Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Nghị luận xã hội sự cần thiết của việc học ngoại ngữ gồm 8 bài văn mẫu giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Nghị luận xã hội sự cần thiết của việc học ngoại ngữ
Nghị luận xã hội sự cần thiết của việc học ngoại ngữ - Mẫu 1
Việt Nam đã và đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, chính trong quá trình đó mà có những điều hỏi rất cao về tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của con người. Một trong những đòi hỏi đó là chúng ta phải nói được thành thạo môn Tiếng Anh, sử dụng nó như "tiếng mẹ đẻ" thứ hai của mình. Trên thực tế, có rất nhiều bạn đã nói được Tiếng Anh hay một số ngôn ngữ nước ngoài một cách thành thạo nhưng bên cạnh đó vẫn có những bạn không nói được ngôn ngữ nước ngoài. Vậy tại sao lại có sự khác nhau này. Về các bạn nói được ngôn ngữ nước ngoài, có thể là do các bạn có tố chất. Thậm chí có những bạn không có tố chất nhưng các bạn chăm học. Hoặc là có sự đầu tư tác động, thúc ép từ gia đình. Và quan trọng hơn là các bạn ấy xác định được tầm quan trọng của Tiếng Anh,... Nhưng các bạn không nói được tiếng nước ngoài thì hoàn toàn ngược lại. Thật vậy, trong cuộc sống ngày nay, việc học ngôn ngữ là rất quan trọng. Nếu bạn không nói được tiếng nước ngoài thì bạn sẽ bị đào thải khỏi xã hội. Bạn sẽ không thể làm việc trong công ty lớn thậm chí nguy cơ thất nghiệp rất cao mặc cho kiến thức của bạn có tốt đến đâu. Là học sinh, tôi đang không ngừng cố gắng, rèn luyện, nỗ lực học tập Tiếng Anh để tạo thêm cơ hội việc làm cho mình và có thêm được nhiều cơ hội khác như du học.
Nghị luận xã hội sự cần thiết của việc học ngoại ngữ - Mẫu 2
Việt Nam, trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đặt ra những thách thức đáng kể về tri thức, kỹ năng, và sự thành thạo ngôn ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh - ngôn ngữ quốc tế. Việc sử dụng Tiếng Anh như "tiếng mẹ đẻ" thứ hai đã trở thành một yếu tố quyết định sự thành công và hòa mình vào môi trường quốc tế của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, khác biệt đáng chú ý xuất hiện giữa những người thành thạo Tiếng Anh và những người không thể nói được ngôn ngữ nước ngoài.
Có những người có khả năng nói thành thạo Tiếng Anh, hoặc thậm chí nhiều ngôn ngữ nước ngoài khác, và điều này có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau. Một số người có tố chất tự nhiên, trong khi có những người không có tố chất nhưng lại chăm chỉ học tập và đầu tư nhiều thời gian. Gia đình có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ của các bạn, cũng như việc nhận ra tầm quan trọng của Tiếng Anh trong cuộc sống hiện đại.
Ngược lại, những người không thể nói được tiếng nước ngoài có thể đối mặt với những thách thức lớn trong xã hội ngày nay. Khả năng giao tiếp đa ngôn ngữ không chỉ là một kỹ năng cá nhân mà còn là yếu tố quyết định sự thành công trong nghề nghiệp. Việc không thể nói được tiếng nước ngoài có thể dẫn đến việc bị loại bỏ khỏi cơ hội việc làm, đặc biệt là trong các công ty lớn hoạt động quốc tế. Nguy cơ thất nghiệp cao và sự hạn chế trong sự phát triển sự nghiệp là điều mà những người này có thể phải đối mặt.
Là một học sinh, tôi đang không ngừng nỗ lực rèn luyện và học tập Tiếng Anh, nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của việc này trong việc tạo ra cơ hội việc làm cho bản thân và mở ra những trải nghiệm du học và nghề nghiệp đa dạng trong tương lai. Điều này không chỉ là một hành trình học tập mà còn là một bước tiến quan trọng trong việc hòa mình vào thế giới đa văn hóa và đầy thách thức mà chúng ta đang sống.
Nghị luận xã hội sự cần thiết của việc học ngoại ngữ - Mẫu 3
Trong thời hiện đại, để trở thành những công dân toàn cầu, chúng ta không thể không học ngoại ngữ. Ngoại ngữ chính là tấm vé thông hành đưa con người vươn tới những chân trời mới.
Ngoại ngữ là ngôn ngữ nước ngoài, khác với ngôn ngữ mẹ đẻ - tiếng nói dân tộc của chúng ta. Việc học và sử dụng ngoại ngữ có lịch sử lâu đời trong xã hội loài người. Từ xa xưa, để giao thương và giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, con người đã biết đến việc học tiếng nước ngoài. Trải qua thời gian, xã hội phát triển nên học ngoại ngữ cũng ngày càng phổ biến. Trong hầu hết các trường học trên toàn thế giới, ngoại ngữ trở thành môn học bắt buộc.
Việc học ngoại ngữ mang lại cho con người nhiều lợi ích thiết thực. Đầu tiên, ngôn ngữ là phương tiện để con người giao tiếp, nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi thông tin, lưu truyền kiến thức. Nắm trong tay nhiều hơn một ngôn ngữ, ta đã sở hữu khả năng giao tiếp với nhiều đối tượng trong xã hội hơn. Thứ hai, nếu tiếng mẹ đẻ thể hiện tinh hoa văn hóa cùng bản sắc dân tộc thì ngoại ngữ lại đem đến cho ta tri thức phong phú về những vùng đất khác nhau trên thế giới. Khi am hiểu về một ngôn ngữ nào đó, ta có cơ hội tìm hiểu thêm về phong tục, lối sống sinh hoạt hay lịch sử của con người nơi ấy. Nhờ vậy mà con người được mở mang tầm mắt, tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống quý báu. Không chỉ vậy, học ngoại ngữ còn giúp ta rèn luyện tư duy và trí nhớ. Mỗi khi căng thẳng hay gặp áp lực công việc, nhiều người coi việc học một ngôn ngữ mới như một cách làm mới bản thân, khiến tâm trạng trở nên thư thái và phấn chấn hơn. Và hơn hết, trong xã hội hiện nay, những người giỏi ngoại ngữ có nhiều cơ hội việc làm hơn những người không biết ngoại ngữ. Các doanh nghiệp đều yêu cầu ứng viên có trình độ ngoại ngữ ở mức độ nhất định, thường là tiếng Anh. Khi tiếp xúc với tài liệu nước ngoài hay những vị khách quốc tế, thay vì ngại ngùng quay đi hay phải nhận sự trợ giúp từ “Chị Google”, việc bạn có thể giao tiếp một cách tự nhiên chính là điểm nổi bật làm nên sức hút của bạn. Chính vì thế mà nhiều trường đại học đã đưa ra một lộ trình hoàn thành chuẩn ngoại ngữ đầu ra cho sinh viên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm cách học ngoại ngữ trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Vốn ngoại ngữ mà Người học trong hành trình bôn ba khắp năm châu đã giúp Người rất nhiều khi lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Trên bàn đàm phán hay trong những cuộc phỏng vấn với người nước ngoài, Bác luôn tự tin trả lời bằng ngoại ngữ. Ở Người, ta thấy được sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống cao quý của dân tộc với tinh hoa văn hóa thế giới.
Việc học ngoại ngữ vốn chưa bao giờ là thừa nhưng hiện nay, giữa thời đại 4.0, vẫn tồn tại một số người có tâm lí coi thường việc học ngoại ngữ hoặc học ngoại ngữ theo dạng “chống đối”, không cân bằng giữa ngữ pháp và phát âm. Điều này sẽ để lại những hậu quả khôn lường về sau. Trong thời đại toàn cầu hóa, việc không biết ngoại ngữ có thể khiến chúng ta trở thành những kẻ lạc hậu.
Như vậy, học ngoại ngữ là rất cần thiết để nâng cao đời sống cơn người. Chúng ta cần tích cực trau dồi ngoại ngữ hằng ngày bởi kiến thức không thể ngày một, ngày hai mà hình thành được. Tìm ra phương pháp học phù hợp, kiên trì theo đuổi mục tiêu, kết hợp giữa việc học ngoại ngữ với nâng cao kiến thức văn hóa và kĩ năng mềm,… là con đường đưa người trẻ đến với thành công.
