Sách bài tập Ngữ văn 8 Bài 6: Chân dung cuộc sống | SBT Văn 8 Kết nối tri thức

3 K

Tailieumoi xin giới thiệu giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Bài 6: Chân dung cuộc sống sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Bài 6: Chân dung cuộc sống

Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt trang 3

Bài tập 1 trang 3 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc lại văn bản Mắt sói (từ Tới chỗ dựng trại của toán đi săn đến rơi mãi trong màn đêm đầy tia lửa) trong SGK (tr. 8) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 3 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nhận xét sau đây đúng hay sai?

Câu chuyện trong đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ nhất.

A. Đúng

B. Sai

Trả lời:

Đáp án B

Câu 2 trang 3 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Trong đoạn trích, câu nào sau đây là lời nhân vật?

A. Một việc chẳng hay ho gì với một con sói.

B. Đám người và chó còn đang nhìn hết lên trời.

C. Chạy đi, anh giao cả nhà cho em đấy!

D. Sói Lam chưa kịp mừng vì em chạy thoát.

Trả lời:

Đáp án C

Câu 3 trang 3 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Trong đoạn trích, nhân vật Sói Lam KHÔNG được khắc hoạ ở phương diện nào?

A. Ngoại hình

B. Suy nghĩ

C. Hành động

D. Lời nói

Trả lời:

Đáp án A

Câu 4 trang 3 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Khi được Sói Lam cứu, Ánh Vàng đã nói gì với Sói Lam? Những lời nói đó cho thấy Ánh Vàng có suy nghĩ như thế nào?

Trả lời:

Ánh Vàng đã nói với Sói Lam:

– Anh Sói Lam, tha lỗi cho em, tha...

– Không! Em không muốn bỏ anh lại một mình!

Những lời nói đó cho thấy Ánh Vàng mong muốn Sói Lam tha lỗi cho mình, ân hận về hành động dại dột của mình. Chỉ vì sự tò mò, muốn biết thêm về con người mà Ánh Vàng đã đẩy Sói Lam vào tình huống nguy hiểm. Cô đau đớn không muốn chạy đi, không muốn bỏ sói anh ở lại.

Bài tập 7 trang 8, 9, 10 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

BÂY GIỜ BẠN Ở ĐÂU?

Đó là một buổi học bình thường gần cuối năm học lớp Tám.

Vừa bước chân vào lớp, tôi cảm thấy ngay một không khí khác thường bao trùm đến cả hơi thở. [...]

– Nhân vật chính đã đến! – Tiếng thằng Đinh, một trong những miệng lưỡi ác nhất đám con trai.

Tôi nhét cặp vào hộp bàn, ngẩng lên chợt bắt gặp nhiều đôi mắt đang đổ dồn về phía mình. Tôi lập tức hiểu rằng “nhân vật chính” chẳng phải ai khác, cũng lập tức nghĩ xem mình có làm điều gì khiến mấy chục cặp mắt phải có cái nhìn khác thường kia.  [...]...

Cô giáo vừa ra khỏi lớp, thăng Đinh lại oang oang:

– E hèm, bọn mày chú ý này, xem có hay như tiểu thuyết không nhé. Nàng có hai bím tóc xinh xinh như hai quả đào, vầng trán sao mà tinh khiết, thông minh, riêng đôi mắt thì lại buồn buồn thế nào ấy...

Mấy đứa con trai to mồm cười lên hô hố. Có vài đứa con gái cũng khúc khích cười theo.

Bấy giờ cái Thuỷ ngồi cạnh tôi mới thì thào vào vai tôi:

– Bọn nó đang đọc nhật kí của thằng Bình viết về mày đấy! Chả biết thằng Bình để quên sổ thế nào mà thẳng Lượng trọ cùng nhà lại vớ được. [...]

Những ngày sau đó thật khủng khiếp đối với tôi. Tin về cuốn nhật kí của thằng Bình lan nhanh như gió từ lớp tôi ra khắp trường. [...]

Tôi bắt đầu thấy căm ghét thằng Bình. Nó chính là kẻ đã gây ra tai hoạ cho tôi – còn ai vào đây nữa! [...]

Chuyện cuốn nhật kí của Bình rồi cũng lùi vào quên lãng, nếu không có một hôm, vào năm thứ tư của tôi ở trường đại học, Đinh đột ngột xuất hiện. Chỉ tiếc là hôm Đinh đến tôi lại đi vắng. Lúc về, người ta chuyển cho tôi một gói quà nhỏ. Kẹp bên ngoài gói quà là lá thư ngắn Đinh gửi lại: “Tâm! Tìm mãi mới thấy Tâm. Mình vừa ra Bắc được ít tháng nay. Mình đã gặp Bình ở trong ấy và đã hứa chuyển tận tay Tâm “món quà” của Bình. Hãy coi đây là việc làm chuộc cái lỗi ngày xưa của mình với hai bạn. Bình nhắn “Một lần nữa xin lỗi Tâm!” đấy. Hẹn gặp lại”.

