Vở thực hành Ngữ văn 8 Bài 8: Nhà văn và trang viết | Soạn VTH Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

1.9 K

Với Soạn Vở thực hành Ngữ văn 8 Bài 8: Nhà văn và trang viết sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn VTH Ngữ văn 8 Bài 8: Nhà văn và trang viết

A. Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt trang 40

Văn bản 1: Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam

Bài tập 1 trang 40 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Vấn đề được bàn luận trong văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam:

.....................................................................................................................................

Em nhận ra vấn đề được bàn luận trong văn bản trên nhờ các yếu tố: ........................

.....................................................................................................................................

Trả lời:

- Vấn đề được bàn luận trong văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam: Vẻ đẹp của làng quê Việt Nam trong ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến.

- Em nhận ra vấn đề được bàn luận trong văn bản trên nhờ các yếu tố nhan đề và nội dung VB. Nhan đề VB đã trực tiếp thể hiện luận đề trên, hé lộ cho người đọc biết VB viết về những vần thơ làng quê Việt Nam của Nguyễn Khuyến, VB đi sâu khám phá những nét đặc sắc vể nội dung và nghệ thuật trong ba bài thơ thu của ông.

Bài tập 2 trang 40 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Theo tác giả bài nghị luận, đặc điểm chung ở ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến là:

.................................................................................................................................

Trả lời:

Đặc điểm chung ở ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến là Nguyễn Khuyến viết về mùa thu với những hình ảnh đặc trưng của đồng bằng xứ Bắc, khiến mùa thu hiện lên “có thật”, “rất sống” chứ không mang tính sách vở văn chương.

- Ở bài Thu ẩm, tác giả chỉ ra mùa thu hiện lên trong vẻ đẹp bình dân, hiện thực - “nhà cỏ thấp le te”. Các câu 2,3,4,5 được tác giả nhận xét là “rất hay”, “hay trong cái thực của nông thốn đồng bằng Bắc Bộ”.

-  bài Thu vịnh, tác giả phân tích: Nguyễn Khuyến đã gợi lên được cái thần của mùa thu với trời xanh, cây tre Việt Nam, cái bâng khuâng vể không gian, sự man mác của thời gian và những trăn trở của ông về vòng danh lợi, lẽ xuất xử hành tàng.

- Ở bài Thu điếu, tác giả khẳng định “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam (ở Bắc Bộ)”

Bài tập 3 trang 40 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Các luận điểm thể hiện vẻ đẹp riêng của mỗi bài thơ thu và những lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu mà tác giả sử dụng để làm sáng tỏ các luận điểm ấy.

Bài thơ

Luận điểm thể hiện

vẻ đẹp riêng

Lí lẽ và bằng chứng

Thu ẩm

 

Lí lẽ:

Bằng chứng:

Thu vịnh

 

Lí lẽ:

Bằng chứng:

Thu điếu

 

Lí lẽ:

Bằng chứng:

Trả lời:

Bài thơ

Luận điểm thể hiện

vẻ đẹp riêng

Lí lẽ và bằng chứng

Thu ẩm

Luận điểm thể hiện vẻ đẹp riêng: Bài thơ thể hiện vẻ đẹp của mùa thu ở nhiều thời điểm, sự khái quát về cảnh thu.

Lí lẽ:

- Nếu chỉ nói cảnh một đẹp thu có trăng, thì bài thơ tù túng và thiếu lô-gíc.

- Ngõ tối đêm sâu mâu thuẫn với Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

- Lưng giật phất phơ màu khói nhạt thì không hợp, không điển hình với một đêm có trăng.

- Khói bếp nhà ai đã nấu cơm chiều.

- Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt là trời của một buổi chiều.

Bằng chứng: các câu thơ, cụm từ được dẫn ra từ bài Thu ẩm và hai câu thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến.

Thu vịnh

Luận điểm thể hiện vẻ đẹp riêng. Bài thơ mang cái hồn, cái thần của cảnh vật mùa thu hơn cả: vẻ thanh - trong - nhẹ - cao.

Lí lẽ: Các lí lẽ của tác giả về cái thần, cái hồn của mùa thu đều hướng đến làm sáng tỏ cho ý kiến về vẻ thanh - trong - nhẹ - cao.

- Cái hồn, cái thần của cảnh thu là nằm ở bầu trời.

+ Trời thu rất cao toả xuống cả cảnh vật (miêu tả trực tiếp bầu trời).

+ Cây tre như cần câu in lên trời biếc, gió đẩy đưa khe khẽ mang vẻ đẹp thanh đạm.

+ Song thưa để mặc bóng trăng vào thuộc về trời cao.

+ Một tiếng trên không ngỗng nước nào cũng nói về trời cao.

- Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái gợi cái bâng khuâng man mác về thời gian.

- Nước biếc trông như tầng khói phủ bay bổng nhẹ nhàng, mơ hồ hư thực.

Bằng chứng: các câu thơ, cụm từ được dẫn ra từ bài Thu vịnh.

Thu điếu

Luận điểm thể hiện vẻ đẹp riêng: Bài thơ điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam (ở Bắc Bộ).

Lí lẽ: Theo phân tích của tác giả, người đọc nhận ra cảnh ở hai bài thơ Thu ẩm  Thu vịnh còn mang tính khái quát, nhưng đến bài Thu điếu, cảnh đã mang tính điển hình cho đồng bằng xứ Bắc, có những hình ảnh đặc trưng của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ.

Tác giả sử dụng các lí lẽ sau để làm sáng tỏ:

- Bình Lục là vùng đất nhiều ao.

- Ao nhỏ, thuyền theo đó cũng bé tẻo teo, sóng biếc rất nhẹ, lá vàng rụng theo gió.

- Không gian “nhìn lên: trời thu xanh cao đám mây đọng lơ lửng; trông quanh: lối đi trong làng hai bên tre biếc mọc sẩm uất,... ”

- Nhấn mạnh cái thú vị của Thu điếu là ở “các điệu xanh”, ở “những cử động”, “ở các vần thơ”.

Bằng chứng: các hình ảnh, câu thơ được dẫn từ bài Thu điếu.

 

Bài tập 4 trang 41 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Vai trò của các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng mà Xuân Diệu sử dụng trong việc thể hiện luận đề:

..........................................................................................

Trả lời:

Vai trò của các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng mà Xuân Diệu sử dụng trong việc thể hiện luận đề: Các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong bài đểu tập trung hướng đến làm sáng tỏ luận để. Các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng vẽ nét chung, vẻ đẹp riêng của ba bài thơ thu là sự cụ thể hoá luận để về vẻ đẹp của làng cảnh Việt Nam trong thơ Nguyễn Khuyến.

Bài tập 5 trang 41 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Những cách nêu bằng chứng của tác giả: .........................

Nhận xét của em về cách phân tích bằng chứng của tác giả: ......................................

Trả lời:

- Trong văn bản, tác giả đã sử dụng linh hoạt nhiều cách thức khác nhau. Những cách nêu bằng chứng của tác giả:

+ Trích dẫn nguyên văn bài thơ, câu thơ, cụm từ, từ.

+ Dẫn gián tiếp ý thơ (SGK, trang 63, đoạn dẫn ý hai câu kết trong bài Thu vịnh).

+ Dẫn các hình ảnh thơ (SGK, trang 64, đoạn dẫn các hình ảnh trong bài Thu điếu).

- Nhận xét về cách phân tích bằng chứng của tác giả: Cách phân tích bằng chứng trong văn bản rất thuyết phục, sắc bén.

+ Phân tích cụ thể, chi tiết, chú trọng cắt nghĩa, lí giải.

Đoạn “Không cồn những ước lệ văn hoa đến “vừa tầm lưng giậu: tác giả chứng minh Thu ẩm là bài thơ được viết trong nhiều thời điểm, là sự khái quát vể cảnh thu. Mỗi bằng chứng đưa ra đểu làm sáng tỏ luận điểm này. Với mỗi bằng chứng, tác giả đểu phần tích cụ thể, chi tiết, giải thích rõ ràng, chẳng hạn, khi phân tích vể đêm sâu, tác giả chỉ ra: “phải là “đêm sâu” mới hay, mới ngõ thật tối, đóm mới lập ỉoè; còn “đêm khuya” (theo như có bản chép) thì là từ 12 giờ đêm trở đi, chẳng bao hàm ý gì là tối cả, chỉ bao hàm ý muộn và vắng, đêm khuya với đom đóm chẳng đi gì với nhau, vả lại cồn phải nghiên cứu thử xem đom đóm có chờ đến khuya mới bay ra, mới bay nhiều hay khống?”.

+ Phân tích bám sát ngôn ngữ văn bản: Tác giả đã bám sát VB để phân tích. Mọi diễn giải, suy luận, giảng bình đều dựa trên cơ sở VB chứ không rơi vào bình tán. Điển hình là những đoạn phần tích vẻ đẹp ngôn ngữ cùa ba bài thơ thu.

+ Phân tích gắn với tưởng tượng, liên tưởng.

+ Phân tích gắn với so sánh, liên hệ: Trong VB, khi phân tích bằng chứng, tác giả đã liên hệ đến những câu thơ khác để tăng tính thuyết phục cho lí lẽ của mình.

Bài tập 6 trang 42 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Em có đồng tình với nhận xét: Ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến là thành công tốt đẹp của quá trình “dân tộc hóa nội dung mùa thu” và “dân tộc hóa hình thức lời thơ” của Xuân Diệu không?

Chọn

Có □

Không □

Lí do: ......................................................................................................................

Trả lời:

Chọn

 

Không 

Lí do: Nói chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến thành công trong việc “dân tộc hoá nội dung mùa thu’  “dân tộc hoá hình thức lời thơ” có nghĩa là vẽ phương diện nội dung, chùm thơ thu đã thể hiện được vẻ đẹp của quê hương làng cảnh Việt Nam, vẻ đẹp của đồng bằng Bắc Bộ trên đất nước ta, chứ không phải ở một quốc gia nào khác. Phong cảnh mùa thu hiện lên thật chân thực như “năm gian nhà cỏ”, “ngõ tối đêm sâu”, ở “các điệu xanh” chứ không phải sắc vàng, sắc đỏ như mùa thu trong thơ Đường, thơ Tống của Trung Quốc. “Dân tộc hoá hình thức lời thơ” có nghĩa là tác giả đã sử dụng “hình thức lời thơ, câu thơ Nôm, là Việt Nam”, nhiều hình ảnh giản dị, gần gũi, dễ hiểu.

Bài tập 7 trang 42 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Nhận xét về nghệ thuật nghị luận trong văn bản:

Những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết văn bản nghị luận của Xuân Diệu

Cách mở đầu, dẫn dắt vấn đề

..............................................................................................

..............................................................................................

Cách tổ chức luận điểm

..............................................................................................

..............................................................................................

Cách sử dụng lí lẽ, bằng chứng

..............................................................................................

..............................................................................................

Ngôn ngữ

..............................................................................................

..............................................................................................

Giọng văn

..............................................................................................

..............................................................................................

Trả lời:

Những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết văn bản nghị luận của Xuân Diệu

Cách mở đầu, dẫn dắt vấn đề

Tự nhiên, hợp lí

Cách tổ chức luận điểm

Chặt chẽ

Cách sử dụng lí lẽ, bằng chứng

Sử dụng lí lẽ, bằng chứng thuyết phục.

Ngôn ngữ

Giàu hình ảnh, chọn lọc từ ngữ tinh tế. Có sự xen kẽ của yếu tố biểu cảm, khiến VB giàu cảm xúc, không khô khan.

Giọng văn

Linh hoạt, khi thì giảng giải, cắt nghĩa tỉ mỉ, lúc lại tuởng tượng, liên tưởng bay bổng, có khi mang tính đối thoại, tranh biện, có khi lại say sưa, chân thành, tràn đầy tình cảm và niểm tự hào với di sản văn học của dân tộc.

 

Bài tập 8 trang 43 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) nêu cảm nhận của em về một hình ảnh đặc sắc trong một bài thơ thu của Nguyễn Khuyến.

Trả lời:

Cảnh trong Thu điếu là cảnh đẹp nhưng cũng tĩnh lặng và đượm buồn. Một không gian vắng người, vắng tiếng: Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Sự vận động cũng có nhưng chỉ là những vận động rất nhẹ, rất khẽ: sóng hớt gợn, lá khẽ đưa, mây lơ lửng... âm thanh tiếng cá đớp mồi thì mơ hồ. Những vận động này không làm cho không khí của bức tranh thu trở nên sôi động mà chỉ càng làm tăng thêm sự tĩnh lặng của nó. Mọi cảnh, mọi vật trong bức tranh thu này đều gợi cái tĩnh lặng và đượm buồn. Cái lạnh lẽo, trong veo của nước, cái biếc của sóng, cái xanh ngắt của trời... những trạng thái, màu sắc đó cho thấy một sự tĩnh lặng đang bao trùm từ bầu trời cho đến mặt đất. Mọi cái dường như không chuyển động, dường như rơi vào trạng thái im vắng đến tuyệt đối. Cả con người ở đây cũng vậy. Người ngồi câu trong trạng thái tựa gối ôm cần, không câu được cá nhưng dường như vẫn không hề sốt ruột, cái không chi toát lên ở vẻ bề ngoài mà là ở chiều sâu của tâm tư - một tâm tư dường như cũng tĩnh lặng tuyệt đối. Con người và cảnh vật một cách tự nhiên đã hòa nhịp cùng nhau tạo nên linh hồn cho bức tranh thu.

Thực hành Tiếng Việt trang 43

Bài tập 1 trang 43 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Thành phần tình thái và ý nghĩa của thành phần ấy trong mỗi trường hợp:

Câu

Thành phần tình thái

Ý nghĩa

a. Mặt nữa, “Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt” chắc hẳn không phải là trời một đêm trăng, mà phải là trời một buổi chiều.

 

 

b. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể là những cái đó...

 

 

c. Con cá nằm yên. Có lẽ vì thấm mệt nên giờ đây nó ngủ.

 

 

Trả lời:

Câu

Thành phần tình thái

Ý nghĩa

a. Mặt nữa, “Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt” chắc hẳn không phải là trời một đêm trăng, mà phải là trời một buổi chiều.

Chắc hẳn

Thành phần tình thái thể hiện sự phỏng đoán tương đối chính xác về nhận định: câu thơ Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt không phải là bầu trời trong một đêm trăng mà là trong một buổi chiểu.

b. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể là những cái đó...

Hình như, có thể

Thành phần tình thái thể hiện sự phỏng đoán không chắc chắn của “tôi” đối với đối tượng mà mình nhớ đến.

c. Con cá nằm yên. Có lẽ vì thấm mệt nên giờ đây nó ngủ.

Có lẽ

Thành phần tình thái thể hiện sự đánh giá không chắc chắn vẽ trạng thái của đối tượng (cụ thể ở đây là con cá).

 

Bài tập 2 trang 44 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Tìm 3 - 5 từ ngữ chỉ thái độ, cách đánh giá của người nói về mức độ tin cậy của sự việc được nói tới và đặt một câu với mỗi từ đó:

Từ ngữ

Đặt câu

1:

 

2:

 

3:

 

4:

 

5:

 

Trả lời:

Từ ngữ

Đặt câu

1: chắc chắn

Hắn ta chắc chắn là thủ phạm của vụ trộm này.

2: có lẽ

Có lẽ cô ấy đã rất thất vọng vì điểm số của kì thi ấy.

3: dường như

Bầu trời dường như xanh hơn, cao hơn trong nắng chiều thu.

4: nhất định

Chúng ta nhất định phải hoàn thành công việc trong tuần này.

5: hẳn là

Hẳn là cô ta đã rất đắc ý với ý tưởng kì lạ của mình.

 

Bài tập 3 trang 44 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Thành phần cảm thán và ý nghĩa của thành phần ấn trong câu:

Câu

Thành phần cảm thán

Ý nghĩa

a. Trời ơi, ước gì thầy Đuy-sen là anh ruột tôi!

 

 

b. Má tôi cũng coi nó là gió Tết, nghe gió, má thuận miệng hát “Cấy rồi mùa qua sông cấy mướn. Ông trời ông thổi ngọn chướng buồn cha chả là buồn...” rồi thở dài cái thượt “Ứ hự, lụi hụi mà hết năm”.

 

 

Trả lời:

Câu

Thành phần cảm thán

Ý nghĩa

a. Trời ơi, ước gì thầy Đuy-sen là anh ruột tôi!

Trời ơi

Thành phần cảm thán thể hiện sự xúc động mãnh liệt của người nói/ người viết.

b. Má tôi cũng coi nó là gió Tết, nghe gió, má thuận miệng hát “Cấy rồi mùa qua sông cấy mướn. Ông trời ông thổi ngọn chướng buồn cha chả là buồn...” rồi thở dài cái thượt “Ứ hự, lụi hụi mà hết năm”.

Ứ hự

Thành phần cảm thán thể hiện sự không bằng lòng, không thuận ý của người nói/ người viết.

Văn bản 2: Đọc văn - Cuộc chơi tìm ý nghĩa

Bài tập 1 trang 45 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Luận đề của văn bản Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa: ...........

Trả lời:

Luận đề của văn bản Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa: Bàn về bản chất và ý nghĩa của việc đọc văn.

Bài tập 2 trang 45 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Các luận điểm trong văn bản:

......................................................................................................................................Những khía cạnh của luận đề được làm rõ từ các luận điểm trên: ..............................

Trả lời:

- Luận điểm:

+ Luận điểm 1: Ý nghĩa của văn học là tiềm ẩn và khó nắm bắt.

+ Luận điểm 2: Mục đích của việc đọc văn là đi tìm ý nghĩa cuộc đời qua VB văn học.

+ Luận điểm 3: Cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc.

+ Luận điểm 4: Người đọc được quyển tự do nhưng không thể tuỳ tiện trong tiếp nhận.

+ Luận điểm 5: Tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì.

+ Luận điểm 6: Giá trị của việc đọc văn.

Các luận điểm trong văn bản trang 45 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2

- Các luận điểm trên đều làm rõ những khía cạnh khác nhau của luận đề bản chất và ý nghĩa của việc đọc văn.

Bài tập 3 trang 45 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Tác giả cho rằng ý nghĩa của tác phẩm văn học thường không cố định. Câu văn trong văn bản giúp em hiểu rõ vấn đề trên: .....................

Trả lời:

Câu văn giúp hiểu rõ ý nghĩa của VB văn học thường không cố định là: “Lí thuyết đọc ngày nay cho thấy ỷ nghĩa của văn học không ngừng biến động, lớn lên, tuỳ vào cách người ta thiết lập mối liên hệ giữa các loại VB với nhau?”

Bài tập 4 trang 45 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Thông qua việc lặp lại các từ ngữ như chơi trò, trò chơi, ú tim, chơi, tác giả đã lí giải về việc đọc văn như sau:

.....................................................................................................................................

Trả lời:

Các từ ngữ chơi trò, trò chơi, ú tim, chơi lặp lại nhiểu lẩn nhằm nhấn mạnh mối liên hệ giũa việc đọc văn và trò chơi ú tim. Sự liên tưởng ấy là bởi hoạt động đọc văn cũng giống như một cuộc chơi. Trò chơi cần có luật chơi và phải đem đến cho người tham gia niềm vui thích, sự hứng khởi. Đọc văn cũng như vậy, đã tham gia chơi thì phải tôn trọng luật của nó, và trong quá trình đọc văn, người đọc cũng tìm thấy niềm vui, ý nghĩa của việc đọc. Không chỉ vậy, tác giả liên tưởng đến trò chơi ú tim còn có hàm ý đây là cuộc chơi có nhiều bất ngờ.

Bài tập 5 trang 46 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Luận điểm “cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc” ở đoạn (3) được tác giả làm sáng tỏ như sau:

Một số bằng chứng lấy từ trải nghiệm đọc của em: ....................................................

...................................................................................................................

Trả lời:

Luận điểm “cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc” ở đoạn (3) được tác giả làm sáng tỏ bằng các lí lẽ:

- Chỉ ra nguyên nhân cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc:

+ Do ý nghĩa của văn học không chỉ nằm trong VB, mà còn nằm trong mối liên hệ nhiều mặt giữa VB với cuộc đời.

+ Ý nghĩa của văn học không ngừng biến động, lớn lên, tuỳ vào cách thiết lập mối liên hệ giữa các loại VB với nhau.

- Phủ định quan niệm cũ cho rằng ý nghĩa của tác phẩm văn học là cố định, đơn nhất.

- Khẳng định đặc trưng của văn học: có tính đa nghĩa, mơ hồ.

- Theo lí thuyết tiếp nhận và quan niệm mới vể tác phẩm văn học, mỗi người đọc có một cách tiếp nhận khác nhau về tác phẩm và có cơ hội bình đẳng như nhau trong trò chơi tìm ý nghĩa.

=> Các lí lẽ trên rất giàu sức thuyết phục, bởi những lí lẽ này được dựa trên cơ sở đặc trưng của văn học, lí thuyết tiếp nhận và thực tế đọc hiểu tác phẩm văn học.

* Bằng chứng từ trải nghiệm đọc: đọc hai câu thơ “Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu/ Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay” (Bằng Việt, Bếp lửa), có thể ban đầu, người đọc chỉ hiểu ý nghĩa sống mũi cồn cay là sự nhớ lại cảm giác bị khói hun thuở nhỏ. Nhưng suy nghĩ sâu hơn, người đọc sẽ phát hiện ra lớp nghĩa hàm ẩn trong câu thơ, trạng thái ấy thể hiện sự xúc động như muốn khóc của người cháu trong hiện tại khi nhớ lại những kỉ niệm tuổi thơ. Cùng một cảm giác, nhưng nguyên nhân của nó lại hoàn toàn khác biệt. Nếu thuở nhỏ, sống mũi còn cay là bởi khói, thì bây giờ, cảm giác ấy lại đến từ sự xúc động, nhớ thương. Một cảm giác nhưng đã kết nối hai thời điểm, nó khiến quá khứ và hiện tại chìm đắm trong nhau, lồng ghép vào nhau khó có thể tách rời.

