Giải SGK Toán 9 (Kết nối tri thức): Bài tập cuối chương 10

512

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Toán lớp 9 Bài tập cuối chương 10 chi tiết sách Toán 9 Tập 2 Kết nối tri thức giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán 9 Bài tập cuối chương 10

A. Trắc nghiệm

Bài 10.17 trang 108 Toán 9 Tập 2: Khi quay hình chữ nhật ABCD một vòng quanh cạnh AB ta được một hình trụ có bán kính bằng độ dài đoạn thẳng

A. AB.

B. CD.

C. AD.

D. AC.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Khi quay hình chữ nhật ABCD một vòng quanh cạnh AB ta được một hình trụ có bán kính đáy bằng độ dài đoạn thẳng AD.

Bài 10.18 trang 108 Toán 9 Tập 2: Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 4 cm, BC = 5 cm. Khi quay tam giác ABC một vòng quanh AC ta được một hình nón có chiều cao bằng

A. 4 cm.

B. 3 cm.

C. 5 cm.

D. 9 cm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Bài 10.18 trang 108 Toán 9 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 9

Khi quay tam giác ABC một vòng quanh cạnh AC, ta được một hình nón có chiều cao là AC.

Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác ABC vuông tại A ta có: AB2 + AC2 = BC2.

Suy ra AC2 = BC2 – AB2 = 52 – 42 = 9, do đó AC = 3 cm.

Bài 10.19 trang 108 Toán 9 Tập 2: Diện tích mặt cầu có đường kính 10 cm là

A. 10π cm2.

B. 400π cm2.

C. 50π cm2.

D. 100π cm2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Bán kính của mặt cầu là: R=102=5  cm.

Diện tích mặt cầu là: S = 4π . 52 = 100π (cm2).

Vậy diện tích mặt cầu có đường kính 10 cm là 100π cm2.

Bài 10.20 trang 108 Toán 9 Tập 2: Cho hình nón có bán kính đáy R = 2 cm, độ dài đường sinh ℓ = 5 cm. Diện tích xung quanh của hình nón đã cho bằng

A. 10π3  cm2.

B. 50π3  cm2.

C. 20π cm2.

D. 10π cm2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Diện tích xung quanh hình nón là:

S = π . 2 . 5 = 10π (cm2).

Vậy diện tích xung quanh của hình nón đã cho bằng 10π cm2.

Bài 10.21 trang 108 Toán 9 Tập 2: Một mặt phẳng đi qua tâm hình cầu, cắt hình cầu theo một hình tròn có diện tích 9π cm2. Thể tích của hình cầu bằng

A. 972π cm3.

B. 36π cm3.

C. 6π cm3.

D. 81π cm3.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Vì hình tròn đi qua tâm hình cầu có diện tích 9π cm2 nên πR2 = 9π.

Khi đó, bán kính hình tròn đi qua tâm là R = 3.

Thể tích hình cầu là: V=43πR3=43π33=36π  cm3.

Vậy thể tích của hình cầu bằng 36π cm3.

B. Tự luận

Bài 10.22 trang 108 Toán 9 Tập 2: Cho hình trụ có bán kính đáy bằng 20 cm, chiều cao bằng 30 cm.

a) Tính diện tích xung quanh của hình trụ.

b) Tính thể tích của hình trụ.

Lời giải:

a) Diện tích xung quanh hình trụ là:

Sxq = 2π . 20 . 30 = 1 200π (cm2).

Vậy diện tích xung quanh của hình trụ là 1 200π cm2.

b) Thể tích hình trụ là:

V = π . 202. 30 = 12 000π (cm3).

Vậy thể tích của hình trụ là 12 000π cm3.

Bài 10.23 trang 108 Toán 9 Tập 2: Cho hình nón có bán kính đáy bằng 9 cm, độ dài đường sinh bằng 15 cm (H.10.34).

Bài 10.23 trang 108 Toán 9 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 9

a) Tính diện tích xung quanh của hình nón.

b) Tính thể tích của hình nón.

c) Diện tích toàn phần của hình nón bằng tổng diện tích xung quanh và diện tích đáy. Tính diện tích toàn phần của hình nón đã cho.

Lời giải:

Xét hình nón có đường sinh SB = 15 cm và bán kính đáy OB = 9 cm.

Tam giác SOB vuông tại O nên SO2 + OB2 = SB2 (theo định lí Pythagore)

Suy ra SO2 = SB2 − OB2 = 152 − 92 = 144 nên SO = 12 cm.

a) Diện tích xung quanh của hình nón là:

Sxq = π . OB . SB = 9 . 15 . π = 135π (cm2).

Vậy diện tích xung quanh của hình nón là 135π cm2.

b) Thể tích của hình nón là:

V=13πOB2SO=13π9212=324π  cm3.

c) Diện tích đáy hình nón là:

Sđáy = π . OB2 = π . 92 = 81π (cm2).

Diện tích toàn phần của hình nón là:

S = Sxq + Sđáy = 135π + 81π = 216π (cm2).

Vậy diện tích toàn phần của hình nón đã cho là 216π cm2.

Bài 10.24 trang 109 Toán 9 Tập 2: Quả bóng rổ sử dụng trong thi đấu có dạng hình cầu với đường kính bằng 24 cm (H.10.35). Hãy tính:

a) Diện tích bề mặt quả bóng.

b) Thể tích của quả bóng.

Bài 10.24 trang 109 Toán 9 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 9

Lời giải:

Bán kính quả bóng là: R=242=12  cm.

a) Diện tích bề mặt quả bóng là:

V = 4π . R2 = 4π . 122 = 576π (cm2).

Vậy diện tích bề mặt quả bóng là 576π cm2.

b) Thể tích của quả bóng là:

V=43πR3=43π123=2  304π  cm3

Vậy thể tích của quả bóng là 2 304π cm3.

Bài 10.25 trang 109 Toán 9 Tập 2: Đèn trời có dạng hình trụ không có một đáy với đường kính đáy bằng 0,8 m và thân đèn cao 1 m (H.10.36). Tính diện tích giấy đèn bên ngoài đèn trời (coi các mép dán không đáng kể).

Bài 10.25 trang 109 Toán 9 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 9

Lời giải:

Bán kính đáy đèn trời là: R=0,82=0,4  cm.

Diện tích xung quanh của đèn trời là:

Sxq = 2πRh = 2π . 0,4 . 1 = 0,8π (m2).

Diện tích đáy hình trụ là:

Sđáy = πR2 = π . 0,42 = 0,16π (m2).

Diện tích giấy dán bên ngoài đèn trời:

S = Sđáy + Sxq = 0,16π + 0,8π = 0,96π (m2).

Vậy diện tích giấy đèn bên ngoài đèn trời là 0,96π cm2.

Bài 10.26 trang 109 Toán 9 Tập 2: Các hình dưới đây (H.10.37) được tạo thành từ các nửa hình cầu, hình trụ và hình nón (có cùng bán kính đáy). Tính thể tích của các hình đó theo kích thước đã cho.

Bài 10.26 trang 109 Toán 9 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 9

Lời giải:

• Xét Hình 10.37 a):

Bán kính đường tròn đáy là: R=82=4  cm.

Thể tích của hình trụ có bán kính 4 cm, chiều cao 6 cm là:

V1 = π . 42 . 6 = 96π (cm3).

Thể nửa hình cầu có bán kính 4 cm là:

V2=1243π43=1283π  cm3.

Thể tích Hình 10.37 a) là:

V=V1+V2=96π+1283π=416π3  cm3.

• Xét Hình 10.37 b):

Thể tích của hình trụ có bán kính 4 cm, chiều cao 10 cm là:

V1=13π4210=160π3  cm3

Thể nửa hình cầu có bán kính 4 cm là:

V2=1243π43=1283π  cm3.

Thể tích Hình 10.37 b) là:

V=V1+V2=160π3+1283π=96π  cm3.

• Xét Hình 10.37 c):

Thể tích của hình trụ có bán kính đáy 1 cm, chiều cao 5 cm là:

V1 = π . 12 . 5 = 5π (cm3).

