Giải SGK Toán 9 Bài 32 (Kết nối tri thức): Hình cầu

543

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Toán lớp 9 Bài 32: Hình cầu chi tiết sách Toán 9 Tập 2 Kết nối tri thức giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán 9 Bài 32: Hình cầu

Mở đầu trang 101 Toán 9 Tập 2: Quả bóng đá theo tiêu chuẩn FIFA (Liên đoàn Bóng đá Quốc tế) có dạng hình cầu với đường kính 22 cm (H.10.18). Khi bơm căng quả bóng thì thể tích quả bóng bằng bao nhiêu?

Mở đầu trang 101 Toán 9 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 9

 

Lời giải:

Sau bài học này ta giải quyết được bài toán như sau:

Bán kính quả bóng là: R = 222 = 11 (cm).

Thể tích quả bóng là: V=43πR3=43π113=53243π  cm3.

Vậy khi bơm căng quả bóng thì thể tích quả bóng bằng 53243π  cm3.

1. Mặt cầu và hình cầu

Câu hỏi trang 102 Toán 9 Tập 2: Tìm một vài hình ảnh của hình cầu, mặt cầu trong thực tế.

Lời giải:

Một vài hình ảnh của hình cầu, mặt cầu trong thực tế là: quả địa cầu, quả bóng chuyền, đèn gắn tường,...

Câu hỏi trang 102 Toán 9 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 9    

Luyện tập 1 trang 102 Toán 9 Tập 2: Kể tên các bán kính còn lại của hình cầu có trong Hình 10.21.

Luyện tập 1 trang 102 Toán 9 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 9

Lời giải:

Bán kính còn lại của mặt cầu có trong Hình 10.21 là OM, ON.

HĐ1 trang 102 Toán 9 Tập 2: Sọ dừa được xem là có dạng hình cầu. Người ta cắt sọ dừa khô để làm gáo dừa (H.10.22a). Em thấy miệng gáo có dạng hình gì?

HĐ1 trang 102 Toán 9 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 9

Lời giải:

Miệng gáo có dạng hình tròn.

HĐ2 trang 102 Toán 9 Tập 2: Khi cắt đôi một quả cam có dạng hình cầu (H.10.22b), em thấy mặt cắt có dạng hình gì?

HĐ2 trang 102 Toán 9 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 9

Lời giải:

Khi cắt đôi một quả cam có dạng hình cầu thì mặt cắt của quả cam có dạng hình tròn.

Luyện tập 2 trang 103 Toán 9 Tập 2: Khi cắt một hình cầu bởi một mặt phẳng đi qua tâm của hình cầu đó được một hình tròn có diện tích 25π cm2. Tính bán kính của hình cầu.

Lời giải:

Do cắt hình cầu bởi một mặt phẳng đi qua tâm của hình cầu nên bán kính của hình tròn bằng bán kính của hình cầu.

Gọi R là bán kính của hình cầu.

Khi đó ta có: πR2 = 25π, suy ra R2 = 25 nên R = 5 cm.

2. Diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu

HĐ3 trang 103 Toán 9 Tập 2: Người ta thấy rằng lượng sơn cần dùng để sơn kín một mặt cầu bán kính R bằng với lượng sơn cần dùng để sơn kín một hình tròn bán kính 2R (khi độ dày của lớp sơn như nhau) (H.10.24). Từ đó, em hãy dự đoán công thức tính diện tích mặt cầu bán kính R.

HĐ3 trang 103 Toán 9 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 9

Lời giải:

Diện tích hình tròn bán kính 2R là: S = π . (2R)2 = 4πR2.

Ta thấy lượng sơn cần dùng để sơn kín một mặt cầu bán kính R bằng với lượng sơn cần dùng để sơn kín một hình tròn bán kính 2R.

Do đó, ta dự đoán công thức tính diện tích mặt cầu là bán kính R là: S = 4πR2.