Bài tập 6 trang 46 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Câu “Thưởng thức văn học cũng có quy luật.” nhắc nhở em về những điều sau:

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Trả lời:

Thưởng thức văn học cũng có quy luật, câu văn này nhắc nhở người đọc được tự do trong tiếp nhận nhưng không thể tuỳ tiện. Người đọc vẫn cần căn cứ vào những tín hiệu thẩm mĩ, ngôn từ, hình tượng,... để giải mã văn bản. chính điều này khiến sự tiếp nhận của người đọc về văn bản tuy phong phú, đa dạng nhưng vẫn có nhiều điểm gặp gỡ.

Bài tập 7 trang 46 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Trong đoạn (5), tác giả quan niệm tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì vì

.....................................................................................................................................

Sự khác biệt về giọng văn của đoạn (5) so với các đoạn còn lại: ................................

.....................................................................................................................................

Trả lời:

- Trong đoạn (5), tác giả quan niệm tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì vì trong đoạn (5), tác giả đã đề cập đến hiện tượng “sách từ bên ngoiaf chuyển vào trong nội tập người đọc, người đọc hóa thân vào nhân vật trong sách”, tác phẩm và người đọc hòa vào với nhau, “nhà văn chiếm chỗ trong tâm trí ta, còn ta lại chiếm tác phẩm của họ”, tác phẩm “gần như xóa bỏ ranh giới giữa ta và tác giả”. Sự hòa quyện giữa tác phẩm với người đọc, giữa người đọc với nahf văn khiến cho tác phẩm văn học và đọc văn trở thành một hiện tượng diệu kì.

- Sự khác biệt về giọng văn của đoạn (5) so với các đoạn còn lại: nếu những đoạn khác chủ yếu thiên về diễn giải, sử dụng kiểu câu trần thuật thì đoạn (5), tác giả sử dụng linh hoạt lí lẽ theo nhiều hình thức: đặt ra vấn đề rồi giải đáp, nhấn mạnh ý bằng cách sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ. Bên cạnh câu trần thuật, tác giả còn dùng câu hỏi và câu cảm thán:

+ Việc nêu vấn đề bằng hình thức cầu hỏi: Tại sao khi đọc sách ta bỗng toàn tầm toàn ý suy nghĩ vào những điểu chưa bao giờ nghĩ tới? về. trả lời khiến giọng văn mang tính đối thoại, sinh động, thu hút sự chú ý của người đọc.

+ Việc sử dụng câu cảm thán đúng mức khiến lời văn nghị luận không khô khan mà giàu cảm xúc, khiến VB không chỉ tác động vào lí trí mà còn tác động vào trái tim người đọc.

+ Việc sử dụng điệp ngữ cho nên tạo điểm nhấn cho giọng văn, khiến người đọc chú ý vào diễn giải của tác giả.

Bài tập 8 trang 46 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Mối quan hệ giữa đoạn (5) và đoạn (6):

Ý nghĩa của việc đọc văn được làm rõ từ mối quan hệ trên: .......................................

Trả lời:

- Mối quan hệ giữa đoạn (5) và đoạn (6) là quan hệ nhân quả. Đoạn (5) là nguyên nhân, chỉ ra đọc văn là hiện tượng diệu kì, trong quá trình đọc văn, người đọc đã hoá thần vào tác phẩm Đoạn (6) thể hiện kết quả, nhờ quá trình hoá thần ấy mà người đọc khám phá sầu sắc hơn vẽ bản thần mình, trưởng thành hơn trong nhận thức, tình cảm, ứng xử,...

- Ý nghĩa của việc đọc văn được làm rõ từ mối quan hệ trên: Đọc văn là nển tảng của học văn, muốn học giỏi văn phải bắt đầu bằng đọc văn; đối với độc giả nói chung, đọc văn giúp “ tự phát hiện ra mình và lởn lên”.

Bài tập 9 trang 47 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) trả lời câu hỏi: Vì sao có thể nói “không ai có thể đọc tác phẩm một lần là xong”?

Trả lời:

Không ai có thể đọc tác phẩm một lần là xong. Bởi lẽ, ẩn sau mỗi tác phẩm văn học là những bài học đa tầng có mối liên hệ đa dạng với nhiều mặt khác nhau của đời sống. Nó có thể được thể hiện một cách trực tiếp nhưng cũng có thể được thể hiện một cách gián tiếp qua những câu chuyện, lời nói, những câu văn, câu thơ hay từng dấu câu được tác giả sử dụng. Đọc một lần, chúng ta có thể nắm khái quát được nội dung của của tác phẩm nhưng không một ai dám khẳng định mình hiểu sâu, hiểu kỹ từng chi tiết, dụng ý của tác giả ẩn sau những câu văn, câu thơ... Vì vậy mà khi đọc một tác phẩm bất kì nào đó, chúng ta phải đọc nhiều lần, ngẫm nghĩ thật nhiều để cảm nhận được hết cái hay, cái thú vị ẩn sau mỗi tác phẩm. Từ đó, dần hình thành và bồi đắp nhân sinh quan, thế giới quan, hiểu hơn về chính mình và thế giới xung quanh.

Thực hành Tiếng Việt trang 47

Bài tập 1 trang 47 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Thành phần gọi - đáp và chức năng của chúng trong câu:

Câu

Thành phần gọi - đáp

Chức năng

a. - Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa?

- Thưa anh, thế thì,... hừ hừ... em xin sợ. Mời anh cứ đùa một mình thôi.

 

 

b. Ê, đồ quỷ! - Nét Len vừa quát vừa nện chân xuống vỏ tàu.

 

 

c. Cậu bé ơi, ở đây ngày nào người ta chẳng bán đến hàng nghìn con lạc đà!

 

 

Trả lời:

Câu

Thành phần gọi - đáp

Chức năng

a. - Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa?

- Thưa anh, thế thì,... hừ hừ... em xin sợ. Mời anh cứ đùa một mình thôi.

Thưa anh

Thành phẩn gọi - đáp mà Dế choắt dùng để gọi Dế Mèn, cách gọi này thể hiện sự tôn kính của kẻ dưới với người trên.

b. Ê, đồ quỷ! - Nét Len vừa quát vừa nện chân xuống vỏ tàu.

Ê

Thể hiện lời gọi của Nét Len. Cách gọi này thể hiện thái độ suồng sã của Nét Len với người được gọi.

c. Cậu bé ơi, ở đây ngày nào người ta chẳng bán đến hàng nghìn con lạc đà!

Ơi

Thể hiện lời của những người qua đường gọi cậu bé.

 

Bài tập 2 trang 48 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Thành phần chêm xen và nội dung mà chúng làm rõ trong các câu:

Câu

Thành phần chêm xen

Nội dung được làm rõ

a. Hàng vạn người đọc rất tinh, đã thuộc ba bài thu này, mà không thuộc được các bài thu khác (của các tác giả khác).

 

 

b. Có về thăm (Vườn Bùi chốn cũ” - đây là “xứ Vườn Bùi” theo đồng bào gọi cả vùng Trung Lương nằm trong xã Yên Đổ cũ, chứ không phải chỉ là khu vườn của nhà cụ Nguyễn Khuyến - mới càng hiểu rõ bài “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo”.

 

 

 

c. Chiều hôm đó, bọn mèo ngạc nhiên khi không thấy con hải âu xuất hiện để xơi món yêu thích - món mực ống mà Xe-crét-ta-ri-ô chôm được từ bếp nhà hàng.

