Vở thực hành Ngữ văn 8 Bài 10: Sách – người bạn đồng hành | Soạn VTH Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

1.5 K

Với Soạn Vở thực hành Ngữ văn 8 Bài 10: Sách – người bạn đồng hành sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn VTH Ngữ văn 8 Bài 10: Sách – người bạn đồng hành

A. Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt trang 76

Văn bản 1: Đọc như một hành trình

Bài tập 1 trang 76 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Xác định mục tiêu đọc sách của cá nhân em hoặc nhóm học tập trước khi thực hiện dự án đọc sách theo bảng gợi ý sau:

Mục tiêu đọc sách

1. Số cuốn sách mà em/nhóm em sẽ đọc: .............................................................

2. Ba chủ đề em/nhóm em lựa chọn đọc:

 ................................................................................................................................

..................................................................................................................................

3. Thời gian đọc sách dự kiến: từ ngày ............................ đến ngày ..........................

4. Đánh dấu X vào các mục tiêu đọc sách mà em lựa chọn:

• Giải trí

• Nâng cao kiến thức

• Phát triển kĩ năng đọc hiểu văn bản

• Phân tích, bình luận và đánh giá

• Phát triển tư duy

• Thay đổi bản thân

Mục tiêu khác:

 .................................................................................

 .................................................................................

 .................................................................................

Trả lời:

Mục tiêu đọc sách

1. Số cuốn sách mà em/nhóm em sẽ đọc: 9

2. Ba chủ đề em/nhóm em lựa chọn đọc: Chủ đề tình cảm gia đình, chủ đề về tình bạn, chủ đề về tình yêu tuổi thiếu niên

3. Thời gian đọc sách dự kiến: từ ngày 05/11/2023 đến ngày 30/11/2023

4. Đánh dấu X vào các mục tiêu đọc sách mà em lựa chọn:

• Giải trí

• Nâng cao kiến thức

• Phát triển kĩ năng đọc hiểu văn bản

• Phân tích, bình luận và đánh giá

• Phát triển tư duy

• Thay đổi bản thân

Mục tiêu khác:

 

Bài tập 2 trang 77 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Lập danh mục sách theo chủ đề và thể loại phù hợp với mục tiêu đọc sách đã xây dựng (bao gồm ít nhất 3 chủ đề với 9 cuốn sách).

1. Lập danh mục sách theo chủ đề và thể loại phù hợp với mục tiêu đọc sách đã xây dựng (bao gồm ít nhất 3 chủ đề với 9 cuốn sách).

DANH MỤC SÁCH CẦN ĐỌC

Trường: ........................................................................... Lớp: ...................................

Nhóm: ..........................................................................................................................

Chủ đề

Tên sách

Tác giả

Thể loại

Nhà

xuất bản

Năm

xuất bản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời:

DANH MỤC SÁCH CẦN ĐỌC

Trường: ........................................................................... Lớp: ...................................

Nhóm: ..........................................................................................................................

Chủ đề

Tên sách

Tác giả

Thể loại

Nhà

xuất bản

Năm

xuất bản

Tình cảm gia đình

Không gia đình

Hector Malot

Tiểu thuyết

Văn học

2021

Chuyện con mèo dạy hải âu bay

Luis Sepúlveda

Tiểu thuyết ngắn

Hội nhà văn

2020

Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên

Laura Ingalls Wilder

Tiểu thuyết

Kim Đồng

2017

Tình bạn

Hoàng tử bé

Antoine De Saint-Exupéry

Tiểu thuyết ngắn

Kim Đồng

2018

Những tấm lòng cao cả

Edmondo De Amicis

Tiểu thuyết

Văn học

2021

Harry Potter (tập 1)

J.K.Rowling

Tiểu thuyết

Văn học

2020

Tình yêu tuổi thiếu niên

Những cô gái nhỏ

Louisa May Alcott

Tiểu thuyết

Văn học

2019

Harry Potter (tập 4)

J.K.Rowling

Tiểu thuyết

Văn học

2020

Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh

Nguyễn Nhật Ánh

Tiểu thuyết

Trẻ

2016

 