HĐ4 trang 103 Toán 9 Tập 2: Sử dụng một hình cầu bán kính R và một cốc thủy tinh có dạng hình trụ bán kính đáy R, chiều cao 2R. Ban đầu để hình cầu nằm khít trong chiếc cốc có đầy nước.

Ta nhấc hình cầu ra khỏi cốc thủy tinh hình trụ (H.10.25).

HĐ4 trang 103 Toán 9 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 9

Đo độ cao cột nước còn lại trong chiếc cốc, ta thấy độ cao này chỉ bằng 13 chiều cao của chiếc cốc hình trụ. Từ đó, em hãy dự đoán công thức tính thể tích hình cầu bán kính R.

Lời giải:

Thể tích của nước trong cốc khi hình cầu trong cốc là:

V1 = πR2 . 2R = 2πR3.

Thể tích của nước trong cốc khi bỏ hình cầu ra ngoài là:

V2=πR2132R=23πR3.

Thể tích của hình cầu là: V=V1V2=2πR323πR3=43πR3.

Dự đoán công thức tính thể tích hình cầu bán kính R là: V=43πR3.

Vận dụng 1 trang 104 Toán 9 Tập 2: Em hãy trả lời câu hỏi của tình huống mở đầu.

Lời giải:

Bán kính quả bóng là: R=222=11  cm.

Thể tích quả bóng là: V=43πR3=43π113=53243π  cm3.

Vậy khi bơm căng quả bóng thì thể tích quả bóng bằng 53243π  cm3.

Vận dụng 2 trang 105 Toán 9 Tập 2: Khinh khí cầu đầu tiên được phát minh bởi anh em nhà Montgolfier (người Pháp) vào năm 1782. Chuyến bay đầu tiên của hai anh em trên khinh khí cầu được thực hiện vào ngày 4 tháng 6 năm 1783 trên bầu trời  Place des Cordeliers ở Annonay (nước Pháp) (theo cand.com.vn). Giả sử một khinh khí cầu có dạng hình cầu với đường kính bằng 11 m. Tính diện tích khinh khí cầu đó (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của m2).

Vận dụng 2 trang 105 Toán 9 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 9

Lời giải:

Bán kính khinh khí cầu là R = 112m.

Diện tích khinh khí cầu là:

S=4πR2=4π1122=121π380  m2.

Vậy diện tích khinh khí cầu đó khoảng 380 m2.

Bài tập

Bài 10.7 trang 105 Toán 9 Tập 2: Thay dấu “?” bằng giá trị thích hợp và hoàn thành bảng sau vào vở:

Hình

Bán kính (cm)

Diện tích mặt cầu (cm2)

Thể tích mặt cầu (cm3)

Bài 10.7 trang 105 Toán 9 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 9

3

?

?

?

100π

?

?

?

972π

Lời giải:

Hình vẽ trong bảng trên là hình cầu:

• Xét hình cầu có bán kính là R = 3 cm, ta có:

Diện tích mặt cầu là: S = 4πR2 = 4π . 32 = 36π (cm2).

Thể tích mặt cầu là: V=43πR3=43π33=36π  cm3.

• Xét hình cầu có diện tích mặt cầu 100π cm2, ta có:

Bán kính hình cầu là: R2=S4π=100π4π=25R=5  (cm).

Thể tích mặt cầu là: V=43πR3=43π53=5003π  cm3

• Xét hình cầu có thể tích mặt cầu 972π cm3, ta có:

Bán kính hình cầu là: R3=3V4π=3972π4π=729R=9  (cm).

Diện tích mặt cầu là: S = 4πR2 = 4π . 92 = 324π (cm2).

