15 câu Trắc nghiệm Phenol (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án – Hóa học lớp 11

1.1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 17: Phenol  sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Hóa học 11. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 17: Phenol . Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 17: Phenol

Phần 1. Trắc nghiệm Phenol

Câu 1. Phản ứng nào sau đây không xảy ra?

A. CH3OH + NaOH → CH3ONa + H2O.

B. C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3.

C. CH3ONa + H2O → CH3OH + NaOH.

D. C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O.

Đáp án đúng là: A

CH3OH là alcohol, không phản ứng với NaOH.

Câu 2. Phenol (C6H5OH) không phản ứng với chất nào sau đây?

A. Na.

B. NaHCO3.

C. Br2.

D. NaOH.

Đáp án đúng là: B

Phenol (C6H5OH) không phản ứng với NaHCO3.

Câu 3. Trong các hợp chất sau:

Trắc nghiệm Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 17 (có đáp án): Phenol (ảnh 11)

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. (1), (3) là alcohol thơm.

B. (1), (2), (3) đều có công thức phân tử là C7H8O.

C. (2), (4) là alcohol thơm.

D. (1), (3) là phenol.

Đáp án đúng là: A

Các chất (1) và (3) đều có nhóm -OH liên kết trực tiếp với vòng benzene nên là phenol.

Câu 4. Số chất ứng với công thức phân tử C7H8O (là dẫn xuất của benzene) đều tác dụng được với dung dịch NaOH là

A. 2.

B. 3.

C. 1.

D. 4.

Đáp án đúng là: B

3 đồng phân:

Trắc nghiệm Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 17 (có đáp án): Phenol (ảnh 12)

Câu 5. Tính acid của các chất sau: H2CO3 (X); C6H5OH (Y) và C2H5OH (Z) biến đổi theo thứ tự nào dưới đây?

A. X > Y > Z.

B. Z > X > Y.

C. Z > Y > X.

D. X > Z > Y.

Đáp án đúng là: A

Tính acid của alcohol < phenol < carbonic acid.

Vậy thứ tự đúng là: X > Y > Z.

Câu 6. Công thức cấu tạo của phenol là

A. C6H5OH.

B. C6H5CH3.

C. C6H5CH2OH.

D. C6H5NH2.

Đáp án đúng là: A

Công thức cấu tạo của phenol là C6H5OH.

Câu 7. Hợp chất nào dưới đây không phải là phenol?

A.Trắc nghiệm Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 17 (có đáp án): Phenol (ảnh 1)

B.Trắc nghiệm Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 17 (có đáp án): Phenol (ảnh 2)

C.Trắc nghiệm Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 17 (có đáp án): Phenol (ảnh 3)

D.Trắc nghiệm Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 17 (có đáp án): Phenol (ảnh 4)

Đáp án đúng là: C

Trắc nghiệm Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 17 (có đáp án): Phenol (ảnh 3)không phải là phenol do có nhóm -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon no.

Câu 8.Chất nào sau đây là chất rắn ở điều kiện thường?

A. Phenol.

B. Ethanol.

C. Toluene.

D. Glyxerol.

Đáp án đúng là: A

Phenol là chất rắn ở điều kiện thường.

Câu 9. Phản ứng với chất/dung dịch nào sau đây của phenol chứng minh phenol có tính acid?

A. Na.

B. Dung dịch NaOH.

C. Dung dịch bromine.

D. HNO3 đặc/ H2SO4 đặc.

Đáp án đúng là: B

Phản ứng của phenol với NaOH chứng minh phenol có tính acid.

Phương trình hoá học minh hoạ:

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

Câu 10.Chất nào sau đây tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1:1?

A.Trắc nghiệm Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 17 (có đáp án): Phenol (ảnh 6)

B.Trắc nghiệm Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 17 (có đáp án): Phenol (ảnh 7)

C.Trắc nghiệm Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 17 (có đáp án): Phenol (ảnh 8)

D.Trắc nghiệm Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 17 (có đáp án): Phenol (ảnh 9)

Đáp án đúng là: C

Trắc nghiệm Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 17 (có đáp án): Phenol (ảnh 8)có một nhóm -OH phenol nên phản ứng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 1.

Câu 11. Phản ứng với chất/dung dịch nào sau đây chứng minh tính acid của phenol (C6H5OH) mạnh hơn ethanol?

A. Na.

B. Dung dịch NaOH.

C. Dung dịch bromine.

D. HNO3 đặc/H2SO4 đặc.

Đáp án đúng là: B

Phenol phản ứng với dung dịch NaOH còn ethanol thì không.

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

Câu 12. Để nhận biết hai chất lỏng phenol và ethanol, có thể dùng hoá chất là

A. dung dịch bromine.

B. quỳ tím.

C. kim loại Na.

D. dung dịch NaOH.

Đáp án đúng là: A

Để nhận biết hai chất lỏng phenol và ethanol, có thể dùng hoá chất là dung dịch bromine.

+ Nếu xuất hiện kết tủa → phenol;

+ Không xuất hiện kết tủa → ethanol.

Câu 13. Keo dán phenol fomaldehyde (PF) có độ kết dính cao, chịu nhiệt và nước, thường dùng để ép gỗ, dán gỗ trong xây dựng (gỗ coppha). PF là sản phẩm trùng ngưng của fomaldehyde (HCHO) với

A. ethalnol(C2H5OH).

B. phenol C6H5OH.

C. toluene (C6H5CH3).

D. benezene (C6H6).

Đáp án đúng là: B

PF là sản phẩm trùng ngưng của fomaldehyde (HCHO) với phenol C6H5OH.

Câu 14. Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và ethanol phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 1239,5 mL khí H2 (đo ở điều kiện chuẩn 25 °C, 1 bar). Mặt khác, m gam X phản ứng tối đa với 100 mL dung dịch NaOH 0,5 M. Giá trị của m là

A. 10,5.

B. 7,0.

C. 14,0.

D. 21,0.

Đáp án đúng là: B

Gọi số mol của phenol và ethanol lần lượt là x và y (mol).

Cho hỗn hợp X phản ứng với Na:

2C6H5OH + 2Na → 2C6H5ONa + H2

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

 0,5x + 0,5y = 0,05 (1)

Cho hỗn hợp X phản ứng với NaOH:

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

 x = 0,05 thay vào (1) Þ y = 0,05.

Vậy m = 0,05.(94 + 46) = 7 gam.

Câu 15. Cho các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):

(a) Phenol là hợp chất hữu cơ trong phân tử có vòng benzene và nhóm –OH.

(b) Do có nhóm –OH nên phenol tan vô hạn trong nước ở điều kiện thường tương tự ethanol.

(c) Dung dịch phenol không làm đổi màu giấy quỳ tím, do đó phenol có tính acid yếu.

(d) Phenol phản ứng được với dung dịch NaOH.

(e) Phenol phản ứng được với Na2CO3 do có tính acid mạnh hơn nấc 2 của carbonic acid.

(g) Phenol dễ tham gia phản ứng thế bromine và thế nitro hơn benzene do ảnh hưởng của nhóm –OH.

Các phát biểu đúng là

A. a, b, c, d.

B. a, c, d, g.

C. b, c, d, e.

D. c, d, e, g.

Đáp án đúng là: D

Bao gồm: c, d, e, g.

(a) Sai vì có thể là alcohol thơm

(b) Sai vì ở điều kiện thường phenol tan ít trong nước lạnh.

Phần 2. Lý thuyết Phenol

1. Khái niệm và cấu trúc

- Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon của vòng benzene.

- Phenol cũng là tên của chất đơn giản nhất (monohydroxybenzene) trong nhóm các hợp chất phenol.

- Phenol có nhóm phenyl hút electron, làm giảm mật độ electron ở nguyên tử oxygen, dẫn đến tăng sự phân cực của liên kết O-H đồng thời làm tăng mật độ electron trong vòng benzene, đặc biệt ở vị trí o,p

2. Tính chất vật lý

- Phenol là chất rắn, không màu, ít tan trong nước lạnh, tan vô hạn trong nước ở 66℃, tan tốt trong ethanol.

- Phenol độc, gây bỏng cho da.

- Các phenol có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao hơn các hydrocarbon thơm có khối lượng phân tử tương đương.

3.Tính chất hóa học

a) Phản ứng thế nguyên tử H của nhóm OH: tính acid

- Phenol thể hiện tính acid yếu, dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.

- Do nhóm phenyl hút electron, làm tăng sự phân cực của liên kết O-H, dẫn đến tính acid của phenol.

  (ảnh 1)

b) Phản ứng thế nguyên tử hydrogen của vòng benzene

- Nhóm OH làm tăng khả năng phản ứng thế nguyên tử H trong vòng benzene của phenol, ưu tiên thế nguyên tử H ở các vị trí 2, 4, 6.

  (ảnh 2) (ảnh 3)

4. Ứng dụng và điều chế

a) Ứng dụng

- Dung dịch phenol ở nồng độ thấp được sử dụng như chất sát trùng, diệt nấm, vi khuẩn, virus, thuốc tăng trưởng thực vật.

- Trong công nghiệp, phenol là nguyên liệu ban đầu để sản xuất chất dẻo, chất kết dính, chất nổ, tổng hợp dược phầm hay sản xuất thuốc nhuộm azo.

b) Điều chế

- Trong công nghiệp:

  (ảnh 4)

- Ngoài ra, một lượng lớn phenol được tách ra từ nhựa than đá.

Sơ đồ tư duy Phenol

 
 
Đánh giá

0

0 đánh giá