 

 

d. Đọc văn (phân tích, bình giảng, bình luận) tất yếu phải tôn trọng văn bản, từ ngôn từ đến hình tượng.

 

 

Trả lời:

Câu

Thành phần chêm xen

Nội dung được làm rõ

a. Hàng vạn người đọc rất tinh, đã thuộc ba bài thu này, mà không thuộc được các bài thu khác (của các tác giả khác).

của các tác giả khác

làm rõ các bài thơ thu khác mà Xuân Diệu muốn nói đến là của các tác giả khác chứ không phải của Nguyễn Khuyến.

b. Có về thăm (Vườn Bùi chốn cũ” - đây là “xứ Vườn Bùi” theo đồng bào gọi cả vùng Trung Lương nằm trong xã Yên Đổ cũ, chứ không phải chỉ là khu vườn của nhà cụ Nguyễn Khuyến - mới càng hiểu rõ bài “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo”.

đây là "xứ Vườn Bùi” theo đổng bào gọi cả vùng Trung Lương nằm trong xã Yên Đổ cũ, chứ khống phải chỉ là khu vườn của nhà ở cụ Nguyễn Khuyến.

giải thích thêm vể cụm từ Vườn Bùi chốn cũ để người đọc không hiểu nhầm vẽ phạm vi không gian được nói đến.

c. Chiều hôm đó, bọn mèo ngạc nhiên khi không thấy con hải âu xuất hiện để xơi món yêu thích - món mực ống mà Xe-crét-ta-ri-ô chôm được từ bếp nhà hàng.

món mực ống mà Xe-crét-ta-ri-ố chôm được từ bếp nhà hàng.

làm rõ thêm về món yêu thích của con hải âu.

 

d. Đọc văn (phân tích, bình giảng, bình luận) tất yếu phải tôn trọng văn bản, từ ngôn từ đến hình tượng.

phân tích, bình giảng, bình luận

làm rõ hơn về các hoạt động có liên quan đến “đọc văn”, ý nói rằng phần tích, bình giảng, bình luận cũng là kết quả của việc đọc văn.

 

Bài tập 3 trang 48 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Thành phần biệt lập và loại thành phần biệt lập trong các câu:

Câu

Thành phần

biệt lập

Loại thành phần biệt lập

a. Và hẳn vì buồn nên Ánh Vàng muốn được nhìn thấy những điều mới mẻ.

 

 

b. Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...

 

 

c. Này bác có lợn kia ơi! Từ lúc mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

 

 

d. Ôi những vạt ruộng vàng

Chiều nay rung rinh lúa ngả.

 

 

Trả lời:

Câu

Thành phần

biệt lập

Loại thành phần biệt lập

a. Và hẳn vì buồn nên Ánh Vàng muốn được nhìn thấy những điều mới mẻ.

Hắn

Thành phần tình thái.

b. Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...

Mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội

Thành phần chêm xen.

 

c. Này bác có lợn kia ơi! Từ lúc mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

ơi

Thành phần gọi - đáp.

 

d. Ôi những vạt ruộng vàng

Chiều nay rung rinh lúa ngả.

Ôi

Thành phần cảm thán

Văn bản 3: Xe đêm

Bài tập 1 trang 49 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Chân dung nhân vật An-đéc-xen hiện lên qua các chi tiết: ...........................

Nhận xét của em về nhân vật An-đéc-xen: ..................................................................

..........................................................................................................

Trả lời:

Chân dung nhân vật An-đéc-xen hiện lên qua các chi tiết trong thực tế và trong tưởng tượng của ông:

- Trong thực tế, An-đéc-xen là người xấu trai, cao kều, nhút nhát.

- Trong tưởng tượng, ông lại luôn hình dung mình là người đẹp trai, trẻ trung, hoạt bát, tự nhận mình “có mái tóc rậm, lượn sóng”, gương mặt “rám nắng”, đôi mắt xanh lúc nào cũng ánh cười”,... ông tự nhận mình là nhà tiên tri, đoán định được tương lai và nhìn thấu được bóng tối, cũng xem mình là một hoàng tử bất hạnh như Hăm-lét.

→ Chi tiết cho thấy An-đéc-xen có phần tự ti với ngoại hình và thực tế của bản thân, luôn khao khát hướng đến những điều tốt đẹp, theo đuổi sự hoàn mĩ và lãng mạn.

- Ông đã trả số tiền còn thiếu cho các cô gái, yêu cầu người đánh xe không thô lỗ và lảm nhảm với khách.

→ Chi tiết này cho thấy An-đéc-xen là người tốt bụng, hào phóng, biết cư xử lịch thiệp và sẵn sàng giúp đỡ người khác.

- Nhiệt tình trò chuyện với các cô gái, tiên đoán về tương lai của họ.

→ Chi tiết này cho thấy An-đéc-xen là người có trí tưởng tượng phong phú, luôn có sẵn các câu chuyện trong đầu, chỉ cần một gợi ý là có thể chắp cánh cho những tưởng tượng của ông bay xa.

- Đem đến niềm vui cho cháu bé ở xứ Giuýt-len.

→ Chi tiết này cho thấy An-đéc-xen là người yêu và hiểu trẻ thơ, biết đem đến niềm vui và hạnh phúc cho trẻ thơ bằng những hành động đầy sáng tạo.

Bài tập 2 trang 49 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Tiên đoán của An-đéc-xen về tương lai của các cô gái mới quen: .............................

Tiên đoán về Ni-cô-li-na: ............................................................................................

Tiên đoán về Ma-ri-a: ..................................................................................................

Tiên đoán về An-na: ....................................................................................................

Mong ước, tình cảm của An-đéc-xen dành cho các cô gái: .........................................

Trả lời:

An-đéc-xen đã đưa ra lời tiên tri dịu dàng của riêng mình cho ba cô gái xinh đẹp:

- Với Ni-cô-li-na, An-đéc-xen tiên đoán “nếu chẳng may có chuyện gì không lành xảy ra với người yêu của cô, cô sẽ chẳng đắn đo suy tính, lên đường, vượt qua ngàn dặm, qua núi tuyết và sa mạc khô cần, để gặp chàng cứu chàng khỏi cơn nguy khốn”.

- Với Ma-ri-a, An-đéc-xen tiên đoán cô sẽ “gặp được một người xứng đáng với trái tim nhiều mong muốn của cô”, và người đó “tất nhiên phải là một người tuyệt vời”, “có một tâm hn ln lao”.

- Với An-na, An-đéc-xen tiên đoán cô sẽ hạnh phúc với sự bận bịu khi chăm sóc những đứa con và chồng tương lai sẽ “đỡ cô một tay trong việc đó”.

=>  An-đéc-xen đã gửi gắm tình cảm đôn hậu, dịu dàng, mong muốn các cô gái đều có tương lai tốt đẹp. Những cô gái xinh đẹp có thể tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình, bởi vì vẻ đẹp của họ đủ để họ có được hạnh phúc. Trước khi lên chuyến xe đêm, Ni-cô-li-na, Ma-ri-a và An-na có thể có chút lo lắng và sợ hãi vẽ tình yêu. Điều đó đã ngăn cản họ dũng cảm và tự do theo đuổi tình yêu ấy. Chính những lời tiên tri đẹp đẽ và dịu dàng của An-đéc-xen đã thôi thúc hành động của các cô gái, khích lệ họ tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình.

Bài tập 3 trang 50 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: An-đéc-xen đã đem đến niềm vui cho cháu bé trong gia đình kiểm lâm xứ Giuýt-len. Em có đồng tình với ý kiến “trái tim bé sẽ không dễ bị trơ lì như với những người chưa từng chứng kiến chuyện cổ tích như thế” không?

