Vở thực hành Ngữ văn 8 Bài 6: Chân dung cuộc sống | Soạn VTH Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

3.2 K

Với Soạn Vở thực hành Ngữ văn 8 Bài 6: Chân dung cuộc sống sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn VTH Ngữ văn 8 Bài 6: Chân dung cuộc sống

A. Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt trang 3

Văn bản 1: Mắt sói

Bài tập 1 trang 3 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc phần tóm tắt tác phẩm ở cước chú (1) trong SGK tr6 và điền thông tin vào sơ đồ mạch truyện sau đây để làm rõ cốt truyện đa tuyến trong tác phẩm “Mắt sói”

Đọc phần tóm tắt tác phẩm ở cước chú (1) trong SGK tr6 và điền thông tin vào sơ đồ mạch truyện

Trả lời:

Đọc phần tóm tắt tác phẩm ở cước chú (1) trong SGK tr6 và điền thông tin vào sơ đồ mạch truyện

Bài tập 2 trang 4 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc chương 2 trong SGK (tr6-9) và điền nội dung phù hợp vào sơ đồ sau:

Đọc chương 2 trong SGK (tr6-9) và điền nội dung phù hợp vào sơ đồ sau

Trả lời:

Đọc chương 2 trong SGK (tr6-9) và điền nội dung phù hợp vào sơ đồ sau

Bài tập 3 trang 4 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc phần (2) chương 2 (sgk tr7,8) và thực hiện các yêu cầu:

1. Điền các thông tin theo gợi dẫn vào sơ đồ sau:

Đọc phần (2) chương 2 (sgk tr7,8) và thực hiện các yêu cầu trang 4 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2

Đọc phần (2) chương 2 (sgk tr7,8) và thực hiện các yêu cầu trang 4 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2

2. Từ sơ đồ trên, khái quát đặc điểm tính cách nhân vật Sói Lam:

Trả lời:

1.

Đọc phần (2) chương 2 (sgk tr7,8) và thực hiện các yêu cầu trang 4 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2

2. Từ sơ đồ trên, khái quát đặc điểm tính cách nhân vật Sói Lam: là một con sói thông minh, mạnh mẽ, không bao giờ đùa, “nghiêm túc”, “uyên bác”, tính cách “vô cùng là sói”.

Bài tập 4 trang 5 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc phần (3), chương 3 (sgk trang 9 – 10) và điền nội dung phù hợp vào sơ đồ sau:

Đọc phần (3), chương 3 (sgk trang 9 – 10) và điền nội dung phù hợp vào sơ đồ sau

Trả lời:

Đọc phần (3), chương 3 (sgk trang 9 – 10) và điền nội dung phù hợp vào sơ đồ sau

Bài tập 5 trang 5 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc phần (4), Chương 3 (SGK, tr 10-12) và điền nội dung phù hợp vào bảng dưới đây:

Chi tiết thể hiện tình cảm của Châu Phi với Lạc Đà hàng xén

Chi tiết thể hiện suy nghĩ của Phi Châu về sư tử

Chi tiết thể hiện thái độ, tình cảm của Phi Châu với Báo

 

 

 

 

Từ bảng trên, ghi lại cảm nhận về nhân vật Phi Châu:

 

Trả lời:

Chi tiết thể hiện tình cảm của Châu Phi với Lạc Đà hàng xén

Chi tiết thể hiện suy nghĩ của Phi Châu về sư tử

Chi tiết thể hiện thái độ, tình cảm của Phi Châu với Báo

Phi Châu “mất hàng giờ” để tìm lạc đà Hàng Xén – người bạn đầu tiên của cậu bé.

Cậu là một người chăn cừu tốt, chỉ có vậy thôi. Cậu đã hiểu ra một điều rất đơn giản: Đàn cừu và dê không có kẻ thù. Nếu thi thoảng có sư tử hay báo ăn thịt một con dê cái thì chỉ vì nó đói.

Phi Châu kết bạn với Báo bằng tâm hồn tinh tế, tĩnh lặng, sự thấu cảm sâu sắc. 

Từ bảng trên, ghi lại cảm nhận về nhân vật Phi Châu: Phi Châu là một cậu bé có tâm hồn trong sáng, sâu sắc, tinh tế, có tấm lòng nhân hậu, trân trọng tình bạn, yêu thương loài vật, tôn trọng thiên nhiên.

 

Bài tập 6 trang 6 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Vai trò của hình ảnh mắt sói, mắt người trong việc tổ chức các sự kiện của cốt truyện.

Trả lời:

Hình ảnh mắt sói, mắt người ở phần đầu Chương 2, Chương 3 có tác dụng kết nối và chuyển mạch truyện, dẫn dắt người đọc vào những cuộc phiêu lưu đậm màu sắc cổ tích như những cuốn phim.

Bài tập 7 trang 6 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2:Qua câu chuyện của Sói Lam và cậu bé Phi Châu, tác giả muốn ca ngợi: 

- Qua câu chuyện của Sói Lam và cậu bé Phi Châu, tác giả muốn phê phán: 

- Tác động của câu chuyện đến suy nghĩ và tình cảm của em:

Trả lời:

- Qua câu chuyện của Sói Lam và cậu bé Phi Châu, tác giả muốn ca ngợi:  tình cảm anh em, tình bạn, lòng dũng cảm, sự hi sinh, thái độ tôn trọng thiên nhiên,… 

- Qua câu chuyện của Sói Lam và cậu bé Phi Châu, tác giả muốn phê phán: cách ứng xử thô bạo, tham lam của con người với thế giới tự nhiên.

- Tác động của câu chuyện đến suy nghĩ và tình cảm của em: thêm yêu động vật, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường,…

Bài tập 8 trang 6 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) kể lại sự kiện “Phi Châu và báo đã trở thành đôi bạn thân thiết” (bằng lời của nhân vật Báo)

Trả lời:

(1) Tôi là Báo - hiện đang làm công việc chăn dê và cừu cho Vua Dê. (2) Phi Châu là người đồng nghiệp và cũng là người bạn thân thiết nhất của tôi. (3) Cậu ấy là một đứa trẻ tội nghiệp mồ côi cha mẹ từ rất sớm và phải lưu lạc khắp nơi để kiếm sống cho chiến tranh nổ ra. (4) Trước khi đến đây làm việc, Phi Châu đã từng suýt bị bán cho lão Toa - một tên buôn khét tiếng nhờ có người bạn Hàng Xén giúp đỡ. (5) Nhưng sau lần đó, cậu ấy vẫn không thoát khỏi số phận bị bán như một món hàng cho Vua Dê. (6) Khi Phi Châu mới đến, tôi không ấn tượng nhiều về cậu ấy ngoài vẻ ngoài tội nghiệp. (7) Tuy nhiên, sau một thời gian dài cùng sống và làm việc, chúng tôi dần thân thiết với nhau hơn. (8) Phi Châu rất thông minh nên học việc nhanh chóng, đã vậy cậu ấy còn có tấm lòng giàu tình yêu thương với các con vật, nên luôn hoàn thành công việc xuất sắc. (9) Chính trái tim ấm áp và tấm lòng chân thành ấy của Phi Châu đã khiến chúng tôi nhanh chóng trở thành đôi bạn thân.

Thực hành Tiếng Việt trang 7

Bài tập 1 trang 7 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Gạch dưới trợ từ trong các câu sau và nêu tác dụng của việc sử dụng trợ từ ở từng trường hợp.

a. Nhưng điểm quan trọng nhất chính là con ngươi.

Tác dụng của trợ từ:

b. Nhưng chỉ có cách làm vậy và phải thật nhanh.

Tác dụng của trợ từ:

c. Ngay tới đầu ngón chân mình Sói Lam cũng nhìn thấy.

Tác dụng của trợ từ:

Trả lời:

a. Nhưng điểm quan trọng nhất chính là con ngươi.

Tác dụng của trợ từ: Nhấn mạnh đích xác điểm quan trọng nhất, tập trung sự chú ý của Phi Châu khi nhìn vào mắt sói là con ngươi chứ không phải cái gì khác.

b. Nhưng chỉ có cách làm vậy và phải thật nhanh.

Tác dụng của trợ từ: nhấn mạnh phạm vi được hạn định, biểu thị thái độ đánh giá của Sói Lam về cách thức cứu Ánh Vàng: đó là cách duy nhất để cứu Ánh Vàng thoát khỏi toán thợ săn mà không còn cách nào khác nữa.

c. Ngay tới đầu ngón chân mình Sói Lam cũng nhìn thấy.

Tác dụng của trợ từ: nhấn mạnh ý sự vật ở rất gần là “đầu ngón chân” của mình mà Sói Lam cũng không nhìn thấy khi nó cảm nhận sự tối tăm như một đường hầm bị sập dưới lòng đất trong con mắt của cậu bé Phi Châu.

Bài tập 2 trang 7 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Điền thông tin phù hợp vào bảng sau để cho biết những từ in đậm nào ở các cặp câu dưới đây là trợ từ và lí do xác định như vậy

Câu

Trợ từ

Không phải trợ từ

Lí do

a1. Và hẳn vì buồn nên Ánh Vàng muốn được nhìn thấy những điều mới mẻ.

 

 

 

a2. Nó mua những tám quyển truyện.

 

 

 

b1. Nó đoán ngay chuyện gì xảy đến.

 

 

 

b2. Nhà tôi ở ngay cạnh trường.

 

 

 

c1. Cậu bé ơi, ở đây ngày nào người ta chẳng bán đến hàng nghìn con lạc đà!

 

 

 

c2. Mùa đông sắp đến rồi.

 

 

 

Trả lời:

Câu

Trợ từ

Không phải trợ từ

Lí do

a1. Và hẳn vì buồn nên Ánh Vàng muốn được nhìn thấy những điều mới mẻ.

 

những là phó từ chỉ lượng

 

a2. Nó mua những tám quyển truyện.

những là trợ từ

 

Có ý nhấn mạnh, đánh giá việc “nó” mua tám quyển truyện là nhiều, vượt quá mức bình thường.

b1. Nó đoán ngay chuyện gì xảy đến.

 

ngay là phó từ chỉ sự không chậm trễ của hành động đoán

 

b2. Nhà tôi ở ngay cạnh trường.

ngay là trợ từ

 

Biểu thị ý nhẩn mạnh khoảng cách rất gần giữa vị trí của sự vật được nói đến (nhà tôi) so với địa điểm được lấy làm mốc (trường).

c1. Cậu bé ơi, ở đây ngày nào người ta chẳng bán đến hàng nghìn con lạc đà!

đến là trợ từ

 

Biểu thị ý nhấn mạnh, đánh giá việc bán hàng nghìn con lạc đà là rất nhiều

c2. Mùa đông sắp đến rồi.

 

đến là động từ thể hiện một cái gì đó (mùa đông) xuất hiện hay (đi) tới.

 

 

Bài tập 3 trang 8 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc đoạn trích trong bài tập 3 (SGK tr14,15) và điền nội dung phù hợp vào chỗ trống:

- Trợ từ cả được lặp lại ….. lần.

- Tác dụng của việc lặp lại trợ từ cả trong đoạn trích.

Trả lời:

- Trợ từ cả được lặp lại 3 lần.

- Tác dụng của việc lặp lại trợ từ cả trong đoạn trích: biểu thị ý nhấn mạnh về phạm vi không hạn chế của sự vật. Phi Châu tìm lạc đà Hàng Xén hàng giờ. Cậu đã hỏi thăm những người qua đường, những đứa trẻ, những con lạc đà, những người mua lạc đà. Cậu đã hỏi tất cả các đối tượng có thể hỏi để tìm bạn, đến mức Vua Dê nổi cáu: “Này, Phi Châu, không phải mày ở đây để tìm con lạc đà nhé,...” Qua đó, ta thấy được tâm hồn trong sáng, tình cảm yêu thương, sự gắn bó sâu nặng của Phi Châu với lạc đà Hàng Xén - người bạn đầu tiên thân thiết của mình.

Bài tập 4 trang 8 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày cảm nhận của em về một nhân vật, sự việc hoặc chi tiết mà em ấn tượng nhất trong văn bản Mắt sói, đoạn văn sử dụng ít nhất một trợ từ. Gạch dưới trợ từ trong đoạn văn.

Trả lời:

Nhân vật mà em ấn tượng nhất trong văn bản Mắt sói chính là cậu bé Phi Châu. Dù mang nhiều nỗi đau thể xác và tinh thần nhưng cậu luôn lạc quan và có tình yêu thương rất chân thành không phân biệt giống loài với các động vật xung quanh. Nhờ có tình yêu thương gắn bó với người bạn lạc đà Hàng Xén mà cậu bé đã không bị bỏ rơi trên đường đi. Nhưng cuối cùng cậu vẫn bị lão Toa buôn đem bán cho vua Dê, chia rẽ cậu với người bạn của mình. Cậu đã tìm lạc đà rất lâu, dò hỏi những người qua đường, người mua lạc đà, những cậu bé trạc tuổi cậu, và thậm chí là hỏi cả những con lạc đà khác nhưng vẫn không thấy bạn. Ở chỗ vua Dê, cậu quen thân với Báo và sau này trở thành bạn của Sói Lam, cả hai đã thấu hiểu cuộc đời và nỗi cực nhọc của nhau thông qua ánh mắt và sự cảm thông đầy chân thành. Phi Châu chính là một tấm gương đẹp đẽ về lòng lương thiện và tình yêu thương động vật.

Văn bản 2: Lặng lẽ SaPa

Bài tập 1 trang 9 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Đề tài của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa:

Trả lời:

Đề tài của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa: Những người lao động đảm nhận các công việc thầm lặng, đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước trong những năm 1970.

Bài tập 2 trang 9 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2:Tóm tắt tác phẩm: ……………………………

Nhận xét về kiểu cốt truyện của tác phẩm: …………………………..

Trả lời:

- Tóm tắt tác phẩm: Trong chuyến xe từ Hà Nội tới Lào Cai, bác lái xe, ông họa sĩ và cô kĩ sư nông nghiệp xinh đẹp đã vui vẻ trò chuyện. Xe dừng lại 30 phút để hành khách nghỉ ngơi. Nhân dịp đó, bác lái xe đã giới thiệu anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn với mọi người. Anh thanh niên mời ông họa sĩ và cô gái lên thăm nơi ở và nơi làm việc của mình. Ở nơi làm việc của anh thanh niên, mặc dù chịu nhiều gian khổ nhưng anh vẫn tích cực làm việc góp phần vào công việc lao động sản xuất và chiến đấu. Ông họa sĩ cảm nhận được nét đẹp của người lao động mới qua hình ảnh anh thanh niên. Ông định vẽ chân dung anh nhưng anh từ chối và giới thiệu 2 người khác xứng đáng hơn, đó là người kĩ sư trồng rau và người cán bộ nghiên cứu sét. Ông họa sĩ và cô gái trẻ đã chia tay anh để tiếp tục cuộc hành trình với bao tình cảm lưu luyến, xao xuyến. 

- Nhận xét về kiểu cốt truyện: Văn bản có cốt truyện đơn tuyến. Cốt truyện rất đơn giản xoay quanh tình huống gặp gỡ bất ngờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm việc ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Cuộc gặp gỡ là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc họa chân dung nhân vật chính (anh thanh niên) một cách tự nhiên qua góc nhìn của nhân vật khác.

Bài tập 3 trang 9 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Điền thông tin về nhân vật anh thanh niên theo gợi dẫn:

Điền thông tin về nhân vật anh thanh niên theo gợi dẫn trang 9 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2

Điền thông tin về nhân vật anh thanh niên theo gợi dẫn trang 9 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2

Từ các thông tin trên, nêu nhận xét về tính cách nhân vật: .........................................

....................................................................................................

Trả lời:

Điền thông tin về nhân vật anh thanh niên theo gợi dẫn trang 9 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2

Điền thông tin về nhân vật anh thanh niên theo gợi dẫn trang 9 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2

- Nhận xét về tính cách nhân vật: Anh thanh niên là một người có lí tưởng sống đẹp đẽ; say mê, gắn bó với công việc; có tinh thần trách nhiệm cao; lạc quan, yêu cuộc sống; khiêm tốn, cởi mở; ân cần, chu đáo; quý trọng tình cảm của những người xung quanh,...

Bài tập 4 trang 10 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Chân dung nhân vật anh thanh niên hiện ra qua cảm nhận và suy nghĩ của những nhân vật sau:............

Tác dụng của cách xây dựng nhân vật như vậy: ..........................................................

Trả lời:

- Chân dung nhân vật anh thanh niên hiện ra qua cảm nhận và suy nghĩ của những nhân vật khác trong tác phẩm: ông họa sĩ, cô kĩ sư, bác lái xe. Đặc biệt là nhân vật bác lái xe và ông hoạ sĩ.

+ Qua lời giới thiệu ban đầu của bác lái xe, ta biết được những nét sơ lược vẽ công việc của anh thanh niên và việc “thèm” được gặp người của anh (Tồi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ hắn.)

+ Ông hoạ sĩ già xúc động mạnh khi lần đẩu nhìn thấy anh thanh niên, ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Căn nhà của anh được miêu tả qua cái nhìn của ông hoạ sĩ. ông thấy ngòi bút của mình bất lực khi vẽ chân dung anh.

+ Cô kĩ sư nông nghiệp trẻ cũng cảm động và bị cuốn hút trước lời nói của anh thanh niên.

=> Tác dụng của cách xây dựng nhân vật như vậy: Chân dung nhân vật anh thanh niên đã hiện lên qua cái nhìn của nhiễu nhân vật khác. Vì thế, vẻ đẹp của nhân vật càng thêm trong sáng, lấp lánh, nhưng vẫn gợi cảm giác chân thực.

Bài tập 5 trang 10 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Một số chi tiết thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ về con người và nghệ thuật:

.....................................................................................................................................

Nhận xét về vai trò của nhân vật ông họa sĩ trong tác phẩm: ......................................

Trả lời:

- Một số chi tiết thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ về con người và nghệ thuật:

+ Khi gặp anh thanh niên, người hoạ sĩ dường như đã tìm thấy cảm hứng, ý tưởng cho sáng tác nghệ thuật của mình: Vì hoạ sĩ đã bắt gặp một điu thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hn, khơi gí một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài.

+ Ông hoạ sĩ bối rối, nhận thấy sự bất lực của nghệ thuật trước bức chân dung cuộc sống giản dị mà đẹp đẽ: Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành được sáng tác cồn là một chặng đường dài.

- Nhận xét về vai trò của ông họa sĩ trong tác phẩm: Nhân vật ông hoạ sĩ có vai trò quan trọng trong tác phẩm, ông là một nghệ sĩ từng trải, có cảm nhận sâu sắc vể cuộc sống. Tác phẩm được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn, câm nhận, suy nghĩ của ông. Qua nhân vật này, nhà văn Nguyễn Thành Long muốn gửi gắm những trăn trở, suy ngẫm của mình vễ con người và nghệ thuật. Nhân vật ông hoạ sĩ đã đem đến cho tác phẩm chiểu sâu tư tưởng.

Bài tập 6 trang 11 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Cảm nhận của em về một đoạn văn tả cảnh Sa Pa mà em ấn tượng nhất.

Trả lời:

- Đoạn văn tả cảnh ấn tượng: Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.

- Cảm nhận: Đoạn văn trên cho ta cảm nhận được một bức tranh thiên nhiên Sa Pa đầy màu sắc và ánh sáng: màu vàng rực rỡ của nắng, mầu xanh của rừng cây mênh mông, lấp lánh màu bạc của những ngọn thông rung tít trong nắng, màu tím hoa cà của những cây tử kinh. Thiên nhiên hiện lên sinh động như một bức tranh với vẻ đẹp đặc trưng của nắng, gió, của mây trời giữa vùng núi cao Sa Pa.

Bài tập 7 trang 11 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2:Suy nghĩ về ý nghĩa, niềm vui của lao động.

- Bài học về sự cống hiến cho cộng đồng.

- Trân trọng những con người lao động thầm lặng, hi sinh cho đất nước.

Trả lời:

Nội dung đang được cập nhật

Bài tập 8 trang 11 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Tưởng tượng em là nhân vật ông họa sĩ, ghi lại cảm nghĩ của mình sau cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn trong một đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu).

Trả lời:

Tôi là một họa sĩ đã có nhiều năm trong nghề. Cũng bởi vậy, tôi thấu hiểu biết bao cái gọi là sự bất lực của nghệ thuật, cả đời này tôi vẫn đang trên con đường kiếm tìm cái đẹp để đời. Công việc đòi hỏi tôi phải đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người để lấy cảm hứng sáng tác. Nhưng, cái cuộc gặp gỡ đặc biệt hôm đó – ở Sa Pa – với một anh thanh niên trẻ tuổi làm công tác khí tượng, là cuộc gặp mà tôi nhớ mãi trong đời mình. Anh được gọi là người cô độc nhất thế gian, rất thèm người. Được nhìn thấy anh tôi cảm thấy xúc động mạnh. Sau khi tặng bó hoa cho cô gái trẻ, tôi được nghe anh thanh niên say sưa kể về công việc của mình. Đó là một công việc vất vả, thầm lặng nhưng rất ý nghĩa, phục vụ cho mọi người, cho kháng chiến. Cuộc nói chuyện ngắn ngủi của chúng tôi rồi cũng đến lúc kết thúc trong tiếc nuối. Tôi và cô kĩ sư trẻ vội chào tạm biệt anh thanh niên để đi xuống đồi. Trước khi trở lại xe, tôi không quên hứa với anh thanh niên rằng chắc chắn tôi sẽ trở lại – trở lại để hoàn thành tác phẩm nghệ thuật mà tôi vừa mới ấp ủ.

Thực hành Tiếng Việt trang 11

Bài tập 1 trang 11 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Gạch dưới thán từ trong các câu sau:

a. Vâng, mời bác và cô lên chơi.

b. Ô! Cô còn quên chiếc khăn mùi soa đây này!

c. Đây rồi, Sói Lam ơi, đây là nơi có kỉ niệm đầu tiên của ta đó!

Trả lời:

a. Thán từ: Vâng

b. Thán từ: Ô

c. Thán từ: ơi

Bài tập 2 trang 12 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Gạch dưới thán từ trong các câu sau và nêu cảm xúc mà thán từ bộc lộ:

Câu

Cảm xúc mà thán từ bộc lộ

a. Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài.

 

b. - Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ.

 

c. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư?

 

d. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành được sáng tác còn là một chặng đường dài.

 

Trả lời:

Câu

Cảm xúc mà thán từ bộc lộ

a. Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài.

- Thán từ “ôi” thể hiện sự xúc động mạnh mẽ trước một điểu bất ngờ; cho thấy sự xúc động lớn lao, thái độ ngạc nhiên của người nghệ sĩ khi ông tìm được một ý tưởng sáng tác có giá trị trong chuyến đi của mình.

b. - Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ.

- Thán từ “Trời ơi” thể hiện cảm xúc tiếc nuối của anh thanh niên khi anh sắp phải chia tay ông hoạ sĩ, cô kĩ sư và bác lái xe.

c. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư?

- Thán từ “ơ” thể hiện sự ngạc nhiên, bối rối của anh thanh niên khi thấy ông hoạ sĩ vẽ mình.

d. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành được sáng tác còn là một chặng đường dài.

- Thán từ “Chao ôi” thể hiện sự xúc động mạnh mẽ của ông hoạ sĩ khi ông nhận thấy rằng gặp được anh thanh niên là cơ hội hiếm có trong sáng tác nhưng hoàn thành được sáng tác đó còn là một chặng đường dài.

 

Bài tập 3 trang 12 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2:Đặt một câu có sử dụng thán từ ơ.

- Đặt một câu có sử dụng thán từ than ôi.

- Đặt một câu có sử dụng thán từ trời ơi.

Trả lời:

- Ơ, ngày mai đã là thứ Hai rồi ư?

- Than ôi, Thúy Kiều quả là một cô gái hồng nhan bạc phận.

- Trời ơi, con mèo làm vỡ bình hoa quý của mẹ rồi!

Bài tập 4 trang 12 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Chỉ ra biện pháp tu từ trong những câu sau và nêu tác dụng.

a. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng.

Biện pháp tu từ: ...........................................................

Tác dụng: .....................................................................

b. Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt chát rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn.

Biện pháp tu từ: ...........................................................

Tác dụng: .....................................................................

Trả lời:

a. - BPTT: Ẩn dụ “những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc”. Những cành thông tròn, nhọn, vươn lên thẳng tắp, óng ánh dưới ánh nắng, rung tít trong gió được hình dung như những ngón tay thon thả bằng bạc đang chuyển động xoay tròn.

- BPTT: Nhân hóa “cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Cây tử kinh được nhân hoá, mang đặc điểm, hành động của con người (nhìn, nhô cái đầu lên).

=> Tác dụng: Làm cho hình ảnh thiên nhiên Sa Pa trở nên sinh động, đẹp đẽ, tinh tế và đầy chất thơ.

b. - BPTT: Nhân hoá “nắng đã mạ bạc cả con đèo”.

- BPTT: So sánh “ đốt cháy rừng cầy hừng hực như một bó đuốc lớn” Nắng Sa Pa lúc này đã gay gắt khiến cả con đèo như được phủ lên bể mặt một lớp kim loại trắng, sáng lấp lánh; rừng cây dưới nắng rực rỡ tựa như một bó đuốc khổng lồ.

=> Tác dụng: Giúp nhà văn miêu tả thành công thiên nhiên đặc trưng ở vùng núi Sa Pa với nắng, đèo, rừng cây. Thiên nhiên hiện lên rộng lớn, mênh mông, hùng vĩ, tráng lệ.

Văn bản 3: Bếp lửa

Bài tập 1 trang 13 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Điền các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các nhận định sau về bài thơ.

- Bài thơ là lời nhân vật ............................., thể hiện cảm xúc về ...............................

Cảm xúc đó được gợi lên từ ........................................................................................

- Hình ảnh xuyên suốt bài thơ là ..................................................................................

Trả lời:

 - Bài thơ là lời nhân vật người cháu ở nơi xa nhớ, thể hiện cảm xúc về những kỉ niệm tuổi thơ với người bà.

Cảm xúc đó được gợi lên từ hình ảnh bếp lửa ấm áp, thân thương: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm/ Một bếp lửa ấp iu nông đượm.

- hình ảnh xuyên suốt bài thơ là hình ảnh bếp lửa.

Bài tập 2 trang 13 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Bố cục của bài thơ:

- Phần 1: Từ câu .............................. đến câu: ...........................................

Nội dung:...............................................................................................................

- Phần 2: Từ câu .............................. đến câu:...............................................

Nội dung: ..............................................................................................................

- Phần 3: Từ câu .............................. đến câu:...........................................

Nội dung:...............................................................................................................

- Phần 4: Từ câu ............................. đến câu:...........................................

Nội dung: .................................................................................................................

Trả lời:

- Phần 1: Khổ 1

Nội dung: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc và hồi ức của người cháu.

- Phần 2: Khổ 2,3,4,5

Nội dung: Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bền bà và hình ảnh bà gắn liễn với hình ảnh bếp lửa.

- Phần 3: Khổ 6

Nội dung: Suy ngẫm vể cuộc đời bà và hình ảnh bếp lửa.

- Phần 4: Khổ cuối

Nội dung: Người cháu đã trưởng thành và đi xa nhưng vẫn luôn nhớ vể bà.

Bài tập 3 trang 14 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Điền các thông tin theo gợi dẫn:

Những câu thơ thể hiện hình ảnh người bà:

.....................................................................

.....................................................................

Cảm nhận của em về hình ảnh người bà:

..................................................................

..................................................................

Những câu thơ thể hiện tình cảm người cháu dành cho bà:

.....................................................................

.....................................................................

Cảm nhận của em về tình cảm người cháu dành cho bà:

..................................................................

..................................................................

Trả lời:

Những câu thơ thể hiện hình ảnh người bà:

- Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

- Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học

- Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh...

- Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

...

Cảm nhận của em về hình ảnh người bà:

- Bà tảo tần, đảm đang, giàu đức hi sinh; yêu thương và hết mực chăm sóc cháu; mạnh mẽ, vũng tin, là chỗ dựa vũng vàng cho cháu Hình ảnh bà cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam - tảo tần sớm hôm, chịu thương chịu khó, giàu tình yêu thương và đức hi sinh.

Những câu thơ thể hiện tình cảm người cháu dành cho bà:

- Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

- Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?...

Cảm nhận của em về tình cảm người cháu dành cho bà:

- Tình cảm người cháu dành cho bà là tình yêu thương, sự biết ơn, lòng kính yêu, nỗi niềm mong nhớ.

 

Bài tập 4 trang 14 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Tác dụng của việc lặp lại nhiều lần hình ảnh bếp lửa trong bài thơ.

Trả lời:

Tác dụng của việc lặp lại nhiều lần hình ảnh bếp lửa trong bài thơ:

Hình ảnh bếp lửa được lặp lại trực tiếp 7 lần trong bài thơ. Ngoài ra, hình ảnh bếp lửa còn xuất hiện gián tiếp qua hình ảnh khói, hành động nhóm lửa và hình ảnh ngọn lửa (mùi khói, khói hun nhèm mắt cháu, cháu cùng bà nhóm lửa, một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn, một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng,...). Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt bài thơ gắn liền với hình ảnh bà và những kỉ niệm tuổi thơ của người cháu. Bếp lửa là tình yêu thương ấm áp của bà dành cho cháu. Hằng ngày, bà nhóm bếp lửa cũng là nhóm lên tình yêu, niểm vui, niềm hi vọng trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt. Bà chính là người thắp lửa, chắt chiu gìn giữ ngọn lửa ấm áp của sự sống, của niềm tin cho các thế hệ sau. Như vậy, hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Vì thế, với người cháu, bếp lửa quen thuộc, gắn bó suốt tám năm ròng của tuổi thơ nhưng lại mang ý nghĩa vẽ sự kì diệu, thiêng liêng: ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!

Bài tập 5 trang 14 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Bức “chân dung cuộc sống” mà bài thơ đã “vẽ” nên: .......

Ấn tượng sâu sắc nhất của em về bức “chân dung cuộc sống” ấy: .............................

Trả lời:

- Bức chân dung cuộc sống: chân dung người bà tần tảo, nhẫn nại, giàu yêu thương; chân dung người cháu đã trưởng thành, đi xa nhưng vẫn luôn nhớ vẽ bà, yêu thương và biết ơn bà; chân dung về kỉ niệm tuổi thơ với cuộc sống thiếu thốn, gian khổ nhọc nhằn: năm 1945 đói mòn đói mỏi, hoàn cảnh khó khăn trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (mẹ cùng cha công tác bận không về, cháu lớn lên trong sự cưu mang, dạy dỗ của bà, giặc đốt làng cháy tàn, cháy rụi); chân dung vẽ tình cảm bà cháu ấm nồng, sâu sắc.

- Ấn tượng sâu sắc nhất của em về bức “chân dung cuộc sống” ấy: Hình ảnh “ngọn lửa” mang tính khái quát cao, ngọn lửa mang nghĩa biểu tượng. Ngọn lửa ở đây không chỉ còn là ngọn lửa bếp củi mà còn là ngọn lửa thắp sáng và duy trì niềm tin tình thương yêu to lớn của bà, tiếp nối truyền lửa tình yêu từ bà sang cháu và cho nhiều thế hệ mai sau. 

Văn bản 4: Chiếc lá cuối cùng

Bài tập 1 trang 15 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Điền các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành một số thông tin về tác phẩm.

- Đề tài của truyện ngắn: ....................................................

- Nhân vật trong truyện: .....................................................

- Bối cảnh (không gian, thời gian) của câu chuyện trong tác phẩm:

..............................................................................

Trả lời:

- Đề tài của truyện ngắn: tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.

- Nhân vật trong truyện: Giôn-xi, cụ Bơ-men, Xiu

- Bối cảnh (không gian, thời gian) trong truyện:

+ Không gian: Trong một căn hộ của khu nhà trọ gần công viên Oa-sinh-tơn, nơi có thể nhìn thấy cây thường xuân qua khung cửa sổ.

+ Thời gian: mùa đông

Bài tập 2 trang 15 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Điền các thông tin về nhân vật cụ Bơ-men theo gợi dẫn:

Độ tuổi, hoàn cảnh sống:

................................................

................................................

Ước mơ của cụ

................................................

................................................

Thái độ của cụ khi “ngoái ra ngoài cửa sổ”, “nhìn cây thường xuân”:

................................................

................................................

Việc cụ đã làm để cứu Giôn-xi và kết quả của việc làm ấy:

................................................

................................................

Khái quát đặc điểm tính cách nhân vật cụ Bơ-men:

................................................

................................................

Trả lời:

Độ tuổi, hoàn cảnh sống:

Ngoài 60 tuổi, là một họa sĩ nghèo, thuê căn hộ dưới tầng của Xiu và Giôn-xi, kiếm được chút tiền bằng việc làm mẫu vẽ.

Ước mơ của cụ:

Hơn 40 năm qua luôn mơ ước vẽ một bức tranh kiệt tác nhưng chưa thực hiện được.

Thái độ của cụ khi “ngoái ra ngoài cửa sổ”, “nhìn cây thường xuân”:

Sợ sệt nhìn cây thường xuân, rồi cụ Bơ-men và Xiu nhìn nhau không nói mất một lúc.

Việc cụ đã làm để cứu Giôn-xi và kết quả của việc làm ấy:

Cụ đã vẽ chiếc lá cuối cùng buộc lên cành cây vào đêm bão tuyệt, khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống.

=> Kết quả: Cụ đã mất vì sưng phổi.

Khái quát đặc điểm tính cách nhân vật cụ Bơ-men: Cụ Bơ-men là người có tấm lòng nhân hậu và hành động vô cùng cao cả.

 

Bài tập 3 trang 15 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Em có đồng tình với ý kiến “Chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác.” không?

Chọn

Có □

Không □

Lí giải sự lựa chọn của em: ..........................................................................................

.....................................................................................................................................

Trả lời:

Chọn

 

Không 

Lí giải: Chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác vì chiếc lá ấy đã cứu sống một sinh mạng và làm nên những phép nhiệm màu.

- Khi nghe đến câu chuyện về chiếc lá thường xuân cuối cùng, cụ Bơ-men sợ sệt nhìn ra cửa sổ. Trong đêm giông bão, cụ đã vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng để tiếp thêm động lực cho Giôn-xi. Việc nhà văn lược bỏ đoạn miêu tả cụ đã vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết nhằm muốn tạo sự bất ngờ cho câu chuyện. Qua đó, người đọc xúc động trước cử chỉ cao đẹp, tấm lòng yêu thương con người sâu sắc của cụ Bơ-men.

Bài tập 4 trang 16 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Nghệ thuật kể chuyện độc đáo của tác phẩm.

Trả lời:

- Tình tiết truyện hấp dẫn: Giôn-xi bị mắc bệnh sưng phổi, cô cho rằng bản thân sẽ chết khi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân ngoài cửa sổ rơi xuống.

- Sử dụng kết cấu đảo ngược:

Lúc đầu, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, cô tuyệt vọng chờ chết. Cụ Bơ-men vẫn khỏe mạnh.

Sau đó, Giôn-xi có niềm tin, dần khỏi bệnh. Còn cụ Bơ-men đã mất vì bệnh sưng phổi.

Bài tập 5 trang 16 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Thông điệp em rút ra được từ tác phẩm.

Trả lời:

Chiếc lá cuối cùng đã khắc họa được tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. Từ tình yêu chân thành giữa con người với nhau, người ta có thể làm được những điều phi thường.

B. Thực hành viết trang 16

Bài tập trang 16 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Lập dàn ý cho bài văn phân tích một tác phẩm truyện (tự chọn) theo gợi ý sau:

DÀN Ý

1. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (nhan đề, tác giả); nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.

........................................................................................................

2. Thân bài:

- Nội dung chính của tác phẩm: .........................................................................

........................................................................................................

- Chủ đề của tác phẩm: .................................................................................

........................................................................................................

- Một số nét đặc sắc về hính thức nghệ thuật của tác phẩm và tác dụng:

........................................................................................................

3. Kết bài: Ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.

........................................................................................................

Trả lời:

DÀN Ý

1. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (nhan đề, tác giả); nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.

- Tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa, rút trong tập truyện ngắn “Giữa trong xanh” (1972).

- Tác giả: Nguyễn Thành Long

- Ý kiến khái quát: Truyện ca ngợi những con người sống giữa non xanh lặng lẽ nhưng vô cùng sôi nổi, hết lòng vì Tổ quốc và có trái tim nhân hậu.

2. Thân bài:

- Nội dung chính của tác phẩm: Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” khắc hoạ thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Và không chỉ các nhân vật trong truyện ngắn này mà ngay chính người đọc chúng ta cũng cần suy nghĩ nhiều hơn nữa về công việc lao động hiện tại của bản thân và sẽ cần phải cố gắng nhiều hơn nữa theo hướng tích cực để xã hội sẽ tốt đẹp hơn, phát triển hơn bởi có những con người với nhiều phẩm chất cao quý như anh thanh niên.

- Chủ đề của tác phẩm: Ca ngợi vẻ đẹp lao động của những con người thầm lặng cống hiến công sức và tuổi trẻ cho Tổ quốc, đất nước.

- Một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và tác dụng:

+ So sánh; nhân hóa; ngôn ngữ gợi hình, gợi tả; cốt truyện đơn tuyến hướng về nhân vật chính trung tâm - anh thanh niên.

3. Kết bài: Ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.

+ Khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

+ Liên hệ bài học bản thân.

C. Thực hành nói và nghe trang 17

Bài tập trang 17 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Điền những thông tin về cuốn sách (truyện) mà em yêu thích vào bảng sau để chuẩn bị nội dung cho bài nói giới thiệu về một cuốn sách:

Tên cuốn sách: ......................... Tác giả: .........................

Lí do em muốn giới thiệu cuốn sách: ..................................

............................................................................

Thể loại:

............................................................................

Nhà xuất bản,

năm xuất bản

............................................................................

............................................................................

Nội dung chính

............................................................................

Chủ đề

............................................................................

Đặc điểm nghệ thuật nổi bật

............................................................................

Sự đón nhận của độc giả

............................................................................

Đánh giá của em

............................................................................

Trả lời:

Tên cuốn sách: Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh      Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh

Lí do em muốn giới thiệu cuốn sách: để lại nhiều ấn tượng và đã được chuyển thể thành phim, tạo tiếng vang lớn.

Thể loại:

Tiểu thuyết thanh thiếu niên

Nhà xuất bản,

năm xuất bản

Nhà xuất bản Trẻ

Xuất bản lần đầu ngày 09/12/2010.

Nội dung chính

Tác phẩm giống như là một cuốn nhật ký của cậu bé Thiều - nhân vật chính của tác phẩm kể về cuộc sống của những đứa trẻ tại một vùng quê nghèo khó. Nổi bật nhất đó chính là tình anh em, tình bạn bè cùng những tâm tư của một đứa trẻ mới lớn. 

Chủ đề

Câu chuyện là bức tranh đẹp của về thế giới tuổi thơ, với tình anh em bạn bè và những tâm tư của một đứa trẻ mới lớn.

Đặc điểm nghệ thuật nổi bật

- Cốt truyện mở, nhiều bất ngờ.

- Miêu tả sự vật, chi tiết đặc sắc, gây ấn tượng.

Sự đón nhận của độc giả

- Là một trong những cuốn sách bán chạy nhất năm 2010.

- Được chuyển thể thành phim điện ảnh có doanh thu lớn.

- Đến nay vẫn được tái bản liên tục.

Đánh giá của em

Khi đọc đến từng trang của câu chuyện, người đọc sẽ bị cuốn hút bởi lối kể chuyện vô cùng tự nhiên mà hấp dẫn. Những hình ảnh về tuổi thơ mà có lẽ không ai chưa từng một lần trải qua trong hiện ra trước mắt khiến người đọc. Nguyễn Nhật Ánh đã đưa chúng ta bước lên chuyến tàu du hành thời gian để tìm về với tuổi thơ hồn nhiên, ngây thơ. Đặc biệt nhất là tình cảm anh em khiến mỗi người cảm thấy thật xúc động.

D. Thực hành củng cố, mở rộng trang 18

Bài tập 1 trang 18 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Điền thông tin ngắn gọn về hai văn bản Mắt sói và Lặng lẽ Sa Pa vào bảng sau:

Văn bản

Đặc điểm

Mắt sói

Lặng lẽ Sa Pa

Kiểu cốt truyện

..................................................

..................................................

.................................................

.................................................

Nhân vật

..................................................

..................................................

.................................................

.................................................

Chủ đề

..................................................

..................................................

.................................................

.................................................

Trả lời:

Văn bản

Đặc điểm

Mắt sói

Lặng lẽ Sa Pa

Kiểu cốt truyện

Cốt truyện đa tuyến

Cốt truyện đơn tuyến

Nhân vật

Sói Lam, Phi châu, Ánh Vàng, lạc đà Hàng Xén, Báo,...

Anh thanh niên, bác lái xe, ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ

Chủ đề

- Niềm tin và sự đồng cảm của muôn loài trên thế giới.

- Ca ngợi tình anh em, tình bạn giữa con người và loài vật.

- Thể hiện nỗi lo âu, đau đớn trước hành động tàn phá thế giới tự nhiên của con người.

Khẳng định, ca ngợi vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

Bài tập 2 trang 19 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Vẽ bức tranh thể hiện một sự việc hay chi tiết tiêu biểu trong văn bản Mắt sói, Lặng lẽ Sa Pa hoặc Bếp lửa:

Trải nghiệm làm họa sĩ

Tên bức tranh:.......................................................................................

 

Trả lời:

Tên bức tranh: Mắt sói

Vẽ bức tranh thể hiện một sự việc hay chi tiết tiêu biểu trong văn bản Mắt sói, Lặng lẽ Sa Pa hoặc Bếp lửa

Tên bức tranh: Anh thanh niên và cô kĩ sư

Vẽ bức tranh thể hiện một sự việc hay chi tiết tiêu biểu trong văn bản Mắt sói, Lặng lẽ Sa Pa hoặc Bếp lửa

Tên bức tranh: Bên bà và bếp lửa

Vẽ bức tranh thể hiện một sự việc hay chi tiết tiêu biểu trong văn bản Mắt sói, Lặng lẽ Sa Pa hoặc Bếp lửa

Bài tập 3 trang 20 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Từ góc nhìn của mình, hãy dán bức ảnh em tự chụp hoặc viết vào khung dưới đây đoạn văn miêu tả một hình ảnh thể hiện một khía cạnh chân thực và sinh động của “chân dung cuộc sống”.

Bức “chân dung cuộc sống” từ góc nhìn của em

............................................................................

Trả lời:

Bức “chân dung cuộc sống” từ góc nhìn của em:

Từ góc nhìn của mình, hãy dán bức ảnh em tự chụp hoặc viết vào khung dưới đây đoạn văn miêu tả

Thực hành đọc mở rộng trang 20

Bài tập trang 20 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Ghi chép thông tin, ý tưởng mà em thu nhận được từ một truyện ngắn em đã đọc vào Nhật kí đọc sách dưới đây:

Nhật kí đọc sách

Ngày:

Nhan đề truyện:

Tác giả:

Chủ đề:

Đặc điểm cốt truyện:

Mạch (hoặc các mạch) sự kiện chính:

Các nhân vật (hoặc các tuyến nhân vật):

Nhân vật chính và tính cách:

Các chi tiết tiêu biểu:

Những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm của em sau khi đọc tác phẩm:

Trả lời:

Nhật kí đọc sách

Ngày: 31/10/2023

Nhan đề truyện: Lặng lẽ Sa Pa

Tác giả: Nguyễn Thành Long

Chủ đề: Ca ngợi cuộc sống lao động của những con người thầm lặng cống hiến cho đất nước, quê hương.

Đặc điểm cốt truyện: cốt truyện đơn tuyến

Mạch (hoặc các mạch) sự kiện chính: Cuộc gặp gỡ tình cờ của anh thanh niêm làm công tác khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn với ông họa sĩ và cô kĩ sư lên Sa Pa thăm thú.

Các nhân vật (hoặc các tuyến nhân vật): anh thanh niên, ông họa sĩ, cô kĩ sư, bác lái xe.

Nhân vật chính và tính cách: Anh thanh niên

- Có lí tưởng sống đẹp đẽ; say mê, gắn bó với công việc; có tinh thần trách nhiệm cao; lạc quan, yêu cuộc sống; khiêm tốn, cởi mở; ân cần, chu đáo; quý trọng tình cảm của những người xung quanh,...

Các chi tiết tiêu biểu:

- Chi tiết miêu tả cảnh sắc Sa Pa

- Chi tiết anh thanh niên tặng hoa cho cô gái, ấn làn trứng cho ông họa sĩ, gửi bác lái xe củ tam thất.

- Chi tiết anh thanh niên kể về cuộc sống, suy nghĩ về công việc; không cho ông họa sĩ vẽ mình, cho rằng mình không xứng đáng và muốn kể các về những nhân vật khác.

Những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm của em sau khi đọc tác phẩm:

- Được làm việc và cống hiến cho đất nước là niềm vui cuộc sống, mỗi người cầm trân trọng công việc của mình, nỗ lực và có trách nhiệm với công việc.

- Ngoài kia vẫn đang có rất nhiều người cống hiến công sức thầm lặng cho đất nước, quê hương.

- Cần sống có lí tưởng, lạc quan, yêu đời, quý trọng tình cảm của mọi người.

Xem thêm các bài Soạn Vở thực hành Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 6: Chân dung cuộc sống

Bài 7: Tin yêu và ước vọng

Bài 8: Nhà văn và trang viết

Bài 9: Hôm nay và ngày mai

Bài 10: Sách – người bạn đồng hành

Ôn tập học kì 2

Đánh giá

0

0 đánh giá