Lý thuyết Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương (Chân trời sáng tạo 2024) hay, chi tiết | Toán lớp 7

3.9 K

Với tóm tắt lý thuyết Toán lớp 7 Bài 1: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập tự luyện chọn lọc giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán lớp 7.

Lý thuyết Toán lớp 7 Bài 1: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương

Video giải Toán 7 Bài 1: Hình hộp chữ nhật – Hình lập phương - Chân trời sáng tạo

A. Lý thuyết Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương

1. Hình hộp chữ nhật

Hình hộp chữ nhật (Hình a) có 6 mặt là hình chữ nhật gồm hai mặt đáy (mặt 1 và mặt 2), và bốn mặt bên (mặt 3, mặt 4, mặt 5 và mặt 6).

Lý thuyết Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Ví dụ:

Lý thuyết Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Hình hộp chữ nhật ABCD. EFGH (hình vẽ trên) có:

– Tám đỉnh: A, B, C, D, E, F, G, H.

– Mười hai cạnh: AB, BC, CD, DA, EF, FG, GH, HE, AE, BF, CG, DH.

– Ba góc vuông ở mỗi đỉnh. Chẳng hạn, 3 góc vuông ở đỉnh A: góc EAD, góc EAB, góc BAD.

– Bốn đường chéo: AG, BH, CE, DF.

2. Hình lập phương

Hình lập phương có 6 mặt đều là hình vuông.

Lý thuyết Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Ví dụ:

Lý thuyết Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Hình lập phương ABCD. MNPQ có:

– Tám đỉnh: A, B, C, D, M, N, P, Q.

– Mười hai cạnh bằng nhau: AB, BC, CD, DA, MN, NP, PQ, QM, AM, BN, CP, DQ.

– Ba góc vuông ở mỗi đỉnh. Chẳng hạn, 3 góc vuông ở đỉnh A: góc MAD, góc MAB, góc BAD.

– Bốn đường chéo: AP, BQ, CM, DN.

B. Bài tập tự luyện

B.1. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Mảnh bìa dưới đây có thể gấp thành hình gì?

Lý thuyết Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

A. Hình lập phương;

B. Hình hộp chữ nhật;

C. Hình chữ nhật;

D. Hình thoi.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Sau khi gấp miếng bìa đã cho

Lý thuyết Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Ta hình hộp chữ nhật như sau:

Lý thuyết Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Vậy ta chọn phương án C.

Câu 2Trong hình dưới đây có bao nhiêu hình lập phương, bao nhiêu hình hộp chữ nhật?

Lý thuyết Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

A. 2 hình lập phương, 3 hình hộp chữ nhật;

B. 1 hình lập phương, 3 hình hộp chữ nhật;

C. 2 hình lập phương, 2 hình hộp chữ nhật;

D. 0 hình lập phương, 4 hình hộp chữ nhật.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Quan sát hình ta thấy không có hộp quà có dạng hình lập phương, có 4 hộp quà có dạng hình hộp chữ nhật đó là: hộp quà màu hồng nhạt, hộp quà màu xanh lam, hộp quà màu đỏ, hộp quà màu xanh lá cây.

Vậy chọn phương án D.

Câu 3. Trong các mảnh bìa dưới đây có mấy mảnh bìa có thể gấp thành một hình lập phương?

Lý thuyết Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

A. 2;

B. 3;

C. 4;

D. 1.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Hình 3 và Hình 4 là hai mảnh bìa có thể gấp thành hình lập phương.

Vậy chọn phương án A.

B.2. Bài tập tự luận

Bài 1. Quan sát hình hộp chữ nhật ABCD.MNKH trong hình dưới đây:

Lý thuyết Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a) Nêu các cạnh và đường chéo.

b) Nêu các góc ở đỉnh K và đỉnh H.

c) Kể tên các cạnh bằng nhau.

Hướng dẫn giải

a) Các cạnh của hình hộp chữ nhật ABCD.MNKH là: AB, BC, CD, DA, MN, NK, KH, HM, AM, BN, CK, DH.

Các đường chéo của hình hộp chữ nhật ABCD.MNKH là: AK, BH, CM, DN.

b) Các góc ở đỉnh K là: góc CKH, góc CKN, góc HKN.

Các góc ở đỉnh H là: góc DHM, góc DHK, góc KHM.

c) Các cạnh bằng nhau:

• AB = CD = HK = MN;

• AD = BC = NK = MH;

• AM = BN = CK = DH.

Bài 2. Cho hình lập phương EFGH.MNPQ.

a) Biết PQ = 5 cm. Độ dài các cạnh HG, HQ bằng bao nhiêu?

b) Nêu tên các đường chéo của hình lập phương đó.

Hướng dẫn giải

Lý thuyết Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a) Vì EFGH. MNPQ là hình lập phương nên các cạnh của hình lập phương bằng nhau.

Do đó HQ = HG = PQ = 5 cm.

Vậy HQ = HG = 5 cm.

b) Các đường chéo của hình lập phương EFGH.MNPQ là: EP, FQ, GM, HN.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Toán 7 Chương 2: Số thực

Lý thuyết Bài 1: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương

Lý thuyết Bài 2: Diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương

Lý thuyết Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác

Lý thuyết Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác

Đánh giá

0

0 đánh giá