Nghị luận xã hội sự cần thiết của việc học ngoại ngữ - Mẫu 4
Ngày nay trong xu thế hội nhập thế giới và toàn cầu hóa, việc trang bị thêm cho mình vốn ngoại ngữ là việc làm tiên quyết để không bị bỏ lại phía sau mà mỗi người có thể làm được. Ngoại ngữ là thứ tiếng nước ngoài khác tiếng mẹ đẻ, và sự lựa chọn ngoại ngữ thì phụ thuộc vào nhu cầu và công việc của mỗi người. Vai trò thứ nhất của việc học ngoại ngữ đó chính là nó là cầu nối. Việc tiên quyết để hội nhập được với 1 quốc gia là việc hiểu và nói được ngôn ngữ ở quốc gia đó. Chỉ khi vượt qua được chướng ngại ngoại ngữ thì những con người khác dân tộc có thể nói chuyện và làm việc với nhau. Đó chính là cầu nối giúp bạn vươn ra thế giới, là thứ vũ khí sắc bén để bạn phát triển bản thân và tồn tại ở khắp nơi trên thế giới. Thứ hai, ngoại ngữ mang đến những cơ hội và tương lai rộng mở. Việc được thử sức mình ở khắp nơi trên thế giới sẽ giúp cho bạn tiếp cận được những thứ thực sự tiên tiến và tiến bộ. giờ đây, ngoại ngữ mở ra cho bạn cơ hội làm việc ở những đất nước khác nhau, tiền đồ rộng mở cũng là nhờ ngoại ngữ. Thứ ba, ngoại ngữ cũng là sự kết nối mở rộng mối quan hệ. Khi biết thêm 1 loại ngoại ngữ tức là chúng ta đã có thể kết bạn thêm với những con người đáng mến ở những nước khác. Tóm lại, việc học ngoại ngữ là tiên quyết để có thể hội nhập và phát triển bản thân.
Nghị luận xã hội sự cần thiết của việc học ngoại ngữ - Mẫu 5
Ngay từ khi mới xuất hiện, ngôn ngữ đã vô cùng đa dạng và sinh động. Mỗi quốc gia luôn có một thứ tiếng riêng cùng với tất cả tình yêu và niềm tự hào, chúng ta trìu mến gọi đó là “tiếng mẹ đẻ”. Nhưng liệu rằng, chỉ biết mỗi tiếng nước mình như thế có đủ? Bàn về vấn đề này, chúng ta có thể nhận được rõ tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ.
Càng biết thêm nhiều ngôn ngữ, những đường biên giới càng nới sẽ càng rộng ra và thế giới càng rộng mở, chúng ta càng có thêm khả năng giao tiếp được với nhiều người, tiếp cận được với nhiều cuốn sách chứa đựng nhiều vùng chân trời mới. Nhìn nhận ngôn ngữ đúng với vai trò của chúng, ta mới nhận ra biết thêm một ngoại ngữ thực sự là tìm hiểu để biết thêm một thế giới.
Ngoại ngữ với vai trò trong giao tiếp, là con đường kết nối giữa chúng ta với những người bạn trên toàn cầu, mà mỗi người bạn đó sẽ là một người thầy dạy cho chúng ta nhiều điều bổ ích. Còn gì tuyệt vời hơn nếu như trong một buổi triển lãm tranh mà chúng ta có cơ hội được trao đổi cảm nhận của bản thân với một người bạn nước Ý – một người con được sinh ra và lớn lên trong cái nôi của hội họa Phục Hưng, để cùng nhau sẻ chia cảm nhận cá nhân và cũng để có những cái nhìn toàn diện hơn khi rung cảm nghệ thuật được soi chiếu bằng cả một nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Cũng tương tự như thế với mọi ngành nghệ thuật và các ngành khoa học khác.
Hơn thế nữa, ngoại ngữ còn giúp bạn tự tin hơn trong quá trình giao tiếp. Có thể bạn sẽ chỉ sinh sống ở Việt Nam, không đặt mục tiêu làm việc hoặc du lịch tới một đất nước khác, nhưng bạn có chắc rằng sẽ không bao giờ gặp phải một vị khách du lịch nước ngoài hỏi đường hoặc nhờ giới thiệu về danh thắng ở quê hương. Bạn tin chắc rằng, trong buổi tiệc chào mừng bạn mình là một du học sinh mới về nước sẽ không có bất cứ một vị khách nước ngoài nào? Trong buổi tiệc của công ty mà bạn làm sau này cũng chỉ toàn là người Việt Nam? Những lúc đó ta mới thấy, thế giới của bản thân thực sự nhỏ bé và hạn hẹp đến mức nào khi không trang bị cho mình ngoại ngữ. Còn gì lạc lõng hơn việc cô đơn giữa một đám đông đang nói cười trao đổi với nhau bằng một ngôn ngữ mà chúng ta không thể nào hiểu được ngay trên quê hương mình?
Hơn thế nữa, ngoại ngữ còn có vai trò là phương tiện của tư duy giúp chúng ta có thể tiếp thu được kho tàng tri thức của toàn nhân loại. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi internet đã trở nên hết sức phổ biến và những công cụ tìm kiếm trên mạng đang ngày càng được mở rộng và hoàn thiện. Ta có thể dễ dàng tìm được các công trình nghiên cứu và các tài liệu khoa học về bất kì ngành nghề nào mà mình quan tâm. Tuy nhiên, có một thực tế rằng phần lớn những tài liệu đó được viết bằng tiếng Anh – ngôn ngữ chuẩn quốc tế hiện nay. Khi ấy, nếu chúng ta có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh, thì chẳng phải chúng ta sẽ dễ dàng tiếp thu được những tinh hoa văn hóa của nhân loại hay sao. Tất nhiên, sẽ có người nói chúng ta có thể tìm tới những người phiên dịch hoặc dựa vào những công cụ giúp chuyển đổi ngôn ngữ. Nhưng tất nhiên, trong chúng ta ai cũng biết rằng công cụ chuyển đổi ngôn ngữ đã được lập trình sẵn nên dịch theo cách đơn lẻ, từng từ một. Do đó, rất khó để có thể hiểu đúng và đầy đủ ý nghĩa của những văn bản chúng ta cần. Nhờ người phiên dịch có thể sẽ giúp chúng ta dễ hiểu hơn, nhưng sẽ chẳng bao giờ bạn có thể khám phá được vấn đề trực tiếp bằng cảm quan của mình mà luôn phải đi vay mượn góc nhìn và góc cảm nhận của người khác.
Trong xu thế toàn cầu hóa, mà biểu hiện rõ ràng nhất là sự hội nhập kinh tế giữa những quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới đã tác động vô cùng mạnh mẽ tới từng cá nhân trên mỗi quốc gia. Đó không chỉ là hợp tác về lĩnh vực kinh tế, mà còn là sự giao lưu về văn hóa giữa nhiều quốc gia, nên việc thông thạo ngoại ngữ đang dần trở thành một xu thế tất yếu và bắt buộc. Biết thêm một loại ngôn ngữ là biết thêm một thế giới, không chỉ thông qua sự tìm hiểu trên sách báo của đất nước họ mà đó còn là tấm vé “thông quan” giúp chúng ta trực tiếp trải nghiệm đời sống và văn hóa của họ, tham gia lao động tại những công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoặc có đối tác là người nước ngoài. Đó không chỉ là thế giới trên tấm bản đồ địa lí mà còn là thế giới sống động ngay trước mắt bạn và trong tinh thần của bạn.
Mặc dù có ý nghĩa to lớn như thế nhưng thực trạng học ngoại ngữ của chúng ta thời điểm hiện nay vẫn chưa mấy khả quan. Đại đa số học sinh học tiếng Anh suốt những năm tại trường nhưng không thể nào sử dụng tiếng Anh với tư cách như một ngôn ngữ. Nhiều người chỉ có thể làm những bài tập về cấu trúc ngữ pháp mà không thể nói hoặc nghe một câu ngoại ngữ đơn giản. Phần lớn mọi người cảm thấy vô cùng mệt mỏi và chán nản khi phải học tiếng Anh và muốn bỏ cuộc giữa chừng.
Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này, có thể do phương pháp giáo dục ở các trường chỉ chú trọng tới cấu trúc ngữ pháp để có thể vượt qua được những bài kiểm tra. Do số lượng lớp khá đông nên dù đổi mới phương pháp thì cũng chỉ có thể phù hợp với một vài bạn học sinh chứ không phải là tất cả. Và bản thân môn tiếng Anh hoặc bất kì ngôn ngữ nào khác cũng là một bộ môn vô cùng khó. Nhất là đối với những trường nằm ở vùng sâu vùng xa, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, phương tiện học tập vẫn còn thiếu thốn.
Song nguyên nhân trực tiếp nhất vẫn là do mỗi chúng ta chưa nhìn nhận được vai trò quan trọng của việc học ngoại ngữ một cách đúng mực. Mặc dù ngoại ngữ là môn thi bắt buộc ở trong kì thi trung học phổ thông quốc gia, nhưng nhiều bạn vẫn còn học đối phó hoặc trì hoãn bằng suy nghĩ “để mai tính”. Đi kèm với nó chính là thái độ học sao nhãng, chưa kiên trì và khả năng tự học là chưa cao. Sự e dè và ngần ngại giao tiếp cũng trở thành một rào cản trong quá trình sử dụng ngoại ngữ. Lối suy nghĩ ỷ lại vào chỉ sinh sống ở Việt Nam nên không cần phải biết thêm ngoại ngữ đã ăn sâu vào tư tưởng của rất nhiều người, khiến chúng ta quên mất rằng chỉ sinh sống ở Việt Nam nhưng vẫn có thể sử dụng ngoại ngữ như một phương tiện hoặc một công cụ giúp phục vụ chúng ta trong quá trình học tập, vui chơi hay đời sống sau này. Rất nhiều người nhờ ngoại ngữ đã có thể thay đổi cuộc sống, nhận học bổng từ những trường học danh tiếng, dễ dàng có một công việc dành cho bản thân, thỏa sức khám phá cũng như trải nghiệm những nền văn hóa khác, trở thành một công dân của toàn cầu. Muốn hiện đại cần phải có giá trị truyền thống làm nên nền tảng nhưng không thể thiếu đi sự thúc đẩy của ngoại ngữ. Bởi vậy, giải pháp để cải thiện được tình hình ngoại ngữ chính là điều cần thiết.
Mỗi chúng ta đều phải có ít nhất bảy năm học ngoại ngữ ở trên ghế nhà trường. Bởi vậy, sự cập nhật, đổi mới phương pháp giảng dạy trong các nhà trường là giải pháp đầu tiên cần phải thực hiện. Những hoạt động ngoại khóa sẽ là một sân chơi bổ ích và là nơi để mỗi học sinh có thể giao lưu, học hỏi lẫn nhau và thực hành được tiếng. Sự cách biệt giữa những vùng miền phải được rút ngắn bằng cách chú trọng vào việc đầu tư cho những vùng vẫn còn khó khăn. Và hơn hết, mỗi chúng ta cần phải tự ý thức về tác dụng hết sức to lớn của ngoại ngữ và thế giới mới mẻ và tươi đẹp mà ngoại ngữ mang đến để có ý thức trau dồi ngoại ngữ cũng như kiên trì và cố gắng vượt qua những khó khăn xuất hiện trong quá trình học tập. Chúng ta có thể năng động và mạnh dạn trong quá trình giao tiếp với những người nước ngoài, đọc các bài nghiên cứu ngắn về những lĩnh vực yêu thích, nghe nhạc hoặc xem các bộ phim ý nghĩa bằng nhiều ngôn ngữ. Sử dụng ngoại ngữ như một thế đối sánh nhằm khắc sâu những đặc điểm của tiếng Việt, hướng tới việc sử dụng đúng, sử dụng hay tiếng nước mình và ngược lại.
Xã hội hiện đại đã biến ngoại ngữ trở thành một chiếc chìa khóa vạn năng mở được hàng ngàn thế giới mới. Muốn nắm bắt chiếc chìa khóa ấy còn phụ thuộc vào suy nghĩ, quyết định cũng như hành động của chúng ta ngày hôm nay.
Nghị luận xã hội sự cần thiết của việc học ngoại ngữ - Mẫu 6
Trong thời đại ngày nay, việc trở thành công dân toàn cầu đòi hỏi chúng ta không chỉ hiểu biết về ngoại ngữ mà còn phải sở hữu sâu sắc, tận hưởng những trải nghiệm đa dạng mà thế giới rộng lớn mang lại. Ngoại ngữ, như một tấm vé thông hành, không chỉ giúp con người vươn tới những chân trời mới mở ra trước mắt, mà còn là cánh cửa kết nối với văn hóa, tri thức, và cơ hội nghề nghiệp không ngừng mở rộng.
Khái niệm về ngoại ngữ không chỉ dừng lại ở ngôn ngữ nước ngoài, nó còn là cầu nối giữa tiếng nói dân tộc và thế giới. Từ thời xa xưa, việc học tiếng nước ngoài không chỉ là phương tiện giao thương mà còn là cách tốt nhất để hiểu biết về văn hóa, lịch sử, và đời sống của các quốc gia khác nhau. Điều này đã trở thành một xu hướng phổ biến trong xã hội loài người, khiến ngoại ngữ trở thành một môn học bắt buộc không thể thiếu tại hầu hết các trường học trên toàn thế giới.
Học ngoại ngữ không chỉ mang lại lợi ích trong giao tiếp, mà còn mở ra những khía cạnh mới về tri thức và văn hóa. Việc sở hữu nhiều ngôn ngữ giúp chúng ta không chỉ có khả năng giao tiếp hiệu quả với nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội mà còn là cơ hội để khám phá và hiểu sâu về các vùng đất khác nhau trên thế giới. Ngôn ngữ mẹ đẻ thể hiện bản sắc dân tộc, trong khi ngoại ngữ mở ra cánh cửa đến những trang sách tri thức đa dạng, mang lại sự hiểu biết sâu rộng về thế giới đa văn hóa mà chúng ta đang sống.
Một số lợi ích khác của việc học ngoại ngữ bao gồm việc rèn luyện tư duy và trí nhớ. Việc học một ngôn ngữ mới không chỉ là một hoạt động tinh thần mà còn là một cách tốt để giảm căng thẳng và áp lực. Ngoài ra, trong thị trường lao động hiện nay, việc sở hữu kỹ năng ngoại ngữ mở ra nhiều cơ hội việc làm hơn. Doanh nghiệp đòi hỏi ứng viên có trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, để làm việc hiệu quả trong môi trường quốc tế.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong hành trình bôn ba khắp năm châu, đã là một ví dụ sống về tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ. Ngoại ngữ đã giúp Người vượt qua những khó khăn trong lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống cao quý và tinh hoa văn hóa thế giới trong cách Bác tự tin giao tiếp với người nước ngoài là một điều học thuật mà chúng ta có thể rút ra.
Tuy nhiên, giữa thời đại 4.0, vẫn còn những người coi thường việc học ngoại ngữ hoặc học theo cách "chống đối". Sự không cân bằng giữa ngữ pháp và phát âm có thể để lại những hậu quả không ngờ, khiến họ trở thành những người lạc hậu trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng trở nên quan trọng. Điều này đặt ra một thách thức mới cho chúng ta, yêu cầu tích cực trau dồi ngoại ngữ hàng ngày, kết hợp giữa việc hiểu biết sâu rộng về ngôn ngữ và văn hóa, cùng việc phát triển kỹ năng mềm để tự tin vươn ra thế giới. Học ngoại ngữ không chỉ là một kỹ năng, mà là một cánh cửa mở ra cho sự thành công và sự hiểu biết đa chiều về thế giới đa dạng mà chúng ta đang sống.
Nghị luận xã hội sự cần thiết của việc học ngoại ngữ - Mẫu 7
Việt Nam, trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đặt ra những thách thức đặc biệt về tri thức, kỹ năng và sự chuyên sâu trong ngôn ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh - ngôn ngữ đang trở thành "tiếng mẹ đẻ" thứ hai của nhiều người. Trong bối cảnh này, sự khác biệt giữa những người thành thạo Tiếng Anh và những người không thể tự tin giao tiếp bằng ngôn ngữ quốc tế trở nên rõ ràng và đặt ra nhiều câu hỏi đáng quan tâm.
Một số bạn đã đạt được sự thành thạo trong việc sử dụng Tiếng Anh hay các ngôn ngữ khác của quốc tế, có thể là do tài năng tự nhiên hoặc sự chăm chỉ và nỗ lực học tập. Đôi khi, sự hỗ trợ và thúc đẩy từ gia đình cũng đóng vai trò quan trọng, giúp họ duy trì và phát triển khả năng ngôn ngữ của mình. Quan trọng hơn, những người này đã nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng Tiếng Anh trong môi trường quốc tế.
Tuy nhiên, đối diện với đó, có những người không thể tự tin sử dụng ngôn ngữ quốc tế. Có thể đó là do thiếu tố chất tự nhiên, nhưng đôi khi cũng có thể do thiếu sự chăm chỉ hoặc không có điều kiện để đầu tư đầy đủ vào quá trình học tập ngôn ngữ. Trong thời đại hiện nay, việc không thể sử dụng một ngôn ngữ quốc tế như Tiếng Anh có thể đặt người đó vào tình trạng rủi ro cao, khiến họ khó có cơ hội làm việc trong các tổ chức lớn, thậm chí đối mặt với nguy cơ thất nghiệp, dù kiến thức chuyên môn của họ có vững đến đâu.
Là một học sinh, tôi đang không ngừng nỗ lực, rèn luyện để nâng cao khả năng sử dụng Tiếng Anh của mình. Điều này không chỉ để mở ra cơ hội việc làm trong tương lai, mà còn để mở rộng cơ hội khác như du học và giao lưu văn hóa. Việc học ngôn ngữ không chỉ là việc học một kỹ năng, mà là chìa khóa mở ra những cánh cửa của tương lai đa dạng và phong phú.
Nghị luận xã hội sự cần thiết của việc học ngoại ngữ - Mẫu 8
Trong bối cảnh hiện nay, khi thế giới ngày càng hội nhập và toàn cầu hóa, việc nắm vững ngoại ngữ không chỉ trở thành một lựa chọn, mà còn là một điều kiện tiên quyết để không bị tỏ ra lạc hậu, để mỗi cá nhân có thể tự tin tự do khám phá và giao lưu với thế giới xung quanh. Ngoại ngữ, là ngôn ngữ của các quốc gia khác biệt với tiếng mẹ đẻ, đang đặt ra những thách thức và cơ hội đầy hấp dẫn, đồng thời mang theo trách nhiệm lựa chọn phù hợp với nhu cầu và mục tiêu cá nhân cũng như yêu cầu công việc.
Vai trò hàng đầu của việc học ngoại ngữ không chỉ đơn thuần là một kỹ năng, mà là một cầu nối mạnh mẽ. Để hòa mình vào một quốc gia, việc hiểu biết và sử dụng thành thạo ngôn ngữ của nơi đó là không thể phủ nhận. Điều này tạo ra khả năng giao tiếp, làm việc, và tương tác một cách mượt mà giữa các cá nhân đến từ các nền văn hóa khác nhau. Nó chính là chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa cho sự hội nhập vào thế giới rộng lớn, là vũ khí mạnh mẽ giúp phát triển bản thân và tồn tại ở mọi nơi trên hành tinh.
Thứ hai, ngoại ngữ không chỉ là kỹ năng, mà còn là cánh cửa đưa đến những cơ hội và tương lai mở rộng. Việc thử thách bản thân ở khắp nơi trên thế giới giúp chúng ta tiếp cận những ý tưởng và công nghệ tiên tiến, đồng thời mở ra những cánh cửa làm việc tại những quốc gia mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng. Ngày nay, ngoại ngữ không chỉ là chìa khóa nghề nghiệp mà còn là nguồn lực quý báu giúp mở rộng tầm nhìn và định hình tương lai.
Thứ ba, ngoại ngữ không chỉ đơn thuần là một kỹ năng, mà còn là một sự kết nối mở rộng mối quan hệ giữa con người. Việc nắm vững một loại ngoại ngữ không chỉ là việc học ngữ pháp và từ vựng, mà còn là cơ hội để kết nối với những cá nhân đáng quý từ những quốc gia khác nhau. Điều này tạo ra một môi trường tương tác, giao lưu, và chia sẻ văn hóa, làm cho cuộc sống trở nên đa dạng và phong phú hơn.
Tổng kết lại, việc học ngoại ngữ không chỉ là một quá trình học tập, mà là một hành trình khám phá và phát triển bản thân. Đó là cầu nối mở ra thế giới, là nguồn động viên và sức mạnh để chúng ta vươn lên và tỏa sáng trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng trở nên quan trọng.