Bộ đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 8 vòng

1.2 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Bộ đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 8 vòng gồm 6 vòng giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Bộ đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 8 vòng

Bộ đề luyện thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 vòng 1

Câu 1. Từ nào dưới đây viết sai chính tả?

A. sâu sa

B. liêu xiêu

C. xây dựng

D. lao xao

Câu 2. Chủ ngữ "Chú công" có thể ghép với nội dung nào dưới đây để tạo thành câu kể "Ai làm gì?"?

A. Xinh đẹp và duyên dáng

B. Là nghệ sĩ múa tài ba của khu rừng

C. Có bộ trang phục lộng lẫy , rực rỡ

D. Biểu diễn một điệu múa đặc sắc

Câu 3. Từ nào dưới đây  tính từ?

A. dọn dẹp

B. da dẻ

C. thon thả

D. dân ca

Câu 4. Câu nào dưới đây  hình ảnh so sánh phù hợp với bức tranh sau?

Bộ đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 8 vòng (ảnh 1)

A. Bông lúa chín vàng uốn cong như chiếc cần câu .

B. Cánh đồng trải rộng như một tấm thảm xanh rì .

C. Những giọt sương long lanh như viên pha lê .

D. Chùm quả sai lúc lỉu như những chiếc đèn lồng .

Câu 5. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ chứa tiếng "trung"  nghĩa  "một lòng một dạ"?

A. trung thành , trung thực , trung gian

B. trung tâm , trung bình , trung du

C. trung ương , trung điểm , trung thực

D. trung hậu , trung kiên , trung nghĩa

Câu 6. Từ nào dưới đây là từ ghép?

A. buôn bán

B. bình bịch

C. bì bõm

D. bập bênh

Câu 7. Câu nào dưới đây phân tách đúng thành phần chủ ngữ  vị ngữ của câu?

A. Trời mưa / lớn khiến nước sông dâng cao .

B. Ánh nắng chiếu / qua cửa sổ làm tôi tỉnh giấc .

C. Mùa xuân , cây cối đâm chồi / nảy lộc .

D. Tiếng chim hót / rộn vang cả khu vườn .

Câu 8. Từ nào dưới đây viết sai chính tả?

A. di truyền

B. bóng truyền

C. truyền thụ

D. truyền bá

Câu 9. Câu nào dưới đây  động từ chỉ trạng thái?

A. Chiều nào Trang cũng giúp ông bà tưới nước cho vườn rau nhỏ .

B. Liên tham gia cuộc thi sáng tác truyện cho thiếu nhi .

C. Thanh rất lo lắng cho kì thi cuối học kì sắp tới .

D. Lớp em tập luyện để biểu diễn một tiết mục văn nghệ .

Câu 10. Từ nào dưới đây  từ láy?

A. thầy cô

B. lao động

C. lặng lẽ

D. không gian

Câu 11. Đọc văn bản sau và cho biết những tấm thuỷ tinh làm nên thấu kính được sáng tạo  thế kỉ XIII có đặc điểm gì?

"Khoảng thế kỉ XII , tại đảo Mu-ra-nô, con người tạo ra tấm gương đầu tiên bằng cách phủ một lớp kim loại làm từ thuỷ ngân và thép lên mặt sau của tấm kính giúp hình ảnh phản chiếu chân thực. Khoảng thế kỉ XIII , những người thợ thuỷ tinh  Ý đã tạo ra thấu kính đầu tiên là những tấm thuỷ tinh có hình đĩa nhỏ , lồi ở trung tâm. Nhờ đó , cặp kính ra đời giúp con người đọc chữ rõ hơn. "

(Theo Xti-vần Giôn-xơn)

A. Được phủ một lớp thép lên mặt sau

B. Bằng phẳng , không phân biệt trước sau

C. Được phủ một lớp kim loại làm từ thuỷ ngân

D. Có hình đĩa nhỏ , lồi ở trung tâm

Câu 12. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ chứa tiếng "tài" có nghĩa  " khả năng

hơn người bình thường"?

A. tài đức , tài nguyên , tài trợ

B. tài ba , tài trí , tài hoa

C. tài nghệ , tài giỏi , tài sản

D. tài năng , tài chính , trọng tài

Câu 13. Nhận định nào đúng với các câu văn sau?

(1) Thời tiết hôm nay đẹp quá !

(2) Trời thế này  cậu bảo  đẹp à.

(3) Sao trời hôm nay lại đẹp thế nhỉ !

A. Câu số 2 sử dụng đúng dấu câu , câu số 1 và 3 sử dụng sai dấu câu .

B. Câu số 1 và 2 sử dụng đúng dấu câu , câu số 3 sử dụng sai dấu câu .

C. Câu số 1 sử dụng đúng dấu câu , câu số 2 và 3 sử dụng sai dấu câu .

D. Câu số 3 sử dụng đúng dấu câu , câu số 1 và 2 sử dụng sai dấu câu .

Câu 14. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ đúng chính tả?

A. giặt giũ , giấu giếm

C. dón dén , dõng dạc

B. giang dở , giận dữ

D. dong duổi , cầu dao

Câu 15. Câu nào dưới đây  từ viết sai chính tả?

A. Hoa luôn nhường nhịn , không tranh giành đồ chơi với em .

B. Minh lấy đồ chơi dỗ dành để em bé không quấy mẹ .

C. Bà hái những chùm cam chín mọng để giành cho các cháu .

D. Bài thuyết trình của bạn An rành mạch , thuyết phục .

Câu 16. Giải câu đố sau :

Tỉnh nào  vịnh Hạ Long

Tuần Châu, Bãi Cháy xanh trong biển trời?

A. Quảng Ngãi

B. Quảng Nam

C. Quảng Ninh

D. Quảng Bình

Câu 17. Từ nào dưới đây là từ láy?

A. bờ bãi

B. ẩm ướt

C. ầm ĩ

D. nóng nực

Câu 18. Trong đoạn thơ dưới đây, các sự vật được nhân hoá bằng cách nào?

"Đồng làng vương chút heo may

Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim

Hạt mưa mải miết trốn tìm

Cây đào trước cửa lim dim mắt cười. "

(Đỗ Quang Huỳnh)

A. Tả sự vật bằng những từ ngữ dùng để chỉ phẩm chất , tính cách của con người .

B. Nói với sự vật như nói với người .

C. Gọi sự vật bằng những từ ngữ dùng để gọi người .

D. Tả sự vật bằng những từ ngữ dùng để tả hoạt động , trạng thái của con người .

Câu 19. Đoạn thơ dưới đây trích trong bài thơ nào?

"Câu hát căng buồm với gió khơi

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi . "

(Theo Huy Cận)

A. Bè xuôi sông La

B. Đoàn thuyền đánh cá

C. Cửa sông

D. Vẽ quê hương

Câu 20. Câu nào dưới đây có trạng ngữ chỉ mục đích?

A. Bằng đôi tay khéo léo , bác Hà nặn cho bé con tò he rất đẹp .

B. Mới sáng sớm , các bác nông dân đã vội vã ra đồng .

C. Để rèn luyện sức , ông bà em chăm chỉ tập thể dục mỗi ngày .

D. Nhờ sự giúp đỡ của các bạn , Hoa đã tiến bộ rất nhiều .

Câu 21. Tiếng "thành"  thể ghép với những tiếng nào dưới đây để tạo thành danh từ?

A. tố , thật

B. thị , hình

C. trì , thạo

D. tựu , tích

Câu 22. Bạn Minh Anh viết một bức thư gửi cho bạn Quỳnh Nga như hình ảnh dưới đây . Bạn Minh Anh cần bổ sung thêm nội dung nào để  được một bức thư hoàn chỉnh?

Yên Thành , ngày 25 tháng 11 năm 2023

Dạo này cậu có khoẻ không ? Việc học tập của cậu vẫn ẩn chứa Cậu có hay đến cung thiếu nhi để tập mùa như lúc trước không ?

Tớ chuyển sang trường mới được hơn hai thẳng , cũng dần quen với thầy cô và các bạn . Vừa rồi , lớp tớ đã đoạt giải Nhất trong hội thi văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 với tiết mục múa hát tập thể bài " Thầy cô cho em mùa xuân " . Tớ cảm thấy rất vui vì nhờ thời gian tập luyện ở cung thiếu nhi mà tớ có thể hướng dẫn các bạn khác trong lớp múa phụ hoạ cho tiết mục này .

Tớ mong đến kì nghỉ hè để được về thăm cậu và chúng minh sẽ cùng nhau tập múa như lúc trước nhé !

Tổ chúc cậu luôn mạnh khoẻ và học tập thật tốt

Bạn của cậu Minh Anh

Nguyễn Minh Anh

A. Tình hình của người viết thư

B. Mục đích , lí do viết thư

C. Lời hứa hẹn , lời chúc

D. Địa điểm và thời gian viết thư

Câu 23. Câu nào dưới đây  câu hỏi thể hiện yêu cầu, mong muốn?

A. Cậu có thích quyển truyện tớ tặng cậu không ?

B. Quyển truyện này mà cậu bảo là hay à ?

C. Cậu mua quyển truyện này từ khi nào thế ?

D. Cậu cho tớ mượn quyển truyện này được không ?

Câu 24. Đáp án nào dưới đây chỉ gồm các từ ghép?

A. chua chát , ngọt ngào , lo lắng

B. thành thạo , xem xét , nghĩ ngợi

C. bến bờ , len lách , gọn gàng

D. phố phường, buồn bực , ấp ủ

Câu 25. Từ nào dưới đây là danh từ chỉ thời gian?

A. bình minh

B. cầu vồng

C. muộn màng

D. chậm trễ

Câu 26. Những sự vật nào được so sánh với nhau trong đoạn thơ dưới đây?

"Trăng ơi. . . từ đâu đến?

Hay biển xanh diệu kì

Trăng tròn như mắt cá

Chẳng bao giờ chớp mi .

(Trần Đăng Khoa)

A. trăng - đôi mi

B. trăng - biển xanh

C. trăng - mắt cá

D. mắt cá - đôi mi

Câu 27. Trong bài thơ "Tre Việt Nam", tác giả Nguyễn Duy  viết:

"Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm .

Thương nhau, tre chẳng ở riêng

Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người. "

Đoạn thơ trên gợi lên những phẩm chất tốt đẹp nào của người Việt Nam?

A. Trung thực , tự trọng

C. Thông minh , dũng cảm

B. Nhân hậu , đoàn kết

D. Chăm chỉ , cần cù

Câu 28. Câu tục ngữ nào dưới đây đề cao giá trị của việc học tập?

A. Một kho vàng không bằng một nang chữ .

B. Một con ngựa đau , cả tàu bỏ cỏ .

C. Một miếng khi đói bằng một gói khi no .

D. Một giọt máu đào hơn ao nước lã .

Câu 29. Từ nào dưới đây viết đúng chính tả?

A. chen trúc

B. tre chúc

C. trúc mừng

D. kiến trúc

Câu 30. Câu nào dưới đây  tục ngữ?

A. Ăn quả nhớ phải trồng cây .

B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây .

C. Ăn quả nhớ đến trồng cây .

D. Ăn quả nhớ phải chăm cây .

Bộ đề luyện thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 vòng 2

Câu hỏi 1: Trong các từ sau, từ nào chứa tiếng “đầu” được dùng với nghĩa gốc?

a/ đỗ đầu

b/ đầu sông

c/ đau đầu

d/ đầu năm

Câu hỏi 2: Trong các từ sau, từ nào không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại?

a/ ngan ngát

b/ bát ngát

c/ mênh mông

d/ bao la

Câu hỏi 3: Trong các từ sau, từ nào không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại?

a/ sâu hoắm

b/ hoăm hoắm

c/ thăm thẳm

d/ vời vợi

Câu hỏi 4: Trong các từ ngữ sau đâu, từ ngữ nào chỉ sự vật không sống ở dưới nước?

a/ cá voi

b/ con mực

c/ con tôm

d/ con voi

Câu hỏi 5: Trong các từ sau, từ nào sai chính tả?

a/buông lỏng

b/ buông tay

c/ buôn làng

d/ buông làng

Câu hỏi 6: Trong các từ sau, từ nào sai chính tả?

a/ tủn mủi

b/ tủn mủn

c/ lừng chừng

d/ lũn cũn

Câu hỏi 7: Trong các từ sau, từ nào sai chính tả?

a/ lan mang

b/ lan man

c/ man mát

d/ mang vác

Câu hỏi 8: Trong các từ sau, từ nào sai chính tả?

a/ thăm dò

b/ dò hỏi

c/ giò dẫm

d/ giò lụa

Câu hỏi 9: Trong các từ sau, từ nào chứa tiếng “đánh” được dùng với nghĩa gốc?

a/ đánh nhau

b/ đánh răng

c/ đánh cờ

d/ đánh rơi

Câu hỏi 10: Trong các từ ngữ dưới đây, những từ ngữ nào chỉ sự vật không có sẵn trong tự nhiên?

a/ núi

b/ biển

c/ chùa

d/ rừng

Câu hỏi 11: Trong các từ sau, từ láy ấm đầu là từ nào?

a/ lim dim

b/ bồng bềnh

c/ lúng túng

d/ làng nhàng

Câu hỏi 12: Từ nào viết sai chính tả?

a/ trong suốt

b/ truyền nhiễm

c/ bóng chuyền

d/ truyên cần

Câu hỏi 13: Chỉ ra cặp từ đồng nghĩa trong câu:

“Ở hiền thì lại gặp lành

Những người nhân đức trời danh phước cho.”

a/ ở, gặp

b/ hiền, lành

c/ nhân, trời

d/ gặp, lành

Câu hỏi 14: Từ nào là từ láy âm đầu?

a/ lim dim

b/ chăm chỉ

c/ lúng túng

d/ làng nhàng

Câu hỏi 15: Từ nào viết sai chính tả?

a/ long lanh

b/ núi non

c/ lí lẽ

d/ lúi lon

Câu hỏi 16: Từ nào khác với các từ còn lại?

a/. nhan đề

b/ cây đề

c/ tiêu đề

d/ đầu đề

Câu hỏi 17: Từ nào đồng nghĩa với từ “siêng năng”?

a/ cần cù

b/ kết quả

c/ lười biếng

d/ chu đáo

Câu hỏi 18: Từ nào trái nghĩa với từ “chìm” trong câu: “Ba chìm bảy nổi.”?

a/ ba

b/ bảy

c/ nổi

d/ cả 3 đáp án

Câu hỏi 19: Trong các từ sau, từ nào chưa tiếng “mũi” được dùng với nghĩa gốc?

a/ đất mũi

b/ mũi kéo

c/ mũi tàu

d/ mũi tẹt

Câu hỏi 20: Trái nghĩa với “nhân hậu” hoặc “yêu thương” là từ nào?

a/ trung hậu

b/ ác độc

c/ đảm đang

d/ nhân ái

Câu hỏi 21: Trong các từ sau, từ nào sai chính tả?

a/ lúng liếng

b/ núng liếng

c/ long lanh

d/ nôn nao

Câu hỏi 22: Giải câu đố:

Để nguyên – tên một loài chim

Bỏ sắc, thường thấy ban đêm trên trời.

a/ trắng – trăng

b/ én – kén

c/ sẻ – sẽ

d/ sao – sáo

Câu hỏi 23: Loài chim nào tượng trưng cho hòa bình?

A. bồ câu

b/ sếu

c/ hạc

d/ rùa

Câu hỏi 24: Từ nào trái nghĩa với từ “chính nghĩa”?

a/ phi nghĩa

c/ hòa bình

c/ thương yêu

d/ đoàn kết

Câu hỏi 25: Từ nào có nghĩa là “tất cả mọi thứ tồn tại xung quanh con người.” ?

a/ biển khơi

b/ thiên nhiên

c/ thiên cổ

d/ rừng núi

Câu hỏi 26: Ai là tác giả của bài thơ “Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà”?

a/ Định Hải

b/ Huy Cận

c/ Phạm Hổ

d/ Quang Huy

Câu hỏi 27: Từ nào dưới đây không thuộc nhóm từ chỉ không gian rộng lớn?

a/ mênh mông

b/ bao la

c/ thăm thẳm

d/ bát ngát

Câu hỏi 28: Trong các từ sau, từ nào viết sai chính tả?

a/ lúng liếng

b/ lung linh

c/ nười biếng

d/ năn nỉ

Câu hỏi 29: Ba-la-lai-ca là tên gọi của:

a/ tên một thành phố ở Nga

b/ tên một loại đàn 3 dây của người Nga

c/ tên một cô gái Nga

d/ tên một chàng trai Nga

Câu hỏi 30: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ:

“Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi

Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên.”

(SGK, Tiếng Việt 5, tập 1, tr.69)

a/ so sánh

b/ nhân hóa

c/ so sánh và nhân hóa

d/ không sử dụng

Bộ đề luyện thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 vòng 3

Trâu vàng uyên bác

Câu 1: Chia ngọt sẻ …………….

Câu 2: Đen như củ ………………. thất

Câu 3: Chim có tổ, người có …………….

Câu 4: Công ………….. việc làm

Câu 5: Cũ người, ………… ta

Câu 6: Đất khách ……………… người

Câu 7: Đầu bạc răng ………………

Câu 8: Đứng núi này, ……….. núi nọ

Câu 9: Của …………, vật lạ

Câu 10: Đá thúng, đụng ……………

Câu 11: Ba cọc………….đồng

Câu 12: Ba đầu sáu ………….

Câu 13: Ba ……..…..chích chòe

Câu 14: Bán mặt cho đất, bán ……..…..cho trời

Câu 15: Bán sống bán ……….…..

Câu 16: Ba chìm, bảy ……………, chín lênh đênh.

Câu 17: Bán anh em xa, …………….….láng giềng gần

Câu 18: Ba mặt một ………………..

Câu 19: Bách chiến, bách ………….….

Câu 20: Bài ………….….bố trận

TRẮC NGHIỆM

Câu hỏi 1: Trong các từ sau, "dòng" trong từ nào được dùng với nghĩa gốc?

a/ dòng người

b/ dòng suối

c/ dòng điện

d/ dòng thời gian

Câu hỏi 2: Trong các từ sau, từ nào không dùng để tả hoạt động, tính tình của con người?

a/ chăm chỉ

b/ dịu dàng

c/ nghiêm khắc

d/ dong dỏng

Câu hỏi 3: Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ "rọi" trong câu "Một tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống."

a/ chiếu

b/ nhảy

c/ soi

d/ tỏa

Câu hỏi 4: Trong các từ sau, từ nào đồng nghĩa với từ "cố hương"?

a/ nhà cổ

b/ hương quê

c/ quê cũ

d/ hương làng

Câu hỏi 5: Từ "thấp thoáng" thuộc từ loại gì?

a/ tính từ

b/ đại từ

c/ danh từ

d/ động từ

Câu hỏi 6: Từ "hạnh phúc" đồng nghĩa với từ?

a/ ăn chơi

b/ vui tươi

c/ sung sướng

d/ giàu có

Câu hỏi 7: Trong câu "Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên." sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

a/ nhân hóa

b/ so sánh

c/ nhân hóa, so sánh

d/ đảo ngữ

Câu hỏi 8: Cặp từ xưng hô "ta - trâu" trong câu "Trâu ơi ta bảo trâu này/Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta." thể hiện tình cảm?

a/ trịnh thượng

b/ kiêu căng

c/ hờn dỗi

d/ thân mật

Câu hỏi 9: Từ "thu" trong "thu chi" và "mùa thu" quan hệ với nhau là từ?

a/ đồng âm

b/ đồng nghĩa

c/ trái nghĩa

d/ nhiều nghĩa

Câu hỏi 10: Trong các từ sau, từ nào là từ ghép?

a/ chơi vơi

b/ lấp lánh

c/ nhún nhảy

d/ ngân nga

Câu hỏi 11: Trong các từ sau, từ nào viết sai chính tả?

a/ con rắn

b/ trâng trọng

c/ đốt lửa

d/ nương rãy

Câu hỏi 12: Từ nào viết sai chính tả trong các từ sau:

a/ Tô-ki-ô

b/ an – be Anh – xtanh

c/ An-đec-xen

d/ Ni-a-ga-ra

Câu hỏi 13: Đặt dấu ngoặc kép vào chỗ nào trong câu sau?

Bạn My là nữ hoàng nhân hậy ở vuông quốc lớp 4A do mẫu hậu Thu Hà chủ nhiệm đấy.

a/ nữ hoàng nhân hậu

b/ vương quốc

c/ mẫu hậu

d/ cả 3 đáp án trên

Câu hỏi 14: Trong các từ sau, từ nào viết đúng chính tả?

a/ bàn gế

b/ bàn ghế

c/ gồ gề

d/ gép hình

Câu hỏi 15: Chọn cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống: “………………trời mưa ………………..em không đi chơi.”

a/ Tuy, nhưng b/ Chẳng những, mà còn

c/ Nếu, thì d/ Không chỉ, mà còn

Câu hỏi 16: Buôn Chư Lênh trong bài đọc “Buôn Chư Lênh đón cô giáo” thuộc vùng nào của nước ta?

a/ Tây Nguyên

b/ Bắc Bộ

c/ miền Trung

d/ Nam bộ

Câu hỏi 17: Trong các từ sau, từ nào viết sai chính tả?

a/ chông nom

b/ chăm sóc

c/ chong chóng

d/ bàn chải

Câu hỏi 18: Từ nào chứa tiếng “chín” được dùng với nghĩa chuyển?

a/ chín chắn

b/ cơm chín

c/ trái chín

d/ lúa chín

Câu hỏi 19: Từ nào không phải từ láy?

a/ chơi vơi

b/ lấp lánh

c/ lay chuyển

d/ ngân nga

Câu hỏi 20: Từ nào không phải từ láy?

a/ nết na

b/ ngọt ngào

c/ ngọt lịm

d/ ngan ngát

Câu hỏi 21: Từ nào viết sai chính tả?

a/ tròn xoe

b/ trầu cau

c/ trăn trâu

d/ trung hiếu

Câu hỏi 22: Những từ nào là đại từ trong câu:

“Cái cò các vạc cái nông

Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò?”

a/ cò, vạc

b/ vạc, nông

c/ ông, cò

d/ mày, ông

Câu hỏi 23: Từ “vậy” trong câu: “Lam chăm chỉ học hành. Em trai Lam cũng vậy.” thuộc từ loại nào?

a/ danh từ

b/ đại từ

c/ tính từ

d/ động từ

Câu hỏi 24: Từ dùng để xưng hô hay thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ gọi là gì?

a/ danh từ

b/ tính từ

c/ động từ

d/ đại từ

Câu hỏi 25: Bài thơ nào dưới đây ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của vùng núi cao?

a/ Ê-mi-li, con…

b/ Sắc màu em yêu

c/ Trước cổng trời

d/ Bài ca về trái đất

Câu hỏi 26: Đáp án nào dưới đây có từ "mặt" là nghĩa chuyển?

a/ khuôn mặt

b/ mặt mũi

c/ mặt trời

d/ mặt trái xoan

Câu hỏi 27: Đáp án nào dưới đây có từ "sườn" mang nghĩa gốc?

a/ sườn đồi

b/ sườn nhà

c/ sườn núi

d/ xương sườn

Câu hỏi 28: Chọn đại từ phù hợp để điền vào chỗ trống sau: Trong lớp em,…cũng viết đẹp.

a/ ai

b/chúng nó

c/ chúng tôi

d/ đó

Câu hỏi 29: Từ nào trái nghĩa với từ "tươi" trong "cá tươi"?

a/ héo

b/ ươn

c/ úa

d/ xấu

Câu hỏi 30: Từ "sao" nào dưới đây có nghĩa là "tẩm một chất nào đó rồi sấy khô"?

a/ ngôi sao

b/ sao tẩm chè

c/ sao chép

d/ tại sao thế nhỉ?

Câu hỏi 31: Cặp từ nào dưới đây có nghĩa trái ngược nhau?

a/ hà – giang

b/ tiểu - đại

c/ nhật - vân

d/ thổ - địa

Câu hỏi 32: Dòng nào dưới đây gồm các từ viết đúng chính tả?

a/ đường xá, sản xuất, ngành nghề

b/ phố xá, sáng lạng, xứ sở

c/ chạm trổ, xổ số, xác suất

d/ soi sét, trăn trở, sẻ gỗ

Câu hỏi 33: Ba-la-lai-ca là tên gọi của:

a/ tên một thành phố ở Nga

b/ tên một loại đàn 3 đây của người Nga

c/ tên một cô gái Nga

d/ tên một chàng trai Nga

Câu hỏi 34: Dải đất thoai thoải ở hai bên bờ sông hoặc hai bên sườn núi được gọi là gì?

a/ nương

b/ đồi

c/ triền

d/ bãi

Câu hỏi 35: Giải câu đố sau:

Có sắc mọc ở xa gần

Có huyền vuốt thẳng áo quần cho em.

Thêm nặng thì chẳng thân quen

Có hỏi thì chỉ lúc em đói mềm.

Thêm huyền là chữ gì?

a/ nhà

b/ là

c/ bà

d/ trà

Câu hỏi 36: Câu văn: "Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu." sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

a/ nhân hóa

b/ điệp từ

c/ đảo ngữ

d/ so sánh

Câu hỏi 37: Các từ được gạch chân sau đây có mối quan hệ với nhau như thế nào?

hoa tay, bông hoa, hoa văn

a/ đồng nghĩa

b/ trái nghĩa

c/ nhiều nghĩa

d/ đồng âm

Câu hỏi 38: Từ “thiên” trong thành ngữ nào dưới đây có nghĩa là “nghìn”?

a/ Quốc sắc thiên hương

b/ Thiên la địa võng

c/ Thiên binh vạn mã

d/ Thiên thanh địa bạch

Câu hỏi 39: Từ "cánh" trong trường hợp nào dưới đây mang nghĩa gốc?

a/ Cánh cửa này sẽ mở ra bao điều thú vị.

b/ Tôi nép sau cánh gà để xem biểu diễn.

c/ Cả cánh đồng vàng xuộm lại.

d/ Em rất thích ăn cánh gà.

Câu hỏi 40: Nội dung chính của bài đọc "Kì diệu rừng xanh" là gì?

a/ Ca ngợi vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của khu rừng và tình cảm tự hào, yêu mến của tác giả với khu rừng.

b/ Ca ngợi vẻ đẹp kì thú của khu rừng và tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả với khu rừng.

c/ Ca ngợi vẻ đẹp của thế giới loài nấm và tình cảm yêu mến, thán phục của tác giả đối với loài cây này.

d/ Ca ngợi vẻ đẹp của những con thú quý hiếm và tình cảm xót xa của tác giả đối với những con vật đó.

Câu hỏi 41: Từ nào trái nghĩa với từ "tiết kiệm"?

a/ gian dối

b/ hoang phí

c/ trung thực

d/ độ lượng

Câu hỏi 42: Từ "mực" trong "con mực" với "mực" trong "chuẩn mực" là:

a/ từ đồng nghĩa

b/ từ trái nghĩa

c/ từ nhiều nghĩa

d/ từ đồng âm

Câu hỏi 43: Bài thơ nào dưới đây do Phạm Đình Ân sáng tác?

a/ Bài ca về trái đất

b/ Ê-mi-li, con…

c/ Sắc màu em yêu

d/ Trước cổng trời

Câu hỏi 44: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với "thái bình"?

a/ yên ắng

b/ tĩnh lặng

c/ yên tĩnh

d/ hòa bình

Bộ đề luyện thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 vòng 4

ĐIỀN TỪ

Câu hỏi 1: Điền từ phù hợp vào chỗ trống:

"Chim có tổ, người có ____.

Như cây có cội như sông có nguồn".

Câu hỏi 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: "Đất có lề,______ có thói."

Câu hỏi 3: Từ "chạy" trong câu: "Nhà nghèo phải chạy ăn từng bữa." là từ mang nghĩa _________

Câu hỏi 4: Các cặp từ: "vì-nên, nếu-thì, tuy-nhưng" là các cặp ________ hệ từ.

Câu hỏi 5: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: "Nói chín thì nên làm mười Nói mười làm chín kể cười người _____."

Câu hỏi 6: Từ "gia" trong các từ: "gia công, gia đình, tham gia" là những từ............... âm

Câu hỏi 7: Điền từ phù hợp vào chỗ trống trong câu sau: Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước gọi là công .................

Câu hỏi 8: Điền từ phù hợp để hoàn thành câu ca dao sau:

"Thịt mỡ ………... hành câu đối đỏ

Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh"

Câu hỏi 9: Điền từ phù hợp vào chỗ trống trong câu sau:

"Tre già ........... bóng măng non

Tình sâu nghĩa nặng mãi còn ngàn năm"

Câu hỏi 10: Để nguyên trái nghĩa với "chìm"

Cắt đầu thành quả trên cành cây cao

Là chữ gì?

Trả lời: Chữ để nguyên là chữ ..................

Câu hỏi 11: Điền từ phù hợp vào chỗ trống:

Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất, tấc ……….bấy nhiêu.

Câu hỏi 12: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: “Câu ghép là câu do …………về câu ghép lại.”

Câu hỏi 13: Điền từ trái nghĩa vào chỗ trống để hoàn thành câu: “Mạnh dùng sức, …………....dùng mưu.”

Câu hỏi 14: Điền từ trái nghĩa vào chỗ trống:

Chim trời ai dễ đếm lông

Nuôi con ai dễ kể ………..tháng ngày

Câu hỏi 15: Điền từ trái nghĩa vào chỗ trống: Các từ “trong veo, trong vắt, trong xanh” là các từ đồng …………

Câu hỏi 16: Điền từ trái nghĩa vào chỗ trống: Ngựa màu đen gọi là ngựa…………

TRẮC NGHIỆM

Câu hỏi 1: Một điều không giữ kín mà để mọi người đều có thể biết gọi là gì?

a/ công nghiệp

b/ công hữu

c/ công cộng

d/ công khai

Câu hỏi 2: Lớp mỏng bên ngoài của cây, quả gọi là gì?

a/ vỏ

b/ lá

c/ da

d/ cành

Câu hỏi 3: Thêm quan hệ từ vào câu sau để hoàn thành câu văn : Lan ... học giỏi mà còn hát rất hay.

a/ không những

b/ tuy

c/ nhưng

d/ nên

Câu hỏi 4: Người lao động chân tay, làm việc trong nhà máy, xí nghiệp gọi là gì?

a/ công chức

b/ kĩ sư

c/ công nhân

d/ người dân

Câu hỏi 5: Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước gọi là gì?

a/ công dân

b/ nông dân

c/ công nhân

d/ công chức

Câu hỏi 6: Hai câu văn "Tết đến hoa mai nở. Nó là loài hoa rất đẹp. Liên kết với nhau bằng cách nào?

a/ lặp từ

b/ thay thế từ ngữ

c/ nối từ ngữ

d/ đảo ngữ

Câu hỏi 7: Trong câu văn "Giữa dòng, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng." Các vế câu được nối với nhau bằng gì?

a/ 1 dấu phẩy

b/ 2 quan hệ từ

c/ 1 quan hệ từ

d/ 1 dấu chấm phẩy

Câu hỏi 8: Yên ổn về chính trị và trật tự xã hội là nghĩa của từ nào?

a/ an toàn

b/ hòa bình

c/ an ninh

d/ hạnh phúc

Câu hỏi 9: Loại văn bản có đặc điểm viết theo mẫu để trình bày, đề đạt nguyện vọng được gọi là gì?

a/ kể chuyện

b/ đơn

c/ miêu tả

d/ thư

Câu hỏi 10: Đồ vật dùng để đựng được đan bằng tre nứa, đáy phẳng, thành cao gọi là gì?

a/ cái chiếu

b/ cái máng

c/ cái gậy

d/ cái giành

Câu hỏi 11: Từ nào có tiếng "công" không có nghĩa là "đánh, phá"?

a/ phản công

b/ tấn công

c/ chiến công

d/ phân công

Câu hỏi 12: Từ "học" trong câu "Học là nhiệm vụ quan trọng nhất của học sinh" thuộc loại từ gì?

a/ Tính từ

b/ Động từ

c/ Danh từ

d/ Số từ

Câu hỏi 13: Từ "công" trong câu "Của một đồng, công một nén" có nghĩa là gì?

a/ không thiên vị

b/ thợ khéo tay

c/ thuộc về nhà nước

d/ sức lực, trí tuệ

Câu hỏi 14: Trong bài "Thầy thuốc như mẹ hiền", Hải Thượng Lãn Ông là người thầy thuốc có tấm lòng như thế nào?

a/ độc ác

b/ nhân ái

c/ vị tha

d/ kiêu căng

Câu hỏi 15: Từ "lồng" trong câu: "Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên" và "Mua được con chim tôi nhốt ngay vào lồng" có quan hệ với nhau như thế nào?

a/ trái nghĩa

b/ đồng nghĩa

c/ đồng âm

d/ cả 3 đáp án trên

Câu hỏi 16: Từ nào không phải từ láy?

a/ lất phất

b/ rì rầm

c/ phương hướng

d/ thoai thoải

Câu hỏi 17: Từ nào có nghĩa là "dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm"?

a/ lạc quan

b/ chiến thắng

c/ dũng cảm

d/ chiến công

Câu hỏi 18: "Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy"

(Hạt gạo làng ta, Trần Đăng Khoa, SGK TV5, tập 1, tr 139)

Câu thơ có cặp từ trái nghĩa nào?

a/ ngoi, lên

b/ xuống, ngoi

c/ cua, cấy

d/ lên, xuống

Câu hỏi 19: Từ "no" trong câu "Những cánh diều no gió" được dùng theo nghĩa nào?

a/ gốc

b/ chuyển

c/ trái nghĩa

d/ đồng âm

Câu hỏi 20: Trong các từ sau, từ nào viết đúng chính tả:

a/ tuyên truyền

b/ trật tự

c/ tuần cha

d/ bắt chộm

Câu hỏi 21: Điền địa danh thích hợp vào chỗ trống trong đoạn thơ sau:

“Tại đây, các con

Tại đất ………….ông bà minh này

Nơi mẹ đã đẻ ra và cắt rốn ra bằng cây nứa.”

(SGK Tiếng Việt 5, tập 2, tr.58)

a/ Sa Pa

b/ Tây Nguyên

C/ Lào Cai

D/ Buôn Mê Thuật

Câu hỏi 22: Điền vào chỗ trống:

“Trong đêm khuya………………

Chu đi tuần đêm nay

Nép mình dưới bóng hàng cây

Gió đông lạnh buốt đôi tay chú rồi.”

(SGK TV5, tập 2, tr.52)

a/ vắng vẻ

b/ thanh vắng

c/ vắng bóng

d/ vắng mặt

Câu hỏi 23: Thành ngữ, tục ngữ nào nói về tình cảm gia đình?

a/ Anh em như thể tay chân.

b/ Một nắng hai sương

c/ xấu người đẹp nết.

d/Non xanh nước biếc.

Câu hỏi 24: Từ nào viết đúng chính tả?

a/ sôn sao

b/ xao xuyến

c/ buổi xáng

d/ xông biển

Câu hỏi 25: Điền vào chố trống cặp quan hệ từ phù hợp để tạo ra câu biểu thị quan hệ từ tương phản: “…….trời mưa rất to, ……….Lan vẫn đi thăm bà ngoại bị ốm.”

a/ Nếu – thì

B/ Tuy – nhưng

c/ Do – nên

D/ Vì – nên

Câu hỏi 26: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ”

“Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?”

(“Tre Việt Nam, Nguyễn Duy).

a/ nhân hóa

b/ so sánh

c/ điệp ngữ

d/ cả 3 đáp án sai

Câu hỏi 27: Trong bài văn tả người, phần nào “nếu cảm nghĩ về người được tả”?

a/ mở bài

b/ thân bài

c/ kết bài

d/ cả 3 đáp án

Câu hỏi 28: Trong câu văn "Giữa dòng, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng." Các vế câu được nối với nhau bằng gì?

a/ cố

b/ rồi

c/ xuôi

d/ giữa

Câu hỏi 29: Bài "Hành trình của bầy ong" được viết theo thể thơ nào?

a/ thơ 8 chữ

b/ thơ lục bát

c/ thơ tự do

d/ thơ 6 chữ

Câu hỏi 30: Câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

"Mầm non mắt lim dim

Cố nhìn qua kẽ lá."

(Võ Quảng)

a/ so sánh

b/lặp từ

c/ nhân hóa

d/ so sánh, nhân hóa

Câu hỏi 31: Từ nào có thể ghép với "thức" để tạo thành từ có nghĩa ?

a/ trên

b/ sáng

c/ đường

d/ tỉnh

Câu hỏi 32: Câu: "Trời thu xanh thăm thẳm, nắng cuối thu lấp lánh, long lanh." có mấy từ láy ?

a/ hai

b/ ba

c/ một

d/ bốn

Câu hỏi 33: Giải câu đố sau:

Không dấu việc của thợ may

Huyền vào giúp khách hằng ngày qua sông.

Chữ không dấu là chữ gì?

a/ đu

b/ đo

c/ đò

d/ đô

Câu hỏi 34: Chủ ngữ trong câu “Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, trăng đã nhô lên khỏi rặng tre." là:

a/ tiếng chuông

b/ ngôi chùa cổ

c/ trăng

d/ rặng tre

Câu hỏi 35: Đáp án nào dưới đây có chứa cặp từ đồng âm?

a/ Chim đậu - thi đậu

b/ mũi tên - mũi đất

c/ vạt áo - vạt nắng

d/ chân tay - chân mây

Câu hỏi 36: Chọn từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống sau: Các chiến sĩ đã…..anh dũng ngoài mặt trận.

a/ chết

b/ qua đời

c/ hi sinh

d/ mất

Câu hỏi 37: Chọn cặp từ trái nghĩa để hoàn chỉnh thành ngữ "Ba….bảy….".

a/ lên - xuống

b/ chìm - nổi

c/ nông - sâu

d/ cao - thấp

Câu hỏi 38: Đại từ "nó" trong đoạn văn sau thay thế cho từ nào:

"Mùa hè, nước dạo chơi cùng những làn sóng. Mùa thu, nó mệt và đứng lại với màu xanh nhạt. Nó mệt mỏi."

a/ những làn song

b/ mùa thu

c/ mùa hè

d/ nước

Câu hỏi 39: Thành phần nào là chủ ngữ của câu: "Đó là cây thông đẹp nhất."?

a/ đẹp nhất

b/ đó là

c/ cây thông

d/ đó

Câu hỏi 40: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ sau:

“Mai sau,

Mai sau,

Mai sau,

Đất xanh xanh mãi xanh màu tre xanh.

(Nguyễn Duy)

a/ so sánh

b/ nhân hóa

c/ đảo ngữ

d/ điệp ngữ

Câu hỏi 41: Từ "mình" trong câu: "Các bạn đợi mình với nhé!" là:

a/ danh từ

b/ động từ

c/ đại từ

d/ tính từ

Câu hỏi 42: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với "bao dung"?

a/ trưởng thành

b/ vị tha

c/ kiên trì

d/ dũng cảm

Câu hỏi 43: Từ nào viết đúng chính tả?

a/ chậm trạp

b/ chặt trẽ

c/ chễm chệ

d/ trững trạc

Câu hỏi 44: Ba của bạn nhỏ trong bài "Người gác rừng tí hon" làm nghề gì?

a/ bộ đội biên phòng

b/ kiểm lâm

c/ công an

d/ nông dân

Câu hỏi 45: Dòng nào dưới đây chứa từ viết sai chính tả?

a/ biết tuốt, tài phiệt, thuộc làu

b/ lả lướt, bắt trước, mực thước

c/ xem xiếc, mải miết, thuốc thang

d/ cầu trượt, liếc mắt, thiệt hại

Câu hỏi 46: Giải câu đố:

Để nguyên tàu đến nghỉ ngơi

Thêm huyền đẻ trứng mọi người đều ăn.

Từ để nguyên là gì?

a/ trạm

b/ bến

c/ ga

d/ con đê

Câu hỏi 47: Câu nào khuyên chúng ta nên chăm chỉ, tiết kiệm?

a/ Tay làm hàm nhai

b/ Năng nhặt chặt bị

c/ Khỏe như voi

d/ Há miệng chờ sung

Câu hỏi 48: Tìm cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu văn sau: "Bé Lan không chỉ lễ phép mà học rất giỏi.”

a/ không chỉ - rất

b/ không chỉ - mà

c/ bé Lan - học

d/ lễ phép - giỏi

Bộ đề luyện thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 vòng 5

Trâu vàng uyên bác

Câu 1: Nam thanh…………….tú.

Câu 2: Không …………đố mày làm nên.

Câu 3: Công…………nghĩa mẹ.

Câu 4: Ân đền oán ……………

Câu 5: Tôn ……..trọng đạo

Câu 6: Giặc đến …………..đàn bà cũng đánh

Câu 7: Nhường cơm …………..áo

Câu 8: Cọp chết để ……người ta chết để tiếng

Câu 9: Yêu nước…………nòi

Câu 10: Non ……..nước biếc

Trắc nghiệm

Câu 1: Từ “trăm”, “nghìn” trong câu thơ “Con đi trăm núi nghìn khe. Không bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.” là từ ngữ chỉ số lượng gì?

A – tương đối B – chính xác

C – xác định D – không xác định

Câu 2: Từ “gương” trong câu thơ “Trung thu trăng sáng như gương” là loại từ gì?

A – động từ B – danh từ

C – tính từ D – đại từ

Câu 3: Từ “Tôi” trong câu “Tôi mua quyển truyện này để tặng bạn” thuộc từ loại gì?

A – tính từ B – động từ

C – danh từ D – đại từ

Câu 4: Trong các từ sau, từ nào có tiếng “quan” có nghĩa là “nhìn, xem”?

A – quan tâm B – quan hệ

C – quan văn D – quan sát

Câu 5: Bài thơ “Hành trình của bầy ong” của tác giả nào?

A – Xuân Diệu B – Tố Hữu

C – Nguyễn Đức Mậu D – Xuân Quỳnh

Câu 6: Trong cây thơ: “Lom khom dưới núi tiều vài chú. Lác đác bên sông chợ mấy nhà.”. Từ “Lom khom”, “Lác đác” giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?

A – định ngữ B – bổ ngữ

C – vị ngữ D – chủ ngữ

Câu 7: Từ “chạy” trong 2 câu “Dân làng khẩn trương chạy lũ” và “Cả nhà vất vả chạy tiền để chữa bệnh cho nó” thuộc hiện tượng từ nào?

A – nhiều nghĩa B – đồng âm

C – đồng nghĩa D – trái nghĩa

Câu 8: Trong đoạn thơ: “Bác Mặt trời đạp xe qua đỉnh núi. Nhìn chúng em nhăn nhó cười.” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A – từ ngữ biểu cảm B – nhân hóa

C – so sánh D – điệp từ

Câu 9: Chủ ngữ trong câu “Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết.” là gì?

A – một cơn mưa tuyết B – thoắt cái

C – trắng long lanh D – cơn mưa tuyết

Câu 10: Trong các từ sau, từ nào là từ láy?

A – mặt mũi B – tốt tươi

C – nhỏ nhẹ D – mong manh

Câu 11: Khi trò chuyện trực tiếp, có những câu bị lược bỏ một bộ phận chính mà người nghe vẫn hiểu được nội dung của câu. Đó gọi là câu gì?

A - câu ghép B - câu rút gọn

C - câu đơn D - câu đặc biệt

Phép thuật mèo con

trắng

Hải Phòng

gió

Lạng Sơn

nhân từ

sung sướng

Đồ Sơn

cầu Tràng Tiên

trông trẻ

TP. Hồ Chí Minh

nhân ái

hạnh phúc

Văn Miếu

bến Nhà Rồng

bạch

Đồng Đăng

bảo mẫu

giông

Huế

Hà Nội

Bộ đề luyện thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 vòng 6

Hổ con thiên tài

Câu 1. ớ/ uồ / nh/ n/ ng

……………………………………………………………

Câu 2. oan/ ng/ kh/ d/ u

……………………………………………………………

Câu 3. Không / xa./ là/ đường/ nẻo/ gian

……………………………………………………………

Câu 4. ra/ Thời/ tận/ vô/ sắc/ màu. / mở/ gian

……………………………………………………………

Câu 5. đôi / nắng / đẫm / trời/ Với/ cánh

……………………………………………………………

Câu 6. bay/đời / trọn/ ong / đến / Bầy/ hoa. / tìm

……………………………………………………………

Câu 7. đất/ của / con. / ngày /là/ tháng / nước, / Mẹ

……………………………………………………………

Câu 8. ăn/ngon/Ngày/nằm/say./miệng,/ngủ/đêm

……………………………………………………………

Câu 9. điều/Vì/khổ/con,/mẹ/đủ

……………………………………………………………

Câu 10. nhăn./Quanh/nếp/đôi/nhiều/mắt/đã/mẹ

……………………………………………………………

Điền từ

Câu 1: Giải câu đố:

“Mùa này lạnh lắm ai ơi,

Có nặng thì ở tít nơi núi rừng.

Nặng đi huyền chạy tới cùng,

Thành ra kim loại thường dùng đúc chuông.”

Từ để nguyên là từ gì?

Trả lời: từ ….…..

Câu 2: Giải câu đố:

“Mất đuôi nghe tiếng vang trời,

Mất đầu thì ở trên cành cây cao.

Chắp đuôi chắp cả đầu vào,

Ở trên mặt nước không bao giờ chìm.”

Từ để nguyên là từ gì?

Trả lời: từ ….…..

Câu 3: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: "Hẹp nhà ..…... bụng"

Câu 4: Giải câu đố:

Mất đầu thì trời sắp mưa,

Mất đuôi sạch gạo tối trưa thường làm.

Chắp đuôi chắp cả đầu vào,

Xông vào mặt trận đánh tan quân thù.

Từ để nguyên là từ gì?

Trả lời: từ ….….

Câu 5: Điền từ phù hợp vào chỗ trống:

“Chuồn chuồn bay thấp, mưa ngập bờ ao

Chuồn chuồn bay cao, mưa ….… lại tạnh.”

Câu 6: Giải câu đố:

Không dấu như thể là bưng,

Nặng là bục gỗ, ngã dùng thổi hơi

Sắc là biết ẵm em rồi,

Hỏi đồ vật rớt, vỡ toi còn gì?

Từ không có dấu là từ gì?

Trả lời: từ …..…..

Câu 7: Giải câu đố:

Để nguyên lấp lánh trên trời,

Bớt đầu thành chỗ cá bơi hằng ngày.

Từ để nguyên là …….

Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

Có ……….. câu chuyện được kể trong bài "Thái sư Trần Thủ Độ".

Câu 9: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì ………. lấy thầy.

Câu 10: Giải câu đố:

Không dấu việc của thợ may,

Huyền vào giúp khách hàng ngày qua sông.

Hỏi vào rực rỡ hơn hồng,

Đội nón thêm ngã vui lòng mẹ cha.

Từ có dấu huyền là từ gì?

Trả lời: từ ………..

 

Đánh giá

0

0 đánh giá