Với lời giải Toán 11 trang 35 Tập 2 chi tiết trong Bài 23: Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 11. Mời các bạn đón xem:
Giải Toán 11 Bài 23: Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng
Lời giải:
Vì ∆ ⊥ (P) mà a thuộc (P) nên (∆, a) = 90°.
Lại có a // b nên (∆, a) = (∆, b) = 90°.
Vì (∆, b) = 90° nên ∆ ⊥ b mà b là đường thẳng bất kì thuộc (Q) nên ∆ ⊥ (Q).
a) Hỏi (R) có vuông góc với ∆ hay không ? Nêu nhận xét về vị trí tương đối giữa (P) và (R).
b) Nêu vị trí tương đối giữa (P) và (Q).
Lời giải:
a) Do ∆ ⊥ (Q) mà (Q) // (R) nên ∆ ⊥ (R).
Do ∆ ⊥ (R) và ∆ ⊥ (P) mà (P) và (R) cùng đi qua O nên (P) và (R) trùng nhau.
b) Vì (P) và (R) trùng nhau mà (Q) // (R) nên (P) // (Q).
Lời giải:
Ta coi chân bàn như đường thẳng, mặt bàn và mặt sàn là hai mặt phẳng.
Một chiếc bàn có các chân cùng vuông góc với mặt phẳng chứa mặt bàn và mặt phẳng chứa mặt sàn thì hai mặt phẳng đó song song với nhau vì hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thì chúng song song với nhau
Lời giải:
Vì a song song với mặt phẳng (P) nên a song song với một đường thẳng b nằm trong (P).
Mà đường thẳng ∆ vuông góc với mặt phẳng (P) nên (∆, b) = 90°.
Khi đó (∆, a) = (∆, b) = 90°.
Vậy (∆, a) = 90°.
Xem thêm các lời giải bài tập Toán lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 22: Hai đường thẳng vuông góc
Bài 23: Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng
Bài 24: Phép chiếu vuông góc. Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng