Hãy tìm hiểu về quy trình tái chế nhôm thủ công. Nêu và giải thích nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

217

Với giải Vận dụng 2 trang 104 Hóa học lớp 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 15: Tách kim loại và tái chế kim loại giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học 12 Bài 15: Tách kim loại và tái chế kim loại

Vận dụng 2 trang 104 Hóa học 12: Hãy tìm hiểu về quy trình tái chế nhôm thủ công. Nêu và giải thích nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường từ quá trình tái chế nhôm thủ công.

Lời giải:

Quy trình tái chế nhôm thủ công và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:

+ Thu gom, phân loại phế liệu nhôm: Nhôm phế liệu được thu gom và phân thành 2 loại nhôm cứng (có lẫn một số kim loại như kẽm, đồng, …) và nhôm dẻo (đồ nhôm nát như xoong, nồi, chậu…). Công đoạn này bao gồm hoạt động đập, hay thu nhỏ diện tích các nguyên liệu phế thải đầu vào, điều này tạo ra tiếng ồn rất lớn. Ngoài ra, phế liệu đầu vào là các sản phẩm không còn sử dụng tiếp, nhiều sản phẩm bị bám bụi do lâu ngày không sử dụng, cộng thêm hoạt động đập, làm nát cũng phát sinh nhiều bụi.

+ Nấu chảy: Công đoạn này yêu cầu lượng lớn nhiên liệu than, để cung cấp nhiệt. Các phản ứng trong quá trình đốt than tạo ra nhiều khí độc hại như: SO2, CO, NOx, … kèm theo đó là bụi trong quá trình nấu, bụi kim loại từ việc nấu phế liệu thải ra. Kết thúc công đoạn này ta sẽ thu được xỉ than và xỉ kim loại.

+ Đúc sản phẩm: Kim loại nóng chảy được đổ vào trong khuôn để tạo hình sản phẩm. Kết thúc công đoạn này là sử dụng nước để làm mát sản phẩm, do đó trong nguồn nước thải ra sẽ chứa một số kim loại, oxide kim loại gây ô nhiễm môi trường nước và đất.

+ Cắt bavia: Đây là công đoạn xử lý các chi tiết thừa trên sản phẩm, có sử dụng các máy móc để cắt, nên trong quá trình sản xuất gây ra tiếng ồn cùng bụi kim loại.

+ Xử lý bề mặt: Trong công đoạn này, các hóa chất có nhiệm vụ tạo bề mặt sản phẩm được như ý và tạo một lớp vỏ bọc cho sản phẩm để tránh các tác động của môi trường đến sản phẩm. Các hóa chất được sử dụng như NaOH, H2SO4, H2CrO4 … do đó đầu ra trong nước thải của công đoạn này chứa nhiều kim loại nặng và acid.

- Như vậy, quá trình tái chế nhôm thủ công ở các làng nghề gây ô nhiễm môi trường:

+ Ô nhiễm tiếng ồn.

+ Ô nhiễm môi trường không khí: Khí thải chứa nhiều tro bụi, CO2, SO2, CO, NOx, …

+ Ô nhiễm môi trường nước, đất: Nước thải chứa nhiều hóa chất như acid, xút, kim loại nặng (Cr) , …

Lý thuyết Tái chế kim loại

1. Nhu cầu tái chế kim loại

Nhu cầu sử dụng kim loại của con người ngày càng lớn. Tái chế để đáp ứng nhu cầu sử dụng và góp phần bảo vệ tài nguyên và môi trường.

2. Thực tiễn tái chế kim loại

 Lý thuyết Tách kim loại và tái chế kim loại (Hóa 12 Cánh diều 2024) (ảnh 1)

 
Đánh giá

0

0 đánh giá