Chọn

Có □

Không □

Lí do: ................................................................................................................

.......................................................................................................................

Trả lời:

Chọn

 

Không 

Lí do:  “Trơ lì” là trạng thái con người không còn biết xúc động, rung cảm, là sự vô tâm, vô cảm trước những niềm vui, nỗi buồn, những cảnh ngộ của cuộc đời. Đó là trạng thái rất nguy hiểm trong sự trưởng thành của mỗi người, đặc biệt nếu điều đó lại xảy ra với những đứa trẻ - lứa tuổi hồn nhiên, vô tư nhất, đáng được sống trong thế giới tưởng tượng bay bổng nhất.

Nhà tu hành kết tội An-đéc-xen đã “đánh lừa một sinh thể ngây thơ”, cho rằng đó là “một tội lỗi lớn” còn các cô gái thì “ngồi không nhúc nhích như bị mê hoặc”. Bởi nhà tu hành đã nhìn câu chuyện từ quan điểm đạo đức khô cứng và già cỗi, cũ kĩ nên chỉ thấy bề ngoài của hiện thực, ông không hiểu được thế giới diệu kì mà An-đéc-xen đem đến cho trẻ thơ. Các cô gái thò nghe như bị mê hoặc, cho thấy họ tiếp tục bị nhũng câu chuyện của An-đéc-xen chinh phục, tìm thấy sức hấp dẫn trong những câu chuyện đó.

Câu trả lời của An-đéc-xen giàu sức thuyết phục, bởi ông đã xuất phát từ sức mạnh của trí tưởng tượng lãng mạn, bay bổng, ông hiểu nhũng câu chuyện cổ tích có tác dụng lớn trong việc nuôi dưỡng sự hồn nhiên, ngây thơ, chắp cánh cho trí tưởng tượng của trẻ thơ. Vì thế, ông dành cả đời để dùng trí tưởng tượng của mình đem đến hạnh phúc cho con người, khiến con người có đủ sức mạnh và hứng khởi để tìm kiếm cái đẹp, và làm cho thế giới bớt tàn nhẫn, bớt khô khan hơn.

Bài tập 4 trang 50 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Vai trò của trí tưởng tượng đối với An-đéc-xen trong việc viết truyện cổ tích: ..............................

Trả lời:

 Vai trò của trí tưởng tượng đối với An-đéc-xen trong việc viết truyện cổ tích:

- Tạo ra những hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống bay bổng, diệu kì; sáng tạo ra những tình huống thú vị, hấp dẫn.

- Hoá thân vào nhân vật, cất lên tiếng nói bên trong, khiến nhân vật vừa chân thực, vừa kì ảo.

- Đến gần hơn với thế giới tâm hồn trẻ thơ, nhìn cuộc sống qua lăng kính trẻ thơ.

Bài tập 5 trang 50 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Tình cảm, thái độ của nhà văn Pau-xtốp-xki đối với nhà văn An-đéc-xen qua đoạn trích: ..................................

Trả lời:

Qua đoạn trích, người đọc thấy được tình cảm, thái độ của nhà văn Pau-xtốp-xki đối với nhà văn An-đéc-xen, đó là sự đồng cảm, trân trọng của một nhà văn đối với một nhà văn khác.

Bài tập 6 trang 50 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Những đặc điểm nổi bật về nghệ thuật của đoạn trích: ..........................

Trả lời:

Những đặc điểm nổi bật về nghệ thuật của đoạn trích:

- Xây dựng cốt truyện hấp dẫn; sáng tạo được tình huống đắc địa để làm nổi bật vẻ đẹp nhân vật.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật.

- Ngôn ngữ trong sáng, thấm đẫm chất thơ.

- Nghệ thuật tạo dựng không gian, thời gian trong truyện độc đáo.

Văn bản 4: Nắng mới - Sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng

Bài tập 1 trang 50 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Luận đề của văn bản là: .........

Trả lời:

Luận đề của văn bản: Chi tiết nắng mới trong bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư.

Bài tập 2 trang 51 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Các luận điểm được triển khai trong văn bản: .................................................

Trả lời:

Các luận điểm được triển khai trong văn bản:

- Nắng mới đã hội tụ được những vẻ đẹp nơi tâm hồn thơ Lưu Trọng Lư: thành thực phiêu lưu trong cõi mộng, cứ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy.

- Hai chữ "nắng mới" vừa ghi nhận một thời điểm đặc biệt trên dòng chảy thời gian vừa diễn tả không gian.

- Mẹ là tâm điểm của nỗi nhớ về tuổi thơ trong nắng mới, là nét son trong "những ngày không" đi suốt cuộc đời với nhà thơ.

Bài tập 3 trang 51 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Nhận xét của em về cách sử dụng lí lẽ, bằng chứng của tác giả trong văn bản: ...............

Trả lời:

- Bài chia làm các luận điểm cụ thể, lí lẽ, dẫn chứng đầy đủ giúp người đọc dễ dàng theo dõi.

- Ở mỗi luận điểm, tác giả đều trích dẫn các câu thơ cụ thể và phân tích cúng nhằm làm sáng tỏ luận điểm. Trong mỗi bài luận điểm đều để ý phân tích các chi tiết, hình ảnh, giọng điệu của bài thơ.

- Có so sánh, liên hệ, mở rộng với tác giả khác viết về cùng đề tài để nhấn mạnh giá trị của tác phẩm.

Bài tập 4 trang 51 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Một số câu văn thể hiện ý kiến đánh giá chủ quan của người viết trong văn bản:

............................................................................................

Trả lời:

Một số câu văn thể hiện ý kiến đánh giá chủ quan của người viết trong văn bản:

- Đoạn văn "Ai từng ở ...ngoài nội". Ở đoạn trích đã phân tích chi tiết khổ thơ "Mỗi lần...những ngày không" làm nổi bật được cái tĩnh lặng của làng quê vào buổi trưa, cái nhịp điệu nhẹ nhàng qua việc phân tích từ ngữ, giọng điệu thơ. Đoạn văn này cũng có sự so sánh, mở rộng với các tác phẩm khác giúp bài phân tích trở nên sinh động, thú vị hơn.

B. Thực hành viết trang 51

Bài tập 1 trang 51 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Những điều em rút ra được sau khi đọc bài viết tham khảo trong SGK (tr.77 - 79):

Về cách triển khai luận điểm: ......................................................................................

Về cách sử dụng lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm:.....................................

Về diễn đạt: .........................................................................................................

Trả lời:

- Về cách triển khai luận điểm: Luận điểm cần bám sát vào luận đề đưa ra; cần đưa ra hệ thống luận điểm rõ ràng có thể làm sáng tỏ luận đề.

- Về cách sử dụng lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm: Lí lẽ phải logic, xác đáng; bằng chứng phải rõ ràng, có căn cứ; bằng chứng và lí lẽ đưa ra phù hợp để làm sáng tỏ luận điểm.

- Về diễn đạt: Diễn đạt mạch lạc, logic; ngôn ngữ trong sáng, đúng chính tả.

Bài tập 2 trang 52 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Đề tài em chọn để viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện): .............................

Trả lời:

Đề tài: Phân tích tác phẩm truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” - Khánh Hoài.

Bài tập 3 trang 52 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Lập dày ý để viết bài văn phân tích tác phẩm truyện theo đề tài đã chọn trong bài tập 2:

Mở bài

 

Thân bài

Ý 1

 

Ý 2

 

Ý 3

 

...