Từ đó, ta có điền vào bảng như sau:

Hình

Bán kính (cm)

Diện tích mặt cầu (cm2)

Thể tích mặt cầu (cm3)

Bài 10.7 trang 105 Toán 9 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 9

3

36π

36π

5

100π

5003π

9

324π

972π

 

Bài 10.8 trang 105 Toán 9 Tập 2:Một cốc đựng ba viên kem có dạng hình cầu, mỗi viên đều có bán kính bằng 3 cm. Tính thể tích của kem đựng trong cốc (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của cm3).

Lời giải:

 Thể tích của ba viên kem là:

343π33=108π  cm3339  cm3.

Vậy thể tích của kem đựng trong cốc khoảng 339 cm3.

Bài 10.9 trang 105 Toán 9 Tập 2: Một quả bóng đá có chu vi của đường tròn lớn bằng 68,5 cm. Quả bóng được ghép nối bởi các miếng da hình lục giác đều màu trắng và đen, mỗi miếng có diện tích bằng 49,83 cm2. Hỏi cần ít nhất bao nhiêu miếng da để làm quả bóng trên? (Coi phần mép khâu không đáng kể).

Lời giải:

Bán kính đường tròn lớn chính là bán kính quả bóng.

Bán kính quả bóng là: R=68,5:π:2=1374π  (cm).

Diện tích mặt quả bóng là:

S=4πR2=4π1374π2=18  7694π  cm2.

Số miếng da cần dùng là:

18  7694π:49,8329,97 (miếng).

Vậy cần ít nhất 30 miếng da để làm quả bóng trên.

Bài 10.10 trang 105 Toán 9 Tập 2: Hằng năm cứ dịp Tết đến Xuân về, dân làng Thúy Lĩnh, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội lại tổ chức lễ hội vật cầu truyền thống. Trong lễ hội có sử dụng một quả cầu được tiện bằng gỗ, đường kính khoảng 35 cm, sơn đỏ mặt ngoài. Tính diện tích mặt ngoài của quả cầu gỗ nói trên.

Lời giải:

Bán kính hình cầu là: 352=17,5  (cm).

Diện tích mặt ngoài của quả cầu gỗ là:

S=4πR2=4π17,52=1  225π  cm2.

Vậy diện tích mặt ngoài của quả cầu gỗ 1 225 cm2.

Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 31. Hình trụ và hình nón

Bài 32. Hình cầu

Luyện tập chung trang 106

Bài tập cuối chương X

Giải phương trình, hệ phương trình và vẽ đồ thị hàm số với phần mềm GeoGebra

Vẽ hình đơn giản với phần mềm GeoGebra

Lý thuyết Hình cầu

1. Mặt cầu và hình cầu

− Một số yếu tố của mặt cầu:

Hình cầu (Lý thuyết Toán lớp 9) | Kết nối tri thức

Tâm mặt cầu: O.

Bán kính mặt cầu: R = OB.

− Nếu cắt một hình cầu bởi một mẳng phẳng thì phần chung của mặt phẳng và hình cầu (còn gọi là mặt cắt) là một hình tròn.

− Nếu cắt một mặt cầu bán kính R bởi một mặt phẳng thì phần chung của mặt phẳng và mặt cầu là một đường tròn.

+ Khi mặt phẳng đi qua tâm thì đường tròn đó có bán kính R và được gọi là đường tròn lớn.

+ Khi mặt phẳng không đi qua tâm thì đường tròn đó có bán kính nhỏ hơn R.

Ví dụ: Trái đất là một hình cầu với bán kính bằng 6 400 km.

2. Diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu

− Diện tích hình cầu: S = 4πR2.

− Thể tích hình cầu: V=43πR3.

Ví dụ: Biết Trái Đất có bán kính bằng 6 400 km. Tính diện tích bề mặt và thể tích Trái Đất.

Hướng dẫn giải

Diện tích bề mặt Trái Đất là:

S = 4πR2 = 4π . 6 4002 ≈ 514 457 600 (km2)

Thể tích Trái Đất là:

V=43πR3=43π.640031,098.1012(km3)

Đánh giá

0

0 đánh giá