2. Để lập kế hoạch đọc sách của nhóm, có thể phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm theo các vai của mô hình vòng tròn văn học. Sau đó, các thành viên lần lượt đổi vai cho nhau. Gợi ý một số vai:

- Người tóm tắt văn bản;

- Người khám phá nhân vật;

- Người tạo kết nối (kết nối cuốn sách đang đọc với các cuốn sách khác, kết nối nội dung cuốn sách với trải nghiệm của người đọc,...);

- Người đặt ra các câu hỏi, những vấn đề băn khoăn về cuốn sách;

- Người phát hiện điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm;

- Người vẽ tranh...

Lập kế hoạch hoạt động đọc sách theo bảng sau:

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG ĐỌC SÁCH

Tên sách: .........................................................................

Nhiệm vụ của

 các thành viên

Sản phẩm

đọc sách

của nhóm

Thời gian hoàn thành sản phẩm

Thời gian trao đổi (trực tuyến hoặc trực tiếp)

Ghi chú

1. Người tóm tắt:

................................

................................

2. Người khám phá nhân vật:

................................

................................

3. Người tạo kết nối:

................................

................................

4. Người đặt câu hỏi:

................................

................................

5. Người phát hiện điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật:

................................

................................

6. Người vẽ tranh:

................................

................................

 

 

 

 

Văn bản 2: Lời giới thiệu cuốn sách nhóc Ni-cô-la: Những chuyện chưa kể

Bài tập 1 trang 79 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Điều đáng lưu ý về mối quan hệ giữa nhan đề, hoàn cảnh ra đời và sức hấp dẫn của cuốn sách trong lời giới thiệu:

Trả lời:

Nhan đề có tên nhân vật Nhóc Ni-cô-la đã được biết đến từ những cuốn sách khác của tác giả Rơ-nê Gô-xi-nhi, chính vì thế, khi có thêm cụm từ những chuyện chưa kể - những điều độc giả chưa biết về nhân vật quen thuộc và đã được yêu mến này, nhan đề có tác dụng thu hút, gợi trí tò mò của người đọc. Đồng thời, tác giả của lời giới thiệu cũng nhấn mạnh vào hoàn cảnh ra đời của các câu chuyện: đã được viết từ rất lâu nhưng nhiều tác phẩm chưa chính thức công bố rộng rãi. Điểu đó càng tạo nên tính hấp dẫn của cuốn sách (tập hợp nhiểu tác phẩm chưa công bố và đặc biệt thú vị về một nhân vật đã được biết đến, được yêu mến). Cách đặt vấn đề của lời giới thiệu cuốn sách như vậy rất thành công: vừa làm nổi bật được điểm độc đáo, mới lạ của cuốn sách, vừa kết nối với những hiểu biết của độc giả về nhân vật chính trong cuốn sách.

Bài tập 2 trang 79 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Điều thông tin về cuốn sách Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể được thể hiện trong lời giới thiệu vào bảng sau:

Đề tài

..............................................................................................................

Đặc điểm nội dung

..............................................................................................................

..............................................................................................................

Đặc điểm nghệ thuật

..............................................................................................................

..............................................................................................................

Trả lời:

Đề tài

Quen thuộc nhưng câu chuyện lại có tính mới mẻ, không hề nhàm chán: “Một lần nữa, các tác giả lại khiến ta ngạc nhiên khi dẫn dắt nhân vật của họ đến những tình huống chẳng ai ngờ tới”.

Đặc điểm nội dung

Bao gồm cả phần truyện và tranh được giới thiệu là một thế giới “đầy chất hiện thực”, đồng thời cũng là một “thế giới kì diệu nơi con trẻ nhìn các bậc phụ huynh bằng con mắt tỉnh táo, châm biếm nhưng vẫn trìu mến và nơi ấy người lớn, về phần mình giải quyết một cách non nớt những vấn đề cứ như là thực”. Cách giới thiệu này rất giản dị nhưng lại tạo được sức hút, gợi trí tò mò.