Thể tích của hình nón có bán kính đáy 1 cm, chiều cao 5 cm là:

V2=13π125=5π3  cm3.

Thể tích nửa hình cầu có bán kính 1 cm là:

V3=1243π13=2π3  cm3

Thể tích Hình 10.37 c) là:

V=V1+V2+V3=5π+5π3+2π3=22π3  cm3.

Vậy trong Hình 10.37: thể tích hình a là 416π3  cm3; thể tích hình b là 96π cm3; thể tích hình c là 22π3  cm3.

Bài 10.27 trang 109 Toán 9 Tập 2: Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D' cạnh a. Tính thể tích của hình nón có đỉnh là tâm O của hình vuông ABCD và đáy là hình tròn tiếp xúc với các cạnh của hình vuông A'B'C'D'. (H.10.38).

Bài 10.27 trang 109 Toán 9 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 9

Lời giải:

Hình nón đã cho có chiều cao h = a (đvđd).

Vì đáy hình nón là đường tròn nội tiếp hình vuông A'B'C'D' nên bán kính đáy là:

R=A'B'2=a2 (đvđd).

Thể tích của hình nón là: V=13πR2h=13πa22h=a3π12 (đvtt).

Vậy thể tích của hình nón đã cho là a3π12 (đvtt).

Bài 10.28 trang 110 Toán 9 Tập 2: Bạn Khôi cho một hòn đá cảnh vào một bể nuôi cá hình trụ có đường kính đáy bằng 20 cm thì nước trong bể dâng lên 3 cm. Hỏi hòn đá cảnh đó có thể tích bằng bao nhiêu?

Lời giải:

Bể cá có bán kính đáy là: R=202=10  cm.

Thể tích nước dâng lên là:

V = π . 102 . 3 = 300π (cm3).

Vì thể tích hòn đá chính bằng thể tích nước dâng lên nên thể tích hòn đá cảnh đó bằng 300π cm3.

Bài 10.29 trang 110 Toán 9 Tập 2: Một chiếc kem ốc quế gồm hai phần: Phần phía dưới dạng hình nón có chiều cao gấp đôi bán kính đáy, phần trên là nửa hình cầu có đường kính bằng đường kính đáy của hình nón phía dưới (H.10.39). Thể tích phần kem phía trên bằng 200 cm3. Tính thể tích của cả chiếc kem.

Bài 10.29 trang 110 Toán 9 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 9

Lời giải:

Gọi bán kính đáy của hình nón là R.

Khi đó, chiều cao của hình nón là 2R, hình cầu có bán kính là R.

Thể tích phần kem phía trên là 200 cm3 nên ta có:

1243πR3=200 nên 23πR3=200.

Thể tích hình nón phía dưới là:

13πR22R=23πR3=200  cm3.

Thể tích của cả chiếc kem là:

200 + 200 = 400 (cm3).

Vậy thể tích của cả chiếc kem 400 cm3.

Bài 10.30 trang 110 Toán 9 Tập 2: Mái nhà hát Cao Văn Lầu và Trung tâm triển lãm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu có hình dáng ba chiếc nón lá lớn nhất Việt Nam (H.10.40). Tính diện tích một mái nhà hình nón có đường kính bằng 45 m và chiều cao bằng 24 m (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của m2).

Bài 10.30 trang 110 Toán 9 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 9

Lời giải:

Bán kính đáy mái nhà là: R=452  cm.

Độ dài đường sinh mái nhà là:

l=4522+242=34812  (m).

Diện tích một mái nhà là:

S=πRl=π452348122  325  m2.

Vậy diện tích mái nhà hình nón khoảng 2 325 m2.

Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Luyện tập chung trang 106

Bài tập cuối chương X

Giải phương trình, hệ phương trình và vẽ đồ thị hàm số với phần mềm GeoGebra

Vẽ hình đơn giản với phần mềm GeoGebra

Xác định tần số, tần số tương đối, vẽ các biểu đồ biểu diễn bảng tần số, tần số tương đối bằng Excel

Gene trội trong các thế hệ lai

 

Đánh giá

0

0 đánh giá