TOP 20 Đoạn văn Nghị luận về phương pháp học tập 2024 SIÊU HAY

111

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Đoạn văn Nghị luận về phương pháp học tập gồm 13 bài văn mẫu giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Đoạn văn Nghị luận về phương pháp học tập

Đoạn văn Nghị luận về phương pháp học tập - Mẫu 1

Trong cuộc sống, chúng ta phải có tinh thần tự học vì việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu trí thức cao trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Một trong những phương pháp học tập hiệu quá là người học phải có tinh thần tự học. "Tinh thần" là thái độ, ý nghĩ định hướng cho hành động của con người. "Tự học" là chủ động học tập, thực hành, tự thu thập kiến thức từ người khác hoặc từ sách vở. Vậy, "tinh thần tự học" là ý thức tự chủ, tự giác trong việc tiếp thu kiến thức, luyện tập kỹ năng. Những biểu hiện cụ thể của tinh thần tự học là chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ trọng tâm bài học, tự giác làm bài tập và chủ động tìm kiếm thêm các tài liệu hay bài tập có liên quan để mở rộng kiến thức. Phương pháp tự học chắc chắn sẽ mang lại nền tảng kiến thức vững chắc và những kết quả học tập tốt, hoàn toàn trái ngược hẳn với lối học thụ động, chỉ trông chờ vào người khác. Tóm lại, mỗi học sinh nên tự rèn luyện cho mình tinh thần tự học để việc học tập luôn có được hiệu quả tốt nhất.

TOP 20 Đoạn văn Nghị luận về phương pháp học tập 2024 SIÊU HAY (ảnh 1)

Đoạn văn Nghị luận về phương pháp học tập - Mẫu 2

Lê-nin đã từng khuyên nhủ con người: “Học, học nữa, học mãi”. Con người dù ở bất cứ độ tuổi, hoàn cảnh nào cũng cần phải tích cực học tập. Nhưng chúng ta cần phải có những phương pháp học tập, nghiên cứu đúng đắn. Trước hết, phương pháp học tập là cách thức, đường lối có tính hệ thống để có thể lĩnh hội được kiến thức một cách hiệu quả nhất. Có rất nhiều phương pháp học tập khác nhau mà chúng ta có thể áp dụng. Mỗi phương pháp học tập đều sẽ đem lại cho con người một hiệu quả nhất định. Những kiến thức được lĩnh hội ở trên lớp do thầy cô giảng dạy là nền tảng mà mỗi người cần có. Việc học tập kết hợp với thực hành sẽ giúp con người hiểu sâu hơn về vấn đề được tìm hiểu. Tự học giúp rèn luyện các kỹ năng, nâng cao khả năng sáng tạo. Tổ chức các nhóm học tập sẽ giúp mỗi người rèn luyện được tư duy phản biện, khả năng làm việc nhóm… Chính vì vậy, chúng ta cần phải có sự kết hợp giữa các phương pháp học tập để đạt được hiệu quả cao nhất. “Người không học như ngọc không mài” - mỗi con người cần phải tích cực học tập để hoàn thiện bản thân ngày một tốt đẹp hơn.

Đoạn văn Nghị luận về phương pháp học tập - Mẫu 3

Trong quá trình học tập, chúng ta có thể có rất nhiều phương pháp học tập, nghiên cứu khác nhau. Khi có được một phương pháp đúng đắn, người học không chỉ tiết kiệm được thời gian, mà còn nâng cao hiệu quả học tập. Bên cạnh học tập ở trường học, việc chú ý nghe giảng, ghi chép các nội dung chính khoa học. Thì việc học hỏi thông qua quá trình trao đổi giữa học sinh và giáo viên, giữa học sinh và học sinh cũng vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, mỗi người cũng cần nâng cao tinh thần tự học. Bởi vì khối tri thức của nhân loại giống như một đại dương vô cùng rộng lớn. Việc chủ động tìm tòi, học hỏi sẽ giúp chúng ta nâng cao được hiểu biết, rèn luyện được các kĩ năng cần thiết cho bản thân. Đồng thời, việc tự học cũng giúp cho mỗi người trở nên năng động, sáng tạo hơn khi rèn luyện được lối tư duy của chính mình. Học tập không phải là con đường duy nhất giúp con người đến với thành công. Nhưng học tập lại là con đường ngắn nhất để đạt được điều đó. Chính vì vậy, mỗi người hãy tìm cho mình một phương pháp học tập, nghiên cứu đúng đắn, phù hợp.

Đoạn văn Nghị luận về phương pháp học tập - Mẫu 4

Với sự phát triển của khoa học - công nghệ, con người càng có nhiều cơ hội để tiếp cận với kho tri thức đồ sộ của nhân loại. Bởi vậy mà chúng ta cũng cần phải có những phương pháp học tập phù hợp, hiệu quả. Phương pháp học tập là cách thức, đường lối có tính hệ thống giúp con người lĩnh hội được tri thức một cách hiệu quả nhất. Phương pháp học tập truyền thống nhất được giữ gìn từ xưa đến nay là lắng nghe lời giảng của thầy cô giáo, kết hợp với ghi chép. Phương pháp này sẽ giúp chúng ta nắm vững được lượng kiến thức cơ bản nhất. Nhưng hiện nay, con người cần nhiều hơn là thế. Bởi vậy việc tìm ra các phương pháp học tập mới là vô cùng cần thiết. Việc học tập kết hợp với thực hành, hay việc học tập thông qua trao đổi nhóm, đặc biệt là tự học tập… đều là những phương pháp cần thiết mà chúng ta có thể áp dụng. Phương pháp học tập nghiên cứu giúp cho chúng ta lĩnh hội thêm nhiều kiến thức, rèn luyện các kỹ năng cần thiết. Ông cha ta có câu “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nhằm để cao vai trò của việc tự khám phá, tìm hiểu trong cuộc sống. Như vậy, có thể khẳng định, phương pháp học tập nghiên cứu là cần thiết trong quá trình học tập.

Đoạn văn Nghị luận về phương pháp học tập - Mẫu 5

Trong học tập chúng ta có rất nhiều phương pháp học hiệu quả. Các bạn biết là những phương pháp nào không? Chép bài của bạn, không làm bài tập chăng? Không, điều đó là sai hoàn toàn. Chúng ta trước hết phải định hình trước mình hợp với loại học tập như thế nào. Tôi muốn các bạn làm được cái đó. Sau đó bạn lập thời khóa biểu. Khi đã biết mình cần học những gì và làm thế nào để tận dụng các nguồn hỗ trợ sẵn có, bạn hãy ngồi xuống và lập lịch học. Dành riêng các khoảng thời gian cho việc học tập và bám sát vào lịch học. Bạn cần suy nghĩ tích cực hết sức có thể khi ngồi xuống học bài. Tâm trạng lo âu sẽ khiến buổi học của bạn kém hiệu quả hơn và bạn khó nhớ được các kiến thức hơn. Hãy cố gắng suy nghĩ tích cực trong khi học bài và đừng so sánh mình với những người khác và để hiệu quả bạn nên chọn nơi yên tĩnh để học như thư viện phòng riêng...

TOP 20 Đoạn văn Nghị luận về phương pháp học tập 2024 SIÊU HAY (ảnh 2)

Đoạn văn Nghị luận về phương pháp học tập - Mẫu 6

Trong cuộc sống tất cả mọi người đều mong muốn thành đạt, có vị trí trong xã hội, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Để vươn tới được mục đích ấy, ai cũng phải học tập để có kiến thức sau đó vận dụng vào cuộc sống. Vì vậy mối quan hệ giữa học và hành vô cùng gắn bó. Tuy nhiên, để kết hợp một cách hiệu quả, chúng ta cần bàn đôi điều. Trong bài “Bàn luận về phép học”của La Sơn Phu Tử, tác giả đã chỉ rõ học chân chính là học làm người, học từ dưới lên cao, từ dễ đến khó, hoặc để áp dụng vào cuộc sống, giúp cuộc sống nhân dân ấm no, hạnh phúc. Điều đó là rất đúng, vì vậy để học và hành có ý nghĩa, chúng ta thử bàn bạc nếu học mà không hành thì sao? Nếu chỉ học vì mục đích lấy danh thơm để chứng tỏ với mọi người vậy ta có học chỉ uổng phí và mấy thời gian. Hoặc nhiều người đi học để lấy điểm, lấy bằng cấp, theo đuổi chức vụ là những người phục vụ cá nhân, ích kỉ mà không vận dụng kiến thức để làm sao cho có sản phẩm quả là đáng trách.Hành mà không học đôi khi cũng có kết quả nhưng không chắc chắn, kết quả không cao bởi vì quá trình thực hiện công việc chưa có cơ hội kế thừa thế hệ trước bằng kinh nghiệm cũng như lý thuyết. Thậm chí hành mà không học có thể dẫn đến thất bại, phá sản,….Chính vì những vấn đề đã nêu ra ở phần trên, học không hành là vô ích, hành không học thì không có hiệu quả. Vì vậy, chúng ta phải kết hợp học đi đôi với hành. Sự kết hợp này chắc chắn đạt được kết quả cao. Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu lý thuyết, chúng ta vận dụng ngày vào thực tế sẽ có kinh nghiệm để sáng tạo, sửa đổi cho phù hợp, từ đó chúng ta sẽ rút ra được không ít những kinh nghiệm đẻ sáng tạo, sửa đổi cho phù hợp thì tiến độ làm vào sản phẩm sẽ nhanh, hiệu quả, có giá trị kinh tế.Vậy mỗi chúng ta hãy hiểu và thực hiện 2 yếu tố học và hành sẽ góp phần tạo ra của cải vật chất để xây dựng đất nước. Từ đó đưa dân tộc vượt đói, vượt nghèo, đứng ngang bằng với các nước trên thế giới vì trong quá trình học chúng ta đã tiếp thu được những kiến thức, văn minh của nhân loại. Từ đó ta hãy hiểu lối học chân chính của La Sơn Phu Tử, nếu học không chân chính sẽ dẫn đến mất nước quả là rất đúng. Riêng em, em sẽ vận dụng vào việc học và hành để có kiến thức trở thành một người công dân có đạo đức, hoàn thành trọng trách mà nhà nước giao phó cho mình.

Đoạn văn Nghị luận về phương pháp học tập - Mẫu 7

Đối với mỗi học sinh thì phương pháp học tập là yếu tố quan trọng cần có để có thể đạt được thành tích học tập tốt và hiệu quả. Phương pháp học tập đúng đắn không chỉ giúp cho học sinh tiết kiệm được một khoảng thời gian cho chính bản thân mình mà vẫn đạt được hiệu quả trong công việc học tập. Phương pháp học tập đầu tiên đó chính là học chủ động, học tranh thủ. Trên lớp, các bạn học sinh hãy luôn chăm chú tập trung lắng nghe thầy cô giảng bài. Sau đó, về nhà khi làm bài tập, luyện tập thì hãy cố gắng làm hết những yêu cầu được thầy cô giao cho. Một số khoảng thời gian rảnh rỗi như ngồi xe buýt hay giờ ra chơi thì học sinh có thể tranh thủ trao đổi kiến thức với các bạn, hoặc xem lại sách vở, chuẩn bị bài mới và đọc lại bài cũ. Phương pháp học tập thứ hai đó chính là tự học. Bên cạnh việc nghe thầy cô giáo giảng bài, việc tự học ở nhà cũng là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Việc tự học sẽ giúp mỗi người có thể chủ động lĩnh hội và tiếp thu kiến thức nhanh và khắc sâu hơn nữa. Tự học chính là chìa khóa thành công trong học tập của biết bao những doanh nhân vĩ đại. Tự học, tự đọc, tự mình khám phá chân trời tri thức và trao đổi với mọi người xung quanh. Đó chẳng phải là một phương pháp học hiệu quả và thú vị hay sao?

Đoạn văn Nghị luận về phương pháp học tập - Mẫu 8

Trong cuộc sống, chúng ta phải có tinh thần tự học vì việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu trí thức cao trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Một trong những phương pháp học tập hiệu quả là người học phải có tinh thần tự học. “Tinh thần” là thái độ, ý nghĩ định hướng cho hành động của con người. “Tự học” là chủ động học tập, thực hành, tự thu thập kiến thức từ người khác hoặc từ sách vở. Vậy, “tinh thần tự học” là ý thức tự chủ, tự giác trong việc tiếp thu kiến thức, luyện tập kỹ năng. Những biểu hiện cụ thể của tinh thần tự học là chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ trọng tâm bài học, tự giác làm bài tập và chủ động tìm kiếm thêm các tài liệu hay bài tập có liên quan để mở rộng kiến thức. Phương pháp tự học chắc chắn sẽ mang lại nền tảng kiến thức vững chắc và những kết quả học tập tốt, hoàn toàn trái ngược hẳn với lối học thụ động, chỉ trông chờ vào người khác. Tóm lại, mỗi học sinh nên tự rèn luyện cho mình tinh thần tự học để việc học tập luôn có được hiệu quả tốt nhất.

TOP 20 Đoạn văn Nghị luận về phương pháp học tập 2024 SIÊU HAY (ảnh 3)

Đoạn văn Nghị luận về phương pháp học tập - Mẫu 9

Vladimir Lenin đã từng khuyên người ta rằng: "Học, học nữa, học mãi." Khuyên bảo này vẫn còn có giá trị ngay cả khi chúng ta ở bất kỳ độ tuổi nào và trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, để học một cách hiệu quả, chúng ta cần phải áp dụng những phương pháp và hình thức nghiên cứu phù hợp. Phương pháp học tập không chỉ đơn giản là cách chúng ta học, mà còn là một hệ thống cách tiếp cận kiến thức một cách có hệ thống để hiểu và nắm bắt nó một cách hiệu quả nhất. Có nhiều phương pháp học tập khác nhau mà chúng ta có thể áp dụng, và mỗi phương pháp đều có thể đem lại hiệu quả khác nhau. Kiến thức được chia sẻ và truyền đạt trên lớp học do giáo viên giảng dạy tạo nên nền tảng cần thiết. Tuy nhiên, việc kết hợp học tập với thực hành sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về các vấn đề chúng ta nghiên cứu. Tự học đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng và tăng cường khả năng sáng tạo. Tổ chức các nhóm học tập có thể giúp mỗi người rèn luyện tư duy phản biện và kỹ năng làm việc nhóm. Chính vì vậy, sự kết hợp giữa các phương pháp học tập sẽ đem lại hiệu quả cao nhất. Tóm lại, câu ngạn ngữ "Người không học như ngọc không mài" nhấn mạnh rằng mỗi con người cần tích cực học tập để phát triển và hoàn thiện bản thân, từ đó trở nên tốt hơn mỗi ngày.

Đoạn văn Nghị luận về phương pháp học tập - Mẫu 10

Trong cuộc hành trình đầy hứng thú của cuộc sống, không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng tuyệt vời của việc học hỏi. Chúng ta đều biết rằng tri thức là nguồn năng lượng dẫn đường cho sự phát triển cá nhân và sự phồn thịnh của đất nước. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta phải có tinh thần tự học để thực sự tận dụng tri thức này. "Tinh thần" ở đây không chỉ đơn thuần là tư duy hay thái độ, mà còn chứa đựng ý nghĩa lớn hơn. Nó là sự định hướng cho những hành động chúng ta thực hiện trong quá trình học tập. "Tự học" không chỉ là việc tiếp thu kiến thức từ sách và người khác, mà còn là sự chủ động, tự giác và sáng tạo trong việc học hỏi và thực hành. Tinh thần tự học thể hiện qua việc chúng ta chăm chỉ lắng nghe giảng dạy của thầy cô, ghi chép đầy đủ những điểm quan trọng trong bài học, tự mình thực hành và làm bài tập, cùng với việc tìm kiếm và tìm hiểu thêm về kiến thức từ các nguồn tài liệu khác. Phương pháp học tập tự học không chỉ giúp chúng ta xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc, mà còn giúp chúng ta đạt được những kết quả học tập xuất sắc. Điều này hoàn toàn trái ngược với lối học thụ động, trong đó chúng ta chỉ đợi người khác đổ kiến thức vào đầu mình mà không đóng góp chính bản thân vào quá trình học tập. Tóm lại, mỗi người học, không chỉ là học sinh mà còn là bất kỳ ai trong cuộc sống, nên trang bị cho mình tinh thần tự học. Tinh thần này sẽ giúp họ khám phá thế giới xung quanh, làm cho học tập trở nên thú vị và hiệu quả hơn bao giờ hết.

Đoạn văn Nghị luận về phương pháp học tập - Mẫu 11

Đối với mỗi học sinh, phương pháp học tập chính là yếu tố quan trọng và không thể thiếu để đạt được thành tích học tập xuất sắc và hiệu quả. Một phương pháp học tập chính xác không chỉ giúp học sinh tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo kết quả học tập tốt. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số phương pháp học tập hữu ích. Phương pháp học tập đầu tiên là học chủ động và tận dụng mọi cơ hội học. Trong lớp học, hãy luôn tập trung lắng nghe giảng bài của giáo viên. Sau khi học xong, khi làm bài tập và ôn tập, hãy cố gắng hoàn thành mọi yêu cầu mà giáo viên giao. Những khoảng thời gian rảnh rỗi như khi đi xe buýt hoặc trong giờ nghỉ chơi, học sinh có thể tận dụng thời gian này để trao đổi kiến thức với bạn bè, xem lại sách giáo trình, chuẩn bị cho bài học tiếp theo, hoặc đọc lại các bài đã học. Phương pháp này sẽ giúp học sinh tận dụng mọi cơ hội học tập. Phương pháp học tập thứ hai là tự học. Bên cạnh việc nghe giảng bài từ giáo viên, việc tự học ở nhà cũng rất quan trọng. Tự học giúp học sinh trở nên tự chủ, có khả năng tự tìm hiểu và nắm bắt kiến thức nhanh chóng và sâu sắc hơn. Tự học thường là chìa khóa dẫn đến thành công trong học tập, và nó cũng là phương pháp mà nhiều doanh nhân vĩ đại đã áp dụng. Tự học bao gồm việc đọc sách, khám phá tri thức mới, và thậm chí trao đổi với mọi người xung quanh. Tự học không chỉ hiệu quả mà còn thú vị, có phải không? Hãy cùng áp dụng những phương pháp học tập này để đạt được kết quả tốt trong cuộc học tập của chúng ta.

Đoạn văn Nghị luận về phương pháp học tập - Mẫu 12

Trong cuộc sống, học hỏi là một hành trình đầy ý nghĩa và quan trọng đối với mọi con người. Việc thấu hiểu giá trị của kiến thức và tri thức trong cuộc sống là điều không thể phủ nhận. Đặc biệt, trong thời kỳ đất nước chúng ta đang trải qua sự đổi mới mạnh mẽ, việc học tập trở nên quan trọng hơn bao giờ hết để đáp ứng nhu cầu trí thức cao của thời đại. Tuy nhiên, để học tốt và hiệu quả, một phần quan trọng là chúng ta phải mang tinh thần tự học. Tinh thần ở đây không chỉ là thái độ hay quan điểm, mà nó còn là sức mạnh thúc đẩy hành động của con người. "Tự học" không chỉ đơn thuần là việc chủ động học tập và thực hành, mà còn là khả năng tự thu thập kiến thức từ nguồn sách vở và người khác. Tinh thần tự học đòi hỏi sự tự chủ, tự giác trong việc nắm bắt kiến thức và rèn luyện kỹ năng. Nó thể hiện qua việc chúng ta tập trung lắng nghe giảng bài của giáo viên, ghi chép kỹ càng những điểm quan trọng, chủ động thực hiện bài tập và tìm kiếm thêm tài liệu hoặc bài tập liên quan để mở rộng hiểu biết. Phương pháp học tập tự học đảm bảo sẽ xây dựng nên nền tảng kiến thức mạnh mẽ và đem lại thành tích học tập xuất sắc. Điều này hoàn toàn trái ngược với việc học theo lối thụ động, trong đó chúng ta chỉ đợi người khác truyền kiến thức cho chúng ta mà không đóng góp chính bản thân vào quá trình học tập. Tóm lại, tinh thần tự học là một yếu tố quan trọng giúp mỗi học sinh đạt được hiệu quả tốt nhất trong hành trình học tập của họ.

Đoạn văn Nghị luận về phương pháp học tập - Mẫu 13

Trong cuộc sống, mọi người đều khao khát thành công, một vị trí tốt trong xã hội, và cuộc sống hạnh phúc. Để đạt được điều này, việc học tập và ứng dụng kiến thức vào cuộc sống là vô cùng quan trọng. Mối liên hệ giữa học và hành đối với sự thành công của chúng ta không thể phủ nhận. Tuy nhiên, để thực hiện cả hai khía cạnh này một cách hiệu quả, chúng ta cần suy ngẫm thêm. Trong bài "Bàn luận về phép học" của La Sơn Phu Tử, tác giả đã rõ ràng chỉ ra rằng học thật sự là học để trở thành con người tốt hơn, học từ dưới lên, từ dễ đến khó, hoặc để áp dụng kiến thức vào cuộc sống, giúp cải thiện cuộc sống của nhân dân, mang lại hạnh phúc. Điều này hoàn toàn đúng, và vì vậy, chúng ta cần xem xét: liệu nếu chỉ học mà không hành thì chúng ta sẽ có được gì? Nếu học chỉ để đạt danh tiếng và thể hiện trước mọi người, liệu ta có đang lãng phí thời gian không? Hoặc cũng có trường hợp nhiều người học chỉ để đạt điểm số cao, để có bằng cấp, hoặc để theo đuổi vị trí xã hội mà không sử dụng kiến thức để góp phần vào xã hội. Họ chỉ tập trung vào lợi ích cá nhân, không xem xét cách áp dụng kiến thức để tạo ra sản phẩm hữu ích cho cộng đồng. Điều này đáng lẽ là đáng trách. Ý nghĩa của việc học và hành không thể phủ nhận. Học mà không hành là vô ích, còn hành mà không học có thể dẫn đến kết quả không chắc chắn, hoặc thậm chí là thất bại và thua lỗ. Chính vì vậy, chúng ta phải kết hợp cả hai khía cạnh này một cách thông minh. Sự kết hợp này đồng nghĩa với việc nghiên cứu và tìm hiểu lý thuyết trước, sau đó áp dụng vào thực tế. Nhờ vào việc này, chúng ta sẽ có thêm kinh nghiệm, có khả năng sáng tạo và điều chỉnh kiến thức để phù hợp với tình huống. Kết quả là chúng ta sẽ làm việc hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn, và tạo ra giá trị kinh tế. Mỗi người chúng ta cần hiểu rằng việc học và hành đồng thời đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Chúng ta có thể giúp dân tộc vượt qua đói nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống bằng cách ứng dụng kiến thức và văn minh mà chúng ta học được trong quá trình học. Hãy hiểu tầm quan trọng của lối học chân chính của La Sơn Phu Tử: nếu chúng ta không học chân chính, có thể dẫn đến tình trạng mất nước. Cá nhân tôi, tôi sẽ áp dụng cả hai khía cạnh này trong học tập và cuộc sống để trở thành một công dân đạo đức và hoàn thành trọng trách được giao phó từ nhà nước.

Đánh giá

0

0 đánh giá