Đặc điểm nghệ thuật

Cuốn sách là sự “kết hợp tuyệt vời giữa thứ ngôn ngữ trẻ thơ của Gô-xi-nhi với nét vẽ thi vị, vui nhộn và đầy khác biệt của Xăng-pê” Người viết lời giới thiệu trình bày thật giản dị, ngắn gọn nhưng làm nổi bật sự độc đáo về nghệ thuật của cuốn sách.

 

Bài tập 3 trang 80 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Mối quan hệ đặc biệt giữa các tác giả và sự độc đáo của cuốn sách:

Trả lời:

 Mối quan hệ đặc biệt giữa các tác giả và sự độc đáo của cuốn sách: Cuốn sách được giới thiệu về mối quan hệ tình bạn đặc biệt giữa nhà văn và hoạ sĩ minh hoạ cho cuốn sách: “Khi mà những kỉ niệm thơ ấu của hai nhà kịch nghệ nổi tiếng ấy chính là khởi nguồn cho sự sáng tạo này?” Như vậy, cuốn sách được giới thiệu không chỉ có phần truyện độc đáo và hấp dẫn mà còn có phần minh hoạ chắc hẳn cũng rất thú vị. Đó chính là một cách gợi mở với độc giả thêm một điểm khác biệt quan trọng của cuốn sách: Nhà văn và hoạ sĩ minh hoạ là những người bạn tri âm tri kỉ, thấu hiểu nhau.

Bài tập 4 trang 80 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Cách thu hút và khích lệ người đọc tìm hiểu cuốn sách trong lời giới thiệu: ............

Trả lời:

Cách thu hút và khích lệ người đọc tìm hiểu cuốn sách trong lời giới thiệu: Cách trình bày của người viết lời giới thiệu khiến độc giả cảm nhận rằng những chuyện chưa kể vể Nhóc Ni-cô-la dường như không bao giờ hết. Sức hấp dẫn của cuốn sách như một cuộc phiêu lưu không giới hạn hoặc mỗi lần xuất hiện của nhân vật như một lần bước ra sân khấu - luôn chứa đựng bất ngờ.

Bài tập 5 trang 80 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Viết đoạn văn (khoảng 8 - 10 câu) giới thiệu một cuốn sách có liên quan đến một chủ đề hoặc thuộc một thể loại trong các bài học của Ngữ văn 8.

Trả lời:

Cuốn sách “Tuổi thơ dữ dội” kể về cuộc đời chiến đấu hoàn toàn có thật của những chiến sĩ thuộc tổ trinh sát Trung Đoàn Trần Cao Vân, những chú bé chỉ mới trạc 13, 14 tuổi đời. Sách được chia làm 8 phần, mỗi phần lại là một câu chuyện, kể về những người lính nhỏ tuổi khác nhau.  Với tôi “Tuổi thơ dữ dội” là ước mơ, là bản thiên anh hùng ca và là khúc bi tráng của lớp trẻ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập. Những cái tên như Lượm, Mừng, Quỳnh …  những nhân vật thật đã đi vào lịch sử trở nên quen thuộc và gần gũi hơn bao giờ hết. Chiến tranh khi nào cũng vậy, bi thương, đầy máu và nước mắt nhưng đôi lúc, dựa theo những dòng văn cảm xúc dạt dào, đầy hồn nhiên và giản dị như chính các bạn thiếu niên trong truyện, người đọc lại khẽ bật cười, khúc khích với những câu nói đùa vô tư, những cách suy nghĩ trẻ con vui đến lạ mà tác giả đã khéo léo đưa vào câu chuyện. Cười thì cười thật đấy nhưng chính chúng ta vẫn cảm thấy nhói đau, cay cay khóe mắt vì ẩn sâu bên trong những mẩu chuyện ngộ nghĩnh ấy, lại là sự thật bi thương đến đau lòng.

Văn bản 3: Đọc như một cuộc thám hiểm

Bài tập 1 trang 81 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Chọn đọc một cuốn sách em yêu thích và điền thông tin về cuốn sách đó vào bảng sau:

(Gợi ý: Có thể đọc trọn vẹn một cuốn sách có các đoạn trích đã học trong SGK, như Lá cờ thêu sáu chữ vàng (Nguyễn Huy Tưởng), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Minh sư (Thái Bá Lợi), Trưởng giả học làm sang (Mô-li-e), Mắt sói (Đa-ni-en Pen-nắc),...)

Tên sách

Tên tác giả

Nhà xuất bản

Năm xuất bản

 

1. Điều đáng chú ý ở nhan đề

Mối quan hệ giữa nhan đề với một số yếu tố trong tác phẩm (thể loại, đề tài, nhân vật,...)

 

2. Đề tài

Vấn đề của cuộc sống mà tác giả quan tâm thể hiện qua cách chọn đề tài

 

3. Sự việc, chi tiết thể hiện dấu ấn của trí tưởng tượng trong tác phẩm

 

4. Lí do tác phẩm hấp dẫn đối với người đọc

 

5. Chi tiết, sự việc em ấn tượng nhất

 

 

 

Nhân vật em ấn tượng nhất

 

 

 

 

 

 

6. Một số chi tiết, sự việc trong tác phẩm mà em muốn thay đổi

 

 

Lí do em muốn thay đổi

 

 

7. Chủ đề

Mối liên hệ giữa chủ đề với những vấn đề của đời sống hiện tại

 

 

8. Những câu hỏi em đặt ra trong quá trình đọc (câu hỏi về nội dung, nghệ thuật gợi lên từ tác phẩm; câu hỏi đặt ra cho tác giả; câu hỏi dành cho độc giả;...)

 

Trả lời:

Tên sách

Tên tác giả

Nhà xuất bản

Năm xuất bản

- Người thầy đầu tiên

- Chyngyz Aymatov

- NXB. Văn học

- 2017

1. Điều đáng chú ý ở nhan đề

Mối quan hệ giữa nhan đề với một số yếu tố trong tác phẩm (thể loại, đề tài, nhân vật,...)

- Nhan đề: Người thầy đầu tiên => giới thiệu về câu chuyện kể về người thầy đầu tiên và có ý nghĩa thiêng liêng trong đời.

- Mối quan hệ giữa nhan đề với các yếu tố khác: Nhan đề tiết lộ thể loại tự sự, đề tài về người thầy và nhân vật xuất hiện chắc chắn sẽ có hình ảnh người thầy.

2. Đề tài

Vấn đề của cuộc sống mà tác giả quan tâm thể hiện qua cách chọn đề tài

Đề tài người thầy được tác giả khai thác ở cuốn sách. Cách chọn đề tài cho thấy tác giả quan tâm đến tình cảm thầy trò và tấm lòng biết ơn trong đời sống.

3. Sự việc, chi tiết thể hiện dấu ấn của trí tưởng tượng trong tác phẩm

Tác phẩm tựa như một câu chuyện có thật, không có dấu ấn của trí tưởng tượng.

4. Lí do tác phẩm hấp dẫn đối với người đọc

Tác phẩm trở nên hấp dẫn nhờ ngôn từ giản dị, cốt truyện nhẹ nhàng khơi gợi nhiều suy tư trong tâm tưởng người đọc. Qua đó, nêu lên một thông điệp đắt giá về tình thầy trò khiến người đọc phải nghĩ ngợi về chính thái độ và tình cảm của bản thân.

5. Chi tiết, sự việc em ấn tượng nhất

 

 

 

 

 

Nhân vật em ấn tượng nhất

 

Chi tiết hai thầy trò đã cùng nhau trồng hai cây phong bé nhỏ trên ngọn đồi và thầy Dyuyshen nói với Altynai rằng giờ đây Altynai như hai cây phong này vậy, nhưng sau này, khi lớn lên, Altynai chắc chắn sẽ thành công. 

Nhân vật khiến em ấn tượng nhất là thầy Đuy-sen. Thầy là một người chu đáo, tận tâm và rất yêu thương học trò.

6. Một số chi tiết, sự việc trong tác phẩm mà em muốn thay đổi

 

 

 

 

 

Lí do em muốn thay đổi

Nếu được nhà văn cho phép thay đổi một số chi tiết, sự việc trong tác phẩm, em sẽ tạo ra tình huống hội ngộ của An-tư-nai và thầy Đuy-sen để An-tư-nai có cơ hội bộc lộ tình cảm biết ơn, trân quý của mình đối với thầy giáo. 

Thầy Đuy-sen là một người thầy đáng kính trọng, luôn yêu thương và bảo vệ học trò của mình. Vì vậy nếu có tình huống hội ngộ giữa  An-tư-nai và thầy Đuy-sen để An-tư-nai có cơ hội bộc lộ tình cảm biết ơn, trân quý của mình đối với thầy giáo sẽ khiến câu chuyện cảm động, ý nghĩa hơn.

7. Chủ đề

 

 

Mối liên hệ giữa chủ đề với những vấn đề của đời sống hiện tại

Chủ đề của tác phẩm là tình cảm thầy trò. 

Chủ đề liên quan mật thiết đến vấn đề nhức nhối trong cách cư xử của học sinh đối với thầy cô giáo trong trường học. Các bạn học sinh cần nghiêm túc suy nghĩ về công lao và tâm tư của người thầy, để thấu hiểu và biết ơn những gì mà thầy cô đã dành cho mình.

8. Những câu hỏi em đặt ra trong quá trình đọc (câu hỏi về nội dung, nghệ thuật gợi lên từ tác phẩm; câu hỏi đặt ra cho tác giả; câu hỏi dành cho độc giả;...)

Câu hỏi dành cho độc giả: Giá trị nhân văn của tác phẩm có đi cùng năm tháng qua nhiều thế hệ không?

Văn bản 4: Nhà thơ Y Phương: "Nói với con" cũng chính là nói với lòng mình

Bài tập 1 trang 83 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc những lời tâm tình của nhà thơ Y Phương về bài thơ Nói với con và điền thông tin phù hợp:

a. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ được thể hiện qua lời tâm tình của nhà thơ Y Phương:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................

Tác động của hoàn cảnh ra đời đến sự biểu đạt cảm xúc và hình tượng trong bài thơ:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................

b. Ý nghĩa của hai dòng thơ Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................

Lí do nhà thơ thực sự trăn trở, tâm huyết với điều được gửi gắm trong hai dòng thơ trên:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................

c. Qua lời giải thích của nhà thơ Y Phương, những hình ảnh trong cách dòng thơ: Chân phải bước tới cha/ Chân trái bước tới mẹ  Vách nhà ken câu hát là hình ảnh thực hay tưởng tượng?

Chọn

Hình ảnh thực □

Hình ảnh tượng tượng □

Lí do:........................................................................................................................

.....................................................................................................................................

d. Điều khiến nhà thơ xúc động, trăn trở nhất khi viết bài thơ Nói với con:

.....................................................................................................................................

Trả lời:

a. - Hoàn cảnh ra đời của bài thơ được thể hiện qua lời tâm tình của nhà thơ Y Phương: năm 1980, đất nước gặp vô vàn khó khăn khi mới thoát khỏi cuộc chiến tranh chống Mỹ gian khổ.

- Tác động của hoàn cảnh ra đời đến sự biểu đạt cảm xúc và hình tượng trong bài thơ: Hoàn cảnh ấy đã tác động đến nội dung lời dặn dò trong bài thơ và cách nói chân thành, giản dị mong người con hiểu được lời dạy của cha mẹ, sống làm người tử tế, luôn ghi nhớ cội nguồn, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.

b. - Ý nghĩa của hai dòng thơ Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con: Không chỉ nói về tình phụ tử, tình cảm gia đình, hai dòng thơ còn thể hiện niềm tự hào về truyền thống văn hóa quê hương mình, khẳng định ý chí quyết tâm mạnh mẽ của người dân quê hương, tuy “thô sơ da thịt” nhưng chưa bao giờ chịu khuất phục bởi hoàn cảnh.

- Lí do nhà thơ thực sự trăn trở, tâm huyết với điều được gửi gắm trong hai dòng thơ trên: ông rất yêu quê hương, trân quý cội nguồn và truyền thống văn hóa dân tộc mình. Nỗi niềm trăn trở cũng xuất phát từ bối cảnh xã hội có nhiều người biến chất, sẵn sàng chối từ quê hương gốc gác và lai căng một cách dễ dàng.

c.

Chọn

Hình ảnh thực ☑

Hình ảnh tượng tượng □

Lí do: Đứa con sinh ra có khởi điểm là cha, mẹ. Còn “Vách nhà ken câu hát” thì nói đến việc người con gái trong vách, người con trai ngoài vách hát cho nhau nghe, hát tràn đêm đến sáng bạch.

d. Điều khiến nhà thơ xúc động, trăn trở nhất khi viết bài thơ Nói với con: Niềm tin vào những giá trị tích cực vĩnh cửu của văn hóa. Mong cho những đứa con và người đọc bao thế hệ có thể ý thức được về cái tốt, cái xấu, biết trân trọng nguồn cội và yêu lấy nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, kế thừa và phát huy những điều ấy thật tốt.

Bài tập 2 trang 84 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Chọn một tác phẩm của tác giả mà em đã biết và mong muốn tiếp tục tìm hiểu, khám phá. Đọc, cảm nhận về tác phẩm và điền thông tin phù hợp:

* Tên tác phẩm: ...........................................................................................................

* Tên tác giả: ...............................................................................................................

a. Điều đáng chú ý về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: ...............................................

Tác động của hoàn cảnh ra đời đến việc lựa chọn đề tài, thể hiện nội dung của tác phẩm:

.....................................................................................................................................

b. Điều tác giả quan tâm, xúc động, trăn trở nhất qua việc chọn đề tài, thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm:

.....................................................................................................................................

c. Tưởng tượng nếu em là tác giả, điều sẽ làm em hứng thú nhất là ...........................

Tưởng tượng nếu em là tác giả, điều em cảm thấy khó khăn nhất khi viết tác phẩm là: .................................................................................................................................

d. Mối liên quan giữa nhan đề với đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm:

.....................................................................................................................................

Trả lời:

* Tên tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông.

* Tên tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường

a. - Điều đáng chú ý về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? Được viết tại Huế tháng 1 - 1981, in trong tập bút ký cùng tên.

- Tác động của hoàn cảnh ra đời đến việc lựa chọn đề tài, thể hiện nội dung của tác phẩm: Tập sách gồm tám bài kí, viết ngay sau chiến thắng mùa xuân 1975 nên vẫn còn bừng bừng cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Hoàn cảnh sáng tác tại Huế khiến tác giả có dịp quan sát và chiêm nghiệm về dòng sông Hương, từ đó viết nên tác phẩm.

b. Điều tác giả quan tâm, xúc động, trăn trở nhất qua việc chọn đề tài, thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm: quê hương và những cảnh vật thuộc về nơi mình sinh ra, lớn lên và gắn bó suốt bao năm. Bài tùy bút lột tả vẻ đẹp nhiều khía cạnh để bộc lộ những vẻ đẹp khác nhau nhưng vô cùng trọn vẹn của dòng sông Hương. Qua đó thể hiện tình cảm yêu thương, quý mến của tác giả không chỉ đối với dòng sông này mà còn đối với thành phố Huế và con người nơi đây.

c. - Tưởng tượng nếu em là tác giả, điều sẽ làm em hứng thú nhất là cảnh sắc của sông Hương nói riêng, vẻ đẹp của Huế nói chung khi viết về tác phẩm.

- Tưởng tượng nếu em là tác giả, điều em cảm thấy khó khăn nhất khi viết tác phẩm là: Sử dụng ngôn từ và cách diễn đạt ra sao để người đọc có thể cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp của dòng sông Hương, quan sát được dòng sông từ nhiều góc nhìn khác nhau để thêm yêu mến và tự hào về quê hương xứ sở.

d. Mối liên quan giữa nhan đề với đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm:

- Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông đã dẫn dắt người đọc đến với cội nguồn tên gọi của dòng Hương thơ mộng.

- Bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã lý giải tên dòng sông bằng một huyền thoại mỹ lệ của người dân làng Thành Chung.

- Lấy tên nhan đề cho bài bút ký dưới hình thức của một câu hỏi nhằm mục đích dẫn dắt, gợi mở người đọc về nguồn gốc tên gọi của dòng sông, nói lên những khát vọng, niềm tự hào của con người khi muốn mang cái đẹp, tiếng thơm để gây dựng, vun đắp cho văn hóa, lịch sử của xứ Huế.

- Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông” cũng thể hiện được niềm biết ơn đối với những con người đã khai phá vùng đất này, bộc lộ niềm tự hào về vẻ đẹp của đất nước.

B. Thực hành viết trang 85

Bài tập trang 85 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Lập dàn ý cho bài thuyết minh giới thiệu cuốn sách yêu thích theo gợi ý sau:

DÀN Ý

1. Mở bài: Giới thiệu nhan đề, tác giả và một số thông tin ngắn gọn về hoàn cảnh ra đời, năm xuất bản, đối tượng độc giả của cuốn sách.

2. Thân bài:

- Loại/ thể loại của cuốn sách:

- Đề tài:

- Chủ đề:

- Những điểm nổi bật về nội dung:

- Những điểm nổi bật về hình thức nghệ thuật:

- Quan niệm của tác giả về đời sống, con người và thông điệp chính:

3. Kết bài: Nêu ngắn gọn hiệu quả tác động, giải thích lí do vì sao nên đọc, tìm hiểu về cuốn sách.

Trả lời:

DÀN Ý

1. Mở bài: Giới thiệu nhan đề, tác giả và một số thông tin ngắn gọn về hoàn cảnh ra đời, năm xuất bản, đối tượng độc giả của cuốn sách.

- Cuốn sách: Cây chuối non đi giày xanh

- Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh

- Hoàn cảnh sáng tác: tác giả lấy cảm hứng từ câu chuyện xoay quanh các nhân vật là bạn cấp 1 và cấp 2 ở thị trấn Hà Lam.

- Năm xuất bản: 2017

- Đối tượng độc giả: thiếu nhi, thiếu niên

2. Thân bài:

- Loại/ thể loại của cuốn sách: truyện thiếu nhi

- Đề tài: tuổi học trò

- Chủ đề: tình cảm tuổi học trò

- Những điểm nổi bật về nội dung: câu chuyện thấm đẫm tình người, viết về sự phản đối hôn nhân lạc lậu; tình làng nghĩa xóm; tình yêu tuổi học trò thanh thuần; tình nghĩa bạn bè,...

- Những điểm nổi bật về hình thức nghệ thuật: cốt truyện tự nhiên; tình huống truyện độc đáo; giọng văn nhẹ nhàng, trữ tình; ngôn ngữ giản dị, đậm chất Nam Bộ

- Quan niệm của tác giả về đời sống, con người và thông điệp chính: Bài học về tình bạn, tình cảm hàng xóm, tình cảm gia đình

3. Kết bài: Nêu ngắn gọn hiệu quả tác động, giải thích lí do vì sao nên đọc, tìm hiểu về cuốn sách.

 

Bài tập trang 86 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Phác thảo ý tưởng cho một tác phẩm mà em sáng tác bằng cách điền thông tin vào bảng sau:

Thể loại

 

Nhan đề dự kiến

 

Ý tưởng, cảm xúc (nếu em định làm thơ)

 

Đề cương cốt truyện (nếu em định viết truyện)

- Nhân vật

- Bối cảnh

- Sự việc

+ Mở đầu

+ Diễn biến

+ Kết thúc

 

Trả lời:

Thể loại

Thơ

Nhan đề dự kiến

Hè về

Ý tưởng, cảm xúc (nếu em định làm thơ)

- Tín hiệu hè gõ cửa nơi sân trường gợi nhiều bồi hồi, rung động.

+ Cảnh vật: cành phượng đỏ, tiếng ve, mái trường, chiếc trống, dãy hành lang vắng lặng, bảng phấn,...

Đề cương cốt truyện (nếu em định viết truyện)

- Nhân vật

- Bối cảnh

- Sự việc

+ Mở đầu

+ Diễn biến

+ Kết thúc

 

C. Thực hành nói và nghe trang 87

Bài tập 1 trang 87 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Điền thông tin vào bảng sau để chuẩn bị ý cho bài giới thiệu một cuốn sách em yêu thích.

