Với giải Bài 3 trang 104 Hóa học lớp 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 15: Tách kim loại và tái chế kim loại giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học 12 Bài 15: Tách kim loại và tái chế kim loại
Bài 3 trang 104 Hóa học 12: Để tái chế nhôm, người ta có thể sử dụng phế liệu kim loại như vỏ của các lon, hộp chứa nước giải khát hay thực phẩm. Phế liệu này còn lẫn các tạp chất là các hợp chất hữu cơ và vô cơ (có trong nhãn, mác in hoặc sơn trên vỏ lon, hộp). Phế liệu được cắt, băm nhỏ rồi cho vào lò nung đến khi chảy lỏng. Phần lớn các tạp chất biến thành xỉ lỏng, nổi lên trên, được vớt ra khỏi lò. Phần còn lại trong lò là nhôm tái chế ở trạng thái nóng chảy.
a) Nêu lợi ích của việc cắt, băm nhỏ phế liệu nhôm trước khi nung chảy.
b) Theo em, có nên dùng nhôm tái chế theo mô tả trên để chế tạo dụng cụ nhà bếp (xoong, chảo, thau,...), dụng cụ y tế không? Vì sao?
Lời giải:
a) Lợi ích của việc cắt, băm nhỏ phế liệu nhôm trước khi nung chảy: giúp giảm bớt thể tích và tiết kiệm nhiên liệu đốt nung nóng chảy.
b) Không nên dùng nhôm tái chế theo mô tả trên để chế tạo dụng cụ nhà bếp (xoong, chảo, thau,...), dụng cụ y tế. Vì các vật dụng bằng nhôm này được sản xuất theo phương thức thủ công và không đảm bảo quy chuẩn chất lượng. Chúng còn lẫn nhiều tạp chất, và được rửa bằng các hóa chất độc hại có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người khi sử dụng trực tiếp.
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Mở đầu trang 100 Hóa học 12: Người ta có thể thu được kim loại bằng cách tách kim loại từ các hợp chất của chúng, hoặc bằng quá trình tái chế kim loại....
Câu hỏi 1 trang 100 Hóa học 12: Dựa vào độ hoạt động hoá học hoặc giá trị thế điện cực chuẩn, giải thích vì sao vàng, bạc có thể tồn tại ở dạng đơn chất trong tự nhiên....
Câu hỏi 2 trang 101 Hóa học 12: Nước tự nhiên ở khu vực có khoáng vật calcite thường chứa cation kim loại nào?...
Vận dụng 1 trang 101 Hóa học 12: Mỏ khoáng vật là nơi tập trung quặng tới mức có thể khai thác được, như mỏ vàng Bồng Miêu, Quảng Nam; mỏ sắt Thạch Khê, Hà Tĩnh....
Luyện tập 1 trang 102 Hóa học 12: Chỉ ra chất khử được sử dụng trong các phản ứng ở Ví dụ 1....
Câu hỏi 3 trang 102 Hóa học 12: Chỉ ra một số đặc điểm khác nhau giữa phương pháp nhiệt luyện và phương pháp thuỷ luyện....
Luyện tập 2 trang 103 Hóa học 12: Viết phương trình hóa học của phản ứng tách nhôm từ aluminium oxide bằng phương pháp điện phân nóng chảy....
Luyện tập 3 trang 103 Hóa học 12: Hãy đề xuất phương pháp tách kim loại sodium từ hợp chất sodium chloride. Giải thích....
Câu hỏi 4 trang 103 Hóa học 12: Cho biết một số phế liệu có thể dùng để tái chế nhôm....
Luyện tập 4 trang 103 Hóa học 12: Hình dưới đây liên quan đến công đoạn nào trong quá trình tái chế kim loại?...
Vận dụng 2 trang 104 Hóa học 12: Hãy tìm hiểu về quy trình tái chế nhôm thủ công. Nêu và giải thích nguyên nhân gây ô nhiễm mỗi trường từ quá trình tái chế nhôm thủ công....
Bài 1 trang 104 Hóa học 12: Đề xuất phương pháp tách kim loại magnesium từ magnesium carbonate và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra....
Bài 2 trang 104 Hóa học 12: Kim loại kẽm được tách từ hợp chất zinc sulfide trong khoáng vật sphalerite. Trước tiên, đốt zinc sulfide trong khí oxygen dư để tạo zinc oxide và sulfur dioxide. Để thu được zinc, có thể khử zinc oxide bằng carbon. Viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra....
Bài 3 trang 104 Hóa học 12: Để tái chế nhôm, người ta có thể sử dụng phế liệu kim loại như vỏ của các lon, hộp chứa nước giải khát hay thực phẩm. Phế liệu này còn lẫn các tạp chất là các hợp chất hữu cơ và vô cơ (có trong nhãn, mác in hoặc sơn trên vỏ lon, hộp). Phế liệu được cắt, băm nhỏ rồi cho vào lò nung đến khi chảy lỏng. Phần lớn các tạp chất biến thành xỉ lỏng, nổi lên trên, được vớt ra khỏi lò. Phần còn lại trong lò là nhôm tái chế ở trạng thái nóng chảy....
Xem thêm các bài giải bài tập Hóa Học lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 14. Tính chất hoá học của kim loại
Bài 15. Tách kim loại và tái chế kim loại
Bài 16. Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại
Bài 17. Nguyên tố nhóm IA
Bài 18. Nguyên tố nhóm IIA
Bài 19. Nước cứng và làm mềm nước cứng