Với giải Thí nghiệm 2 trang 127 Hóa học lớp 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 18: Nguyên tố nhóm IIA giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học 12 Bài 18: Nguyên tố nhóm IIA
Thí nghiệm 2 trang 127 Hóa học 12: Thí nghiệm kiểm tra sự có mặt của các ion Ca2+, Ba2+, ,
Thí nghiệm kiểm tra sự có mặt của ion Ca2+ trong dung dịch
Chuẩn bị:
- Hoá chất: Dung dịch CaCl2 0,1 M; Na2CO3 0,1 M; HCl 1,0 M.
- Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.
Tiến hành: Cho vào ống nghiệm khoảng 2 mL dung dịch CaCl2, thêm từ từ cho đến hết khoảng 10 giọt dung dịch Na2CO3 lắc đều. Tiếp tục thêm vào khoảng 10 giọt dung dịch HCl, lắc đều.
Yêu cầu: Quan sát, mô tả hiện tượng và viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
Thí nghiệm kiểm tra sự có mặt của ion Ba2+ trong dung dịch
Chuẩn bị:
- Hoá chất: Dung dịch BaCl2 0,1 M; H2SO4 1,0 M.
- Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.
Tiến hành: Cho vào ống nghiệm khoảng 2 mL dung dịch BaCl2, thêm từ từ cho đến hết khoảng 6 – 8 giọt dung dịch H2SO4 lắc đều.
Yêu cầu: Quan sát, mô tả hiện tượng và viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
Thí nghiệm kiểm tra sự có mặt của ion trong dung dịch
Chuẩn bị:
- Hoá chất: Dung dịch ZnSO4 0,1 M; BaCl2 0,1 M; HCI 1,0 M.
- Dụng cụ: ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.
Tiến hành: Cho vào ống nghiệm khoảng 2 mL dung dịch ZnSO4 thêm từ từ cho đến hết khoảng 10 giọt dung dịch BaCl2, lắc ống nghiệm. Tiếp tục thêm vào khoảng 2 – 3 giọt dung dịch HCl, lắc đều.
Yêu cầu: Quan sát, mô tả hiện tượng và viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
Thí nghiệm kiểm tra sự có mặt của ion trong dung dịch
Chuẩn bị:
- Hoá chất: Dung dịch Na2CO3 1,0 M, HCl 1 M.
- Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, giấy chỉ thị pH.
Tiến hành: Cho vào ống nghiệm khoảng 1 mL dung dịch Na2CO3. Dùng giấy chỉ thị pH để kiểm tra môi trường dung dịch. Thêm tiếp 2 mL dung dịch HCl vào ống nghiệm, lắc đều, đưa que diêm đang cháy đến miệng ống nghiệm.
Yêu cầu: Quan sát, mô tả hiện tượng và viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
Lời giải:
Thí nghiệm kiểm tra sự có mặt của ion Ca2+ trong dung dịch
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng. Sau đó kết tủa tan dần khi thêm dung dịch HCl đồng thời có sủi bọt khí không màu.
Phương trình hóa học:
CaCl2(aq) + Na2CO3(aq) ⟶ CaCO3(s) + 2NaCl(aq)
CaCO3(s) + 2HCl(aq) ⟶ CaCl2(aq) + H2O(l) + CO2(g)
Thí nghiệm kiểm tra sự có mặt của ion Ba2+ trong dung dịch
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.
Phương trình hóa học:
BaCl2(aq) + H2SO4(aq) ⟶ BaSO4(s) + 2HCl(aq)
Thí nghiệm kiểm tra sự có mặt của ion trong dung dịch
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng. Khi thêm dung dịch HCl không có hiện tượng xảy ra.
Phương trình hóa học:
BaCl2(aq) + ZnSO4(aq) ⟶ BaSO4(s) + ZnCl2(aq)
Thí nghiệm kiểm tra sự có mặt của ion trong dung dịch
Hiện tượng: Giấy chỉ thị pH chuyển màu xanh. Khi thêm dung dịch HCl thấy sủi bọt khí làm tắt que diêm đang cháy.
Phương trình hóa học:
Na2CO3(aq) + 2HCl(aq) ⟶ 2NaCl(aq) + H2O(l) + CO2(g)
Lý thuyết Hợp chất của các nguyên tố nhóm IIA
1. Độ tan của một số loại hợp chất
2. Một số loại muối phổ biến
a) Muối carbonate
- Muối carbonate của các nguyên tố Mg, Ca, Sr, Ba phản ứng với dung dịch acid, với nước có carbon dioxide hòa tan.
Ví dụ: CaCO3(s) + 2HCl(aq) CaCl2(aq) + H2O(l) + CO2(g)
CaCO3(s) + H2O(l) + CO2(aq) Ca(HCO3)2(aq)
- Các muối carbonate bị nhiệt phân, tạo thành oxide kim loại và khí carbon dioxide:
b) Muối nitrate
- Các muối nitrate của nguyên tố nhóm IIA bị nhiệt phân tạo oxide kim loại, khí nitrogen dioxide và oxygen.
- Độ bền nhiệt của các muối nitrate có xu hướng tăng từ Mg(NO3)2 đến Ba(NO3)2.
3. Kiểm tra sự có mặt của ion trong dung dịch
Để nhận biết sự có mặt của mỗi ion Ca2+, Mg2+, CO32- hay SO42- trong dung dịch, người ta quan sát hiện tượng xảy ra như kết tủa, sủi bọt khí khi cho các chất phù hợp vào dung dịch.
4. Ứng dụng và vai trò của một số hợp chất của calcium
a) Ứng dụng của một số hợp chất của calcium có trong tự nhiên
thạch cao, apatite, đá vôi, vôi sống, vôi tôi có thành phần chính là các hợp chất của calcium. Chúng là nguyên liệu, vật liệu phổ biến và có nhiều ứng dụng trong đời sống, sản xuất.
b) Vai trò của hợp chất calcium trong cơ thể người
Trong cơ thể người:
+ Một số hợp chất không tan của calcium cấu tạo nên xương và răng, giúp phát triển, ổn định xương và răng.
+ Một số hợp chất tan của calcium giúp ổn định chức năng truyền dẫn tín hiệu thần kinh đến tế bào, chức năng co giãn của cơ bắp.
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 3 trang 124 Hóa học 12: Vì sao magnesium phȧn ứng rất chậm với nước?...
Thí nghiệm 1 trang 125 Hóa học 12: So sánh độ tan của muối BaSO4 và CaSO4...
Câu hỏi 4 trang 125 Hóa học 12: Phản ứng giữa các chất nào sau đây tạo ra chất không tan?...
Thí nghiệm 2 trang 127 Hóa học 12: Thí nghiệm kiểm tra sự có mặt của các ion Ca2+, Ba2+, , ...
Xem thêm các bài giải bài tập Hóa Học lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 19. Nước cứng và làm mềm nước cứng
Bài 20. Sơ lược về kim lại chuyển tiếp dãy thứ nhất
Bài 22. Sơ lược về sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch