Với giải Bài tập 4 trang 12 VTH Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 6: Chân dung cuộc sống giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:
Giải VTH Ngữ Văn 8 Bài 6: Chân dung cuộc sống
Bài tập 4 trang 12 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Chỉ ra biện pháp tu từ trong những câu sau và nêu tác dụng.
a. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng.
Biện pháp tu từ: ...........................................................
Tác dụng: .....................................................................
b. Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt chát rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn.
Biện pháp tu từ: ...........................................................
Tác dụng: .....................................................................
Trả lời:
a. - BPTT: Ẩn dụ “những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc”. Những cành thông tròn, nhọn, vươn lên thẳng tắp, óng ánh dưới ánh nắng, rung tít trong gió được hình dung như những ngón tay thon thả bằng bạc đang chuyển động xoay tròn.
- BPTT: Nhân hóa “cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Cây tử kinh được nhân hoá, mang đặc điểm, hành động của con người (nhìn, nhô cái đầu lên).
=> Tác dụng: Làm cho hình ảnh thiên nhiên Sa Pa trở nên sinh động, đẹp đẽ, tinh tế và đầy chất thơ.
b. - BPTT: Nhân hoá “nắng đã mạ bạc cả con đèo”.
- BPTT: So sánh “ đốt cháy rừng cầy hừng hực như một bó đuốc lớn” Nắng Sa Pa lúc này đã gay gắt khiến cả con đèo như được phủ lên bể mặt một lớp kim loại trắng, sáng lấp lánh; rừng cây dưới nắng rực rỡ tựa như một bó đuốc khổng lồ.
=> Tác dụng: Giúp nhà văn miêu tả thành công thiên nhiên đặc trưng ở vùng núi Sa Pa với nắng, đèo, rừng cây. Thiên nhiên hiện lên rộng lớn, mênh mông, hùng vĩ, tráng lệ.
Xem thêm các bài Soạn Vở thực hành Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: