Chuyên đề Các hình khối trong thực tiễn | Toán lớp 7

Tài liệu chuyên đề Các hình khối trong thực tiễn Toán lớp 7 gồm lý thuyết và các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập tự luyện đa dạng giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Toán lớp 7

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Toán lớp 7 word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Chuyên đề Các hình khối trong thực tiễn

Chủ đề 1: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT- HÌNH LẬP PHƯƠNG

Dạng 1: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT

A. PHƯƠNG PHÁP

1. Nhận dạng: Hình hộp chữ nhật là hình có sáu mặt là hình chữ nhật. Hai mặt đáy và bốn mặt bên.

Chuyên đề Các hình khối trong thực tiễn lớp 7

Hình hộp chữ nhật ABCD.MNPQ ở hình trên có:

- Tám đỉnh A;B;C;D;M;N;P;Q.

- Mười hai cạnh AB;BC;CD;DA;MN;NP;PQ;QA;MQ;AM;BN;CP;DQ.

- Ba góc ở mỗi đỉnh là góc vuông. Chẳng hặn ba góc ở đỉnh là A là các góc: Góc BAD; Góc BAM; Góc DAM là những góc vuông.

- Bốn đường chéo AP;BQ;CM;DN

2. Tính chất của hình hộp chữ nhật

Dựa vào kiến thức về tính chất hình học đã học. Ta có thể rút ra:

- Hình hộp chữ nhật có ba cặp mặt đối diện. Mỗi cặp mặt đối diện là hình chữ nhật bằng nhau.

- Hình hộp chữ nhật bốn cạnh bằng nhau: AB = CD = PQ = MN; AD = BC = NP = MQ và AM = BN = CP = DQ.

- Hình hộp chữ nhật có bốn đường chéo bằng nhau: AP = BQ = CM = DN.

Khi vẽ hình hộp chữ nhật, các đường nhìn thãy thể hiện bằng nét liền, các đường không nhìn thẫy ta biêu diễn bằng nét đứt.

B. BÀI TẬP MẪU CÓ HƯỚNG DẪN GIẢI

Bài tập mẫu 1: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH như hình vẽ

a. Kể tên tất cả các đỉnh của hình hộp chữ nhật.

b. Kể tên các cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật.

c. Kể tên các đường chéo của hình hộp chữ nhật.

Chuyên đề Các hình khối trong thực tiễn lớp 7

Hướng dẫn giải

a. Các đỉnh của hình hộp chữ nhật: A;B;C;D;E;F;G;H

b. Các cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật:

AB = CD =HG = EF; AD = BC = FG = EH và AE = BF = CG = DH.

c. Các đường chéo của hình hộp chữ nhật: AG;BH;CE;DF

Bài tập mẫu 2:  Cho hình hộp chữ nhật  ABCD.EFGH như hình vẽ

a. Tính độ dài đoạn HG.

b. Tính độ dài đoạn HE.

c. Tính độ dài đoạn BF.

Chuyên đề Các hình khối trong thực tiễn lớp 7

Hướng dẫn giải

a. Độ dài đoạn HG = AB = 9 cm.

b. Độ dài đoạn HE = FG = 5 cm.

c. Độ dài đoạn BF = DH = 4 cm.

Bài tập mẫu 3: Điền vào dấu ? trong các hình vẽ sau?

Chuyên đề Các hình khối trong thực tiễn lớp 7

Hướng dẫn giải

Áp dụng tính chất của hình hộp chữ nhật

Chuyên đề Các hình khối trong thực tiễn lớp 7

Chuyên đề Các hình khối trong thực tiễn lớp 7

C. GIỚI THIỆU CÁC KHỐI HỘP CHỮ NHẬT TRONG THỰC TẾ

Chuyên đề Các hình khối trong thực tiễn lớp 7

Gạch 6 lỗ để xây nhà thường có hình dạng là khối hình hộp chữ nhật

Chuyên đề Các hình khối trong thực tiễn lớp 7

Hộp phấn viết bảng thường có hình dạng là khối hình hộp chữ nhật

Chuyên đề Các hình khối trong thực tiễn lớp 7

Hộp sữa thường có hình dạng là khối hình hộp chữ nhật

Dạng 2: HÌNH LẬP PHƯƠNG

A. PHƯƠNG PHÁP

Hinh lập phương ABCD.MNPQ ở hình trên có:

- Tám đỉnh A ; B ; C ; D ; M ; N ; P ; Q.

- Mười hai cạnh: AB ; BC ; CD ; DA ; MN ; NP ; PQ; QA ; MQ ; AM ; BN ; CP; DQ.

- Ba góc ở mỗi đỉnh là góc vuông. Chẳng hạn ba góc ở đỉnh A là các góc: Góc BAD; Góc BAM; Góc DAM là nhũng góc vuông.

- Bốn đường chéo AP ; BQ ; CM ; DN.

Chuyên đề Các hình khối trong thực tiễn lớp 7

2. Tính chất của hình lập phương

Dựa vào kiến thức về tính chất hình học đã học. Ta có thể rút ra:

- Hình lập phương có tất cả các cạnh đều bằng nhau.

- Hình lập phương có tất cả các mặt đều là hình vuông

- Hình lập phương có bốn đường chéo bằng nhau: AP = BQ = CM = DN.

Khi vẽ hình lập phương, các đường nhìn thấy thể hiện bằng nét liền, các đường không nhìn thấy ta biểu diễn bằng nét đứt.

- Hình lập phương có thể xem là hình hộp chữ nhật. Nhưng hình hộp chữ nhật thì chưa được xem là hình lập phương.

................................

................................

................................

Đánh giá

0

0 đánh giá