Tên cuốn sách: ........................................................

Tác giả: .....................................

Lí do em muốn giới thiệu cuốn sách:

Thể loại

 

Nhà xuất bản, năm xuất bản

 

Hoàn cảnh ra đời

 

Đặc điểm nổi bật về nội dung

 

Đặc điểm nổi bật về hình thức nghệ thuật

 

Sự đón nhận của độc giả

 

Ảnh hưởng của cuốn sách đối với em

 

Phương tiện hỗ trợ

 

Trả lời:

Tên cuốn sách: Cây chuối non đi giày xanh         Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh

Lí do em muốn giới thiệu cuốn sách: Cuốn sách để lại ấn tượng sâu sắc về tình cảm tuổi học trò, tình bạn, tình làng nghĩa xóm.

Thể loại

Tiểu thuyết thiếu nhi

Nhà xuất bản, năm xuất bản

NXB, Trẻ

2017

Hoàn cảnh ra đời

Tác giả lấy cảm hứng từ câu chuyện xoay quanh các nhân vật là bạn cấp 1 và cấp 2 ở thị trấn Hà Lam.

Đặc điểm nổi bật về nội dung

Câu chuyện thấm đẫm tình người, viết về sự phản đối hôn nhân lạc lậu; tình làng nghĩa xóm; tình yêu tuổi học trò thanh thuần; tình nghĩa bạn bè,...

Đặc điểm nổi bật về hình thức nghệ thuật

Cốt truyện tự nhiên; tình huống truyện độc đáo; giọng văn nhẹ nhàng, trữ tình; ngôn ngữ giản dị, đậm chất Nam Bộ.

Sự đón nhận của độc giả

Độc giả đón nhận nhiệt tình, cuốn sách được tái bản nhiều lần.

Ảnh hưởng của cuốn sách đối với em

Cuốn sách nhẹ nhàng gửi gắm những thông điệp ý nghĩa về tình cảm tuổi học trò, tình bạn, tình làng nghĩa xóm.

Phương tiện hỗ trợ

Cuốn sách Cây chuối non đi giày xanh, bảng trình chiếu,...

 

Bài tập 2 trang 88 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Điền thông tin vào bảng sau để chuẩn bị nội dung cho bài giới thiệu tác phẩm em mới sáng tác.

Mở đầu

Giới thiệu về bản thân và tác phẩm của em:

Triển khai

Hoàn cảnh sáng tác:

Nguồn cảm hứng gợi cho em viết tác phẩm:

Phần, đoạn trong tác phẩm được đọc diễn cảm:

Minh họa (nếu có):

Kết thúc

Thông điệp em muốn gửi gắm qua tác phẩm:

Trả lời:

Mở đầu

Giới thiệu về bản thân và tác phẩm của em:

- Tác phẩm thơ: bài thơ Hè về

Triển khai

Hoàn cảnh sáng tác: Những cảm xúc khi về thăm mái trường xưa vào một buổi trưa hè.

Nguồn cảm hứng gợi cho em viết tác phẩm: Kí ức tuổi học trò, khung cảnh mái trường thân quen.

Phần, đoạn trong tác phẩm được đọc diễn cảm: Cả bài thơ

Minh họa (nếu có): Hình ảnh về cành phượng, khung cảnh sân trường, lớp học.

Kết thúc

Thông điệp em muốn gửi gắm qua tác phẩm: Nỗi nhớ về những kí ức tươi đẹp tuổi học trò bên mái trường sẽ luôn là kỉ niệm đẹp theo dấu suốt cuộc đời mỗi con người.

Xem thêm các bài Soạn Vở thực hành Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 6: Chân dung cuộc sống

Bài 7: Tin yêu và ước vọng

Bài 8: Nhà văn và trang viết

Bài 9: Hôm nay và ngày mai

Bài 10: Sách – người bạn đồng hành

Ôn tập học kì 2

Đánh giá

0

0 đánh giá