 

Kết bài

 

Trả lời:

Mở bài

Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (nhan đề, tác giả), nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.

- Khánh Hoài là một nhà văn giàu tình yêu thương với trẻ em. 

- Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” gửi gắm bài học về ý nghĩa của hạnh phúc gia đình.

Thân bài

Ý 1

Nội dung chính của tác phẩm: Câu chuyện kể về một gia đình có hai anh em là Thành và Thủy. Nhưng vì bố mẹ ly hôn nên hai anh em không thể tiếp tục sống với nhau được nữa. Cuộc chia tay đến đột ngột, hai anh em chia đồ chơi. Cuộc chia tay diễn ra đẫm nước mắt, buồn bã và đau thương. Cả hai anh em đều sẽ không biết bao giờ mới có thể gặp lại nhau.

Ý 2

Chủ đề của tác phẩm: Trách nhiệm của người lớn trong việc giữ gìn hạnh phúc gia đình và niềm vui tuổi thơ cho con cái.

Ý 3

Phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm:

- Nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật.

- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện đặc sắc.

...

...

 

Kết bài

Khẳng định lại ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.

 

Bài tập 4 trang 53 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Tự rà soát, đánh giá sau khi hoàn thành bài viết:

STT

Nội dung

đánh giá

Mức độ đáp ứng của bài viết

1

Đã nêu được nội dung chính của tác phẩm chưa?

 

2

Đã nêu được chủ đề của tác phẩm chưa?

 

3

Đã phân tích được những nét đặc sắc nào về hình thức nghệ thuật của tác phẩm?

 

4

Đã phân tích có diện, có điểm chưa?

 

5

Có lỗi chính tả, diễn đạt không?

 

Trả lời:

STT

Nội dung

đánh giá

Mức độ đáp ứng của bài viết

1

Đã nêu được nội dung chính của tác phẩm chưa?

Bài viết đã/ chưa nêu được nội dung chính của tác phẩm.

2

Đã nêu được chủ đề của tác phẩm chưa?

Bài viết đã/ chưa nêu được chủ đề của tác phẩm.

3

Đã phân tích được những nét đặc sắc nào về hình thức nghệ thuật của tác phẩm?

Bài viết đã/ chưa phân tích được những nét đặc sắc về nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật và nghệ thuật xây dựng tình huống truyện.

4

Đã phân tích có diện, có điểm chưa?

Bài viết đã/ chưa có diện, có điểm

5

Có lỗi chính tả, diễn đạt không?

Bài viết có/ không có lỗ chính tả.

C. Thực hành nói và nghe trang 53

Bài tập 1 trang 53 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Một số nội dung cần chuẩn bị cho bài trình bày ý kiến về vấn đề văn học trong đời sống hiện nay:

.....................................................................................................................................

Trả lời:

a. Xác định mục đích nói và người nghe

- Cần xác định mục đích nói là thuyết phục người nghe đồng tình với ý kiến của mình vẽ vấn để văn học trong đời sống hiện nay.

- Xác định được người nghe là những người yêu thích văn học, có nhu cầu tìm hiểu vai trò của văn học trong đời sống.

b. Chuẩn bị nội dung nói

- Xây dựng dàn ý trên cơ sở gợi ý trong SGK.

- Dàn ý gồm đầy đủ các phần, ghi các ý chính, lí lẽ và bằng chứng cần sử dụng để chứng minh cho ý kiến của mình.

Bài tập 2 trang 53 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Lập dàn ý cho bài trình bày ý kiến về vấn đề văn học trong đời sống hiện nay:

Mở đầu

 

Triển khai

 

Kết thúc

 

Trả lời:

Mở đầu

Nêu vấn đề, khẳng định tầm quan trọng của văn học đối với đời sống và những thách thức đặt ra cho văn học trong bối cảnh hiện nay.

- Văn chương có giá trị vô cùng to lớn trong việc hình thành và bồi dưỡng nhân cách con người trong cuộc sống.

Triển khai

Trình bày các luận điểm triển khai vấn đề (có thể xác định luận điểm dựa vào vai trò, vị trí của văn học, những thách thức đối với văn học trong đời sống hiện nay....).

- Định nghĩa văn chương.

- Công dụng của văn chương.

- Sự nhìn nhận về văn chương trong xã hội ngày nay.

+ Dùng lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm.

Kết thúc

Khẳng định lại vấn đề.

D. Thực hành củng cố, mở rộng trang 54

Bài tập 1 trang 54 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Điền thông tin về các văn bản nghị luận văn học đã học vào bảng sau:

Văn bản

Luận đề

Luận điểm

Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam

 

 

Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa

 

 

Trả lời:

Văn bản

Luận đề

Luận điểm

Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam

Văn bản bàn luận về Nguyễn Khuyến và ba bài thơ thu của ông bao gồm Thu điếu, Thu ẩm và Thu vịnh.

- Luận điểm 1: Thu điếu: hay và điển hình nhất cho mùa thu Việt Nam trong ba bài thơ thu.

- Luận điểm 2: Thu ẩm: tổng hợp nhiều thời điểm, khái niệm, khái quát về cảnh thu.

- Luận điểm 3: Thu vịnh: mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả, mang cái thần của cảnh mùa thu

Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa

Luận đề của văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa là quá trình đi tìm ý nghĩa của văn bản thông qua hoạt động đọc.

- Luận điểm 1: Văn học có một đặc điểm quan trọng là mang chứa ý nghĩa tiềm ẩn.

- Luận điểm 2: Có nhiều phương pháp khác nhau để nắm bắt ý nghĩa văn bản.

- Luận điểm 3: Ý nghĩa của văn bản có mối liên hệ mật thiết với cuộc đời.

- Luận điểm 4: Thưởng thức văn học cũng cần tuân theo quy luật để không làm phương hại tới tính toàn vẹn của tác phẩm.

- Luận điểm 5: Tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kỳ.

- Luận điểm 6: Đọc văn là nền tảng của học văn.

Bài tập 2 trang 55 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Từ hai văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam và Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa, rút ra đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận văn học:

VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

Về mục đích, nội dung: .......................................................................................

Về luận đề: ..........................................................................................................

Về luận điểm: .....................................................................................................

Về lí lẽ: ..............................................................................................................

Về bằng chứng: ....................................................................................................

Trả lời:

VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

Về mục đích, nội dung:

- Thuộc thể văn nghị luận, viết nhằm thuyết phục người đọc về ý kiến, quan điểm của người viết.

- Có yếu tố cơ bản là ý kiến, lí lẽ, bằng chứng. Lí lẽ và bằng chứng cần thuyết phục, làm sáng tỏ ý kiến; cần được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

Về luận đề: xoay quanh các vấn đề của văn học trong một tác phẩm cụ thể.

Về luận điểm: bám sát vào luận đề để triển khai luận điểm làm sáng tỏ luận đề.

Về lí lẽ, bằng chứng: xoay quanh các tác phẩm văn học cần phân tích. Lí lẽ là những phân tích, lý giải về tác phẩm. Bằng chứng là những từ ngữ, chi tiết, trích dẫn,..từ tác phẩm để làm sáng tỏ lí lẽ.

Bài tập 3 trang 56 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Sự tương đồng và khác biệt giữa văn bản nghị luận xã hội và văn bản nghị luận văn học.

