1.Đúng ghi Đ, sai ghi S
a) 46,000 = 46
b) 0,900 lớn hơn 0,9 vì 900 > 9
c) 18,3 kg = 18,03 kg
d) 31,500 = 31,50
Hướng dẫn giải
a) 46,000 = 46
b) 0,900 lớn hơn 0,9 vì 900 > 9
c) 18,3 kg = 18,03 kg
d) 31,500 = 31,50
Giải thích chi tiết:
b) 0,900 lớn hơn 0,9 vì 900 > 9
Nếu một số thập phân có chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi, ta được một số thập phân bằng số đó:
0,900 = 0,9
c) 18,3 kg = 18,03 kg
18,3 kg = 18,30 kg
Bài 2. Thêm hoặc bớt các chữ số 0 thích hợp để phần thập phân của mỗi cặp số sau có số chữ số bằng nhau.
a) 5,18 và 0,6 |
b) 12,38 và 505,300 |
c) 32 và 5,86 |
d) 20,176 và 3,85 |
Hướng dẫn giải
a) 5,18 và 0,60
b) 12,38và 505,30
c) 32,00và 5,86
d) 20,176 và 3,850
Bài 3. Viết số thập phân dưới dạng gọn hơn:
a) 23,8000
b) 67,600
c) 18,0020
d) 500,600
Hướng dẫn giải
a) 23,8000 = 23,8
b) 67,600 = 67,6
c) 18,0020 = 18,002
d) 500,600 = 500,6
Bài 4. Viết thành số thập phân có ba chữ số ở phần thập phân:
a) 23
b) 41,3
c) 0,16
d) 37,84000
Hướng dẫn giải
a) 23 = 23,000
b) 41,3 = 41,300
c) 0,16 = 0,160
d) 37,84000 = 37,840
Bài 5. Tìm các cặp số thập phân bằng nhau:
Hướng dẫn giải
II. Bài tập vận dụng
Bài 1. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng nhất?
A. Trong hai số thập phân có phần nguyên khác nhau, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
B. Trong hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau, số thập phân nào có hàng phần mười lớn hơn thì số đó lớn hơn.
C. Nếu phần nguyên và phần thập phân của hai số thập phân bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Bài 2. Chữ số thích hợp để điền vào để 15,35 = 15,235 là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 5
Bài 3. Số thập phân nào dưới đây được viết dưới dạng gọn nhất?
A. 60,06 B. 6,060 C. 60,600 D. 600,600
Bài 4. Chọn cặp có hai số thập phân không bằng nhau.
A. 18,500 và 18,50 B. 29,07 và 29,70
C. 304,81 và 304,810 D. 5 và 5,000
Bài 5. Chọn Khi viết số thập phân 0,300 dưới dạng phân số thập phân, bạn Hà viết: 0,300 = , bạn Hạnh viết 0,300 = , bạn Lâm viết 0,300 = . Hỏi ai là người đã viết sai?
A. Bạn Hà B. Bạn Hạnh C. Bạn Lâm D. Cả 3 bạn đều sai
Bài 6. Viết số thập phân dưới dạng gọn hơn:
a) 0,340000
b) 14,1200
c) 408,0080
d) 1003,300300
Bài 7. Viết thành số thập phân có ba chữ số ở phần thập phân:
a) 1346,20900
b) 62,3
c) 0,91
d) 83
Bài 8. Tìm các cặp số thập phân bằng nhau:
Bài 9. Thêm hoặc bớt các chữ số 0 thích hợp để phần thập phân của mỗi cặp số sau có số chữ số bằng nhau.
a) 19,03 và 0,5 |
b) 24,500 và 3,82 |
c) 104,1 và 5,860 |
d) 16 và 2,97 |
Bài 10. Trong các số đo dưới đây, các số đo nào bằng nhau?
20,2 giây; 20,0200 giây; 20,20 giây; 20,02 giây
Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 19: Hàng của số thập phân. Đọc, viết số thập phân
Lý thuyết Bài 20: Số thập phân bằng nhau
Lý thuyết Bài 21: So sánh hai số thập phân
Lý thuyết Bài 22: Làm tròn số thập phân
Lý thuyết Bài 24: Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân
Lý thuyết Bài 25: Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân