Viết ba số tiếp theo của dãy số: 1; 1; 2; 3; 5; 8; 13

226

Với giải Thử thách trang 83 Vở bài tập Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 28: Dãy số tự nhiên giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán lớp 4. Mời các bạn đón xem:

Giải vở bài tập Toán lớp 4 Bài 28: Dãy số tự nhiên

Vở bài tập Toán lớp 4 trang 83 Thử thách: Viết ba số tiếp theo của dãy số: 1; 1; 2; 3; 5; 8; 13; .....; .....; .....

Lời giải

Ba số tiếp theo của dãy số đó là: 21; 34; 55.

Giải thích

Ta thấy quy luật của dãy số trên là: Cộng tổng hai số đứng trước ta được số đứng sau, riêng số 1 không có số đứng trước nên ta cộng với 0.

1 + 0 = 1;

1 + 1 = 2;

1 + 2 = 3;

2 + 3 = 5;

3 + 5 = 8;

5 + 8 = 13;

Tương tự ta có:

8 + 13 = 21

Ta được: 1; 1; 2; 3; 5; 8; 13; 21; ...

13 + 21 = 34

Ta được: 1; 1; 2; 3; 5; 8; 13; 21; 34; ...

21 + 34 = 55

Ta được: 1; 1; 2; 3; 5; 8; 13; 21; 34; 55; ...

Lý thuyết Dãy số tự nhiên

  • Dãy số tự nhiên

Các số tự nhiên sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn tạo thành dãy số tự nhiên

0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8 ; .....

Trong dãy số tự nhiên:

- Thêm 1 vào một số, ta được số tự nhiên liền sau số đó

Không có số tư nhiên lớn nhất, dãy số tự nhiên có thể kéo dài mãi

- Bớt 1 ở một số (khác số 0), ta được số tự nhiên liền trước số đó

Không có số tự nhiên liền trước số 0, số 0 là số tự nhiên bé nhất

Hai số tự nhiên liên tiếp nhau thì hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị

  • Có thể biểu diễn dãy số tự nhiên trên tia số

Mỗi số tự nhiên ứng với một điểm trên tia số. Số 0 ứng với điểm gốc của tia số.

Với hai số tự nhiên trên tia số, số gần gốc 0 hơn là số bé hơn; số xa gốc 0 hơn là số lớn hơn

Đánh giá

0

0 đánh giá