Đặc điểm

Văn bản nghị luận xã hội

Văn bản nghị luận văn học

Sự tương đồng

 

Sự khác biệt

 

 

Trả lời:

Đặc điểm

Văn bản nghị luận xã hội

Văn bản nghị luận văn học

Sự tương đồng

- Thuộc thể văn nghị luận, viết nhằm thuyết phục người đọc về ý kiến, quan điểm của người viết.

- Có yếu tố cơ bản là ý kiến, lí lẽ, bằng chứng. Lí lẽ và bằng chứng cần thuyết phục, làm sáng tỏ ý kiến; cần được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

Sự khác biệt

- Đề tài về lĩnh vực đời sống: hiện tượng đời sống, tư tưởng đạo lí.

- Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng xoay quanh vấn đề đời sống. Lí lẽ là những kiến giải của người viết về vấn đề đời sống. Bằng chứng có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu,.. từ đời sống.

- Đề tài về văn học: là một khía cạnh về nội dung và hình thức của  tác phẩm văn học.

- Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng xoay quanh các tác phẩm văn học cần phân tích. Lí lẽ là những phân tích, lý giải về tác phẩm. Bằng chứng là những từ ngữ, chi tiết, trích dẫn,..từ tác phẩm để làm sáng tỏ lí lẽ.

Bài tập 4 trang 56 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) với câu chủ đề: “Mỗi người đọc với sự khác biệt về lứa tuổi, nhận thức, trải nghiệm,... sẽ có những cách cảm nhận, đánh giá khác nhau về tác phẩm văn học.” Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất hai thành phần biệt lập. Gạch dưới thành phần biệt lập đó.

Trả lời:

Mỗi người đọc với sự khác biệt về lứa tuổi, nhận thức, trải nghiệm,… sẽ có những cách cảm nhận, đánh giá khác nhau về tác phẩm văn học. Nếu bạn đã từng đọc một tác phẩm trên hai lần, chắc hẳn, lần sau sẽ có những cảm nhận về tác phẩm khác hơn so với lần đọc trước. Lý do là bởi khi đó nhận thức và trải nghiệm của chúng ta đã có sự tích lũy tăng dần, góc nhìn cuộc sống và quan niệm và thế giới ít nhiều đã biến chuyển. Một bạn học sinh tiểu học khi đọc Dế Mèn phiêu lưu ký có thể sẽ thích thú với thế giới loài vật trong truyện và chưa suy ngẫm nhiều về các bài học nhân sinh cũng như góc nhìn đời sống. Nhưng khi câu chuyện được đọc và cảm bởi một học sinh trung học phổ thông thì cách nhìn nhận và đánh giá lại khác đi. Vẫn thấy được thế giới loài vật sống động, nhưng lúc này, bạn học sinh lớn kia đã có đủ nhận thức và trải nghiệm để suy tư về những bài học trên hành trình trưởng thành của Dế Mèn, từ đó đúc rút kinh nghiệm cho chính bản thân mình. Tất cả những điều ấy khiến chúng ta phải thốt lên: Ôi, văn học mới kỳ diệu làm sao! Chỉ thông qua một tác phẩm thôi mà chúng ta đã cảm nhận và học hỏi được thêm bao nhiêu là điều, thế giới của mỗi tác phẩm dường như mở ra không giới hạn để người đọc thỏa sức khám phá và liên hệ với chính cuộc đời mình.

Thực hành đọc mở rộng trang 57

Bài tập trang 57 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Ghi chép thông tin, ý tưởng mà em thu nhận được từ một văn bản nghị luận văn học em đã đọc vào Nhật kí đọc sách dưới đây:

Nhật kí đọc sách

Ngày:

Nhan đề văn bản:

Tên tác giả:

Vấn đề được bàn luận:

Ý kiến của người viết về vấn đề được bàn luận

Hệ thống luận điểm và cách sắp xếp: 

Lí lẽ và bằng chứng cho luận điểm 1:

Lí lẽ và bằng chứng cho luận điểm 2:

Lí lẽ và bằng chứng cho luận điểm 3:

Lí lẽ và bằng chứng cho luận điểm 4:

Nhận xét về cách người viết sử dụng, sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng: 

Kinh nghiệm đọc một tác phẩm văn học hoặc phân tích một tác phẩm văn học em rút ra được từ việc đọc văn bản:  

Trả lời:

Nhật kí đọc sách

Ngày: 02/11/2023

Nhan đề văn bản: Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam

Tên tác giả: Xuân Diệu

Vấn đề được bàn luận: Các bài thơ viết về mùa thu của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

Ý kiến của người viết về vấn đề được bàn luận: Ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến là thành công tốt đẹp của quá trình “dân tộc hoá nội dung mùa thu” và “dân tộc hoá hình thức lời thơ”

Hệ thống luận điểm và cách sắp xếp:

- Thu ẩm quan sát cảnh thu trong nhiều thời điểm khác nhau để thâu tóm những nét nên thơ nhất.

- Thu vịnh phác họa khái quát những đặc điểm nổi bật về mùa thu. Trong ba bài thơ, bài Thu vịnh mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái trong, cái nhẹ cái cao.

-  Thu điếu dừng lại ở 1 không gian thời gian cụ thể: Trên 1 ao thu,vào 1 chiều thu,1 ông già ngồi trên chiếc thuyền bé tẻo teo. Thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam.

- 3 bài thơ là 3 cảnh trí khác nhau, màu sắc khác nhau, âm hưởng khác nhau nhưng đều thể hiện: Tâm sự non nước đầy vơi của nhà thơ.

Lí lẽ và bằng chứng cho luận điểm 1:

- Bài thơ này, theo tôi, không phải chỉ nói trong một thời điểm, là một đêm trăng hạn định, mà là tổng hợp nhiều thời điểm, khái niệm, khái quát về cảnh thu.

Lí lẽ và bằng chứng cho luận điểm 2:

- Mang cái thần của cảnh mùa thu. Cái hồn, cái thần của cảnh thu là nằm ở trong bầu trời, ở trên trời thu.

Lí lẽ và bằng chứng cho luận điểm 3:

- Cái thú vị của bài Thu điếu là ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi; ở những cử động: chiếc thuyền con lâu lâu mới nhích, sóng gợn tí, lá đưa vèo, tầng mây lửng, ngõ trúc quanh, chiếc cần buông, con cá động;...

Lí lẽ và bằng chứng cho luận điểm 4:

- Ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, nhìn gộp chung lại, là thành công tốt đẹp của quá trình dân tộc hoa nội dung mùa thu cho thật là thu Việt Nam, trên đất nước ta, và dân tộc hoa hình thức lời thơ, câu thơ cho thật là Nôm, là Việt Nam.

Nhận xét về cách người viết sử dụng, sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng: Tác giả phân tích giúp người đọc dễ hiểu và cảm nhận trọn vẹn về bức tranh thiên nhiên mùa thu của quê hương đất nước Việt Nam đồng thời gắn liền với thế sự và hình ảnh thân quen của nước nhà như cây tre, ao cá, đông ruộng nông thôn,…

Kinh nghiệm đọc một tác phẩm văn học hoặc phân tích một tác phẩm văn học em rút ra được từ việc đọc văn bản:  

- Cần tìm được đúng luận đề, các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng để đọc hiểu tác phẩm đúng theo hệ thống luận điểm đưa ra.

Xem thêm các bài Soạn Vở thực hành Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 6: Chân dung cuộc sống

Bài 7: Tin yêu và ước vọng

Bài 8: Nhà văn và trang viết

Bài 9: Hôm nay và ngày mai

Bài 10: Sách – người bạn đồng hành

Ôn tập học kì 2

Đánh giá

0

0 đánh giá