TOP 20 bài Phân tích câu thơ: "Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"

1.4 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Phân tích câu thơ: "Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm" gồm 2 bài văn mẫu giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Phân tích câu thơ: "Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"

Phân tích câu thơ: "Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm" - Mẫu 1

Những hào hùng, những bi tráng đều được khắc họa trên hình ảnh người lính trong “Tây Tiến” của “Quang Dũng”. Những gian nan đó được tác giả nhìn nhận một cách vô cùng thực tế khi chính bản thân Quang Dũng cũng là người lính trong đoàn binh này. Ngoài những sức mạnh hào hùng đó Quang Dũng còn diễn tả hình ảnh người lính qua một phương diện vô cùng lãng mạn, điều đó được thể hiện qua hai câu thơ sau:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Là những thanh niên trai tráng đang độ tuổi trưởng thành để phát triển lợi ích bản thân, nhưng vì lòng dũng cảm cùng với tinh thần thương quê hương yêu đất nước. Họ đã tạm gác những dự định của bản thân lại phía sau, phía trước sẵn sàng hi sinh sẵn sàng cống hiến cho Tổ quốc. Có lẽ khi đang ở độ tuổi trưởng thành còn đồng thời cũng là những chàng trai Hà thành hào hoa phong nhã việc phải chịu những gian nan khổ cực đối với những người lính này vô cùng lớn. Nhưng trong cái khổ cực ấy là hình ảnh hiện thân của những dáng hình thân thương nơi quê nhà, đồng thời đó cũng là sức mạnh tinh thần để họ phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.

Ngoài gia đình quê hương là động lực chiến đấu của những người lính đó thì hình bóng người thương cũng là sức mạnh để chiến đấu kiên cường. “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới” đã đánh thức giấc mơ của những ngày còn thong dong tự tại của những người lính này. Đồng thời đó cũng là sự thao thức giấc mộng về ngày chiến thắng, mặt khác hình ảnh “mắt trừng” cũng nói lên sự hận thù với lũ giặc này. Qua đó càng nhấn mạnh thêm về những thao thức đến giấc mộng của ngày chiến thắng.

Tác giả như đặt mình vào vị trí những người lính vậy, ông viết: “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”, cho thấy niềm mong mỏi, sự nhung nhớ của người lính Tây Tiến về những bóng hồng nơi quê nhà. Nhưng vì sự đối lập với thực tại khắc nghiệt “dáng kiều thơm” ấy chỉ dám xuất hiện trong giấc mơ. Vì người mình yêu, vì ngày được trở về với “dáng kiều thơm” này đó cũng chính là một trong số những động lực để chiến thắng để bảo vệ món quà tinh thần này. Cho dù khó khăn, dù có gian khổ nhưng tinh thần bất khuất vẫn còn mãi vì hình bóng người thương và hình ảnh quê hương thân mến là động lực để chiến đấu.

Qua đó thấy rằng, người lính Tây Tiến ngoài việc khoác lên mình sức mạnh hào hùng bi tráng, thì chất chưa sâu bên trong hình ảnh sắt đá đấy là những trái tim mềm mại, là những tâm hồn lãng mạn dành cho quê nhà nói chung và đặc biệt “dáng kiều thơm” trong lòng nói riêng.

TOP 20 bài Phân tích câu thơ: "Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm" (ảnh 1)

Phân tích câu thơ: "Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm" - Mẫu 2

Câu thơ "Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm" trong bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng là một bức tranh tượng trưng về tâm trạng và tinh thần của những người lính đang chiến đấu vì quê hương.

Hình ảnh "Mắt trừng" không chỉ là sự thức tỉnh và quan sát, mà còn chứa đựng sự nhìn nhận sâu sắc về tương lai, về ước mơ và hy vọng dành cho đất nước. Đây là lòng quả cảm, lòng nhìn xa, và sự tin tưởng rằng đất nước sẽ vượt qua khó khăn. "Gửi mộng qua biên giới" như là một thông điệp của người lính, muốn truyền đạt ước mơ và hy vọng của mình vượt ra xa khỏi biên giới, khích lệ và tạo động lực cho những người ở phía bên kia.

Trong "Đêm mơ Hà Nội," thời điểm tĩnh lặng nhưng đầy ý nghĩa, Hà Nội không chỉ là địa danh mà là biểu tượng của quê hương, nơi những người lính đang nung nấu trong lòng mình. Hình ảnh đêm mơ là không gian tinh thần, là thời điểm những cảm xúc và suy nghĩ được tự do bay bổng. "Dáng kiều thơm" mang đến một hình ảnh mỹ miều, là nguồn cảm hứng và động viên. Dáng kiều không chỉ là vẻ đẹp về hình thể, mà còn chứa đựng ý nghĩa sâu sắc về văn hóa và tinh thần, là biểu tượng của quê hương thanh khiết và tình yêu thương.

Nhìn chung, câu thơ này không chỉ là một miêu tả hình ảnh, mà còn là cảm xúc, là tâm huyết của những con người trên chiến trường, chắc chắn làm cho độc giả hiểu rõ hơn về tâm trạng và tinh thần của những người lính Tây Tiến, những người chiến đấu vì một mục tiêu cao cả - yêu thương và bảo vệ quê hương.

Đánh giá

0

0 đánh giá