Tôi đã quên chuyện cũ từ lâu, giờ cầm cuốn sổ bìa nâu sậm, nỗi ám ảnh kinh hoàng xưa chợt trở về. Lại nhớ lần chuyện trò duy nhất giữa tôi và Bình hồi đó. [...]

– Mình xin lỗi Tâm! Nhưng mình thề là trong cuốn sổ ấy không hề có một điều gì xúc phạm Tâm. Nếu Tâm muốn, mình sẽ đưa Tâm xem...

Tôi, với nỗi uất ức dồn nén bao nhiêu ngày, bởi bao nhiêu người (mà mãi sau này tôi mới hiểu không hề có Bình trong số họ) bỗng hét lên:

– Đi đi, tớ không muốn nghe nữa! Không bao giờ tớ thèm đọc cuốn sổ của cậu đâu mà đưa

Hè năm đó, gia đình Bình chuyển đi nơi khác. Tôi thật nhẹ cả người khi được bọn bạn thông báo tin ấy, hôm khai giảng năm học mới.

Thời buổi chiến tranh. Mỗi đứa mỗi nơi, ngay cả bạn bè cùng học với tôi đến hết cấp ba giờ nhiều đứa không liên lạc được gì với nhau huống chi Bình. [...]

Chữ Bình cứng cáp và phóng khoáng, rất dễ đọc. Đầy cuốn sổ là những trang nhật kí của một cậu học trò đang lớn, được giáo dục cẩn thận, quan tâm đến nhiều vấn đề ở xung quanh, giàu tình thương và trách nhiệm. Dành cho cô bé Tâm lớp 8A dạo đó là một số trang rải rác, bắt đầu như thế này. “Hôm nay minh nhận nhiệm vụ hộ tống mẹ đi chợ Tết. Chợ tỉnh có khác, đông quá, khác hẳn cái chợ huyện ngoài quê mình. Qua dãy hàng rau, mình chợt nhìn thấy một gương mặt quen (tuy rằng chưa quen lắm, vì mình mới đi học ở trường mấy buổi). Thì ra đó là một bạn gái cùng lớp mình, ngồi cạnh cửa sổ, ngay trước bàn mình. Đúng rồi, hai bím tóc như hai quả đào, gương mặt bầu bầu hiến hậu và đôi mắt buồn buồn mà mình chú ý ngay buổi đầu đến lớp. Tên bạn ấy là Tâm thì phải. Bữa nay Tâm mặc cái áo cánh gụ vá một miếng ở vai, nhìn lạ hẳn so với khi đi học. Không hiểu vì sao, nhìn bạn ấy ngồi bán rau giữa những người bán rau tiều tụy khác, mình thấy thương Tâm quá. Chắc là nhà Tâm nghèo lắm. Minh thì quá sướngChỉ có cái việc nấu bữa cơm chiều mà cũng không xong…”

Trở đi trở lại các trang nhật kí của Bình là nỗi day dứt về hoàn cảnh sống của gia đình tôi (không hiểu Bình biết được bằng cách nào?). Tôi càng đọc càng bồi hỏi vì tấm lòng bạn. Lũ bạn lớp tôi hồi ấy quá vô tư, hầu như không đứa nào để ý đến gánh rau tôi đi bán hằng ngày. Duy chỉ có Bình – Bình ơi!

Thế mà Bình đã hi sinh dạo mùa xuân năm 1975, không cho tôi có được một lần gặp lại và xin lỗi. Cuốn sổ của Bình sẽ theo tôi đến hết đời....

(Trần Thiên Hương, Bây giờ bạn ở đâu? in trong Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi, tập 5, Trần Hoài Dương tuyển chọn, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, tr. 69 – 76)

Câu 1 trang 10 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Câu nào sau đây KHÔNG thể hiện lí do Đinh chuyển gói quà cho Tâm?

A. Đinh muốn gặp Tâm để ôn lại những kỉ niệm thời học trò.

B. Đinh đã hứa với Bình sẽ chuyển tới Tâm món quà của Bình.

C. Đinh muốn chuộc lỗi ngày xưa với Tâm và Bình.

D. Đinh muốn chuyển lời xin lỗi của Bình đến Tâm.

Trả lời:

Đáp án A

Câu 2 trang 10 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu: “Tin về cuốn nhật kí của thằng Bình lan nhanh như gió từ lớp tôi ra khắp trường”.?

A. Ẩn dụ

B. Hoán dụ

C. Nhân hoá

D. So sánh

Trả lời:

Đáp án D

Câu 3 trang 10 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Câu chuyện trong văn bản trên được kể bằng lời của nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy?

Trả lời:

Câu chuyện trong văn bản trên được kể bằng lời của nhân vật Tâm. Kể theo ngôi thứ nhất.

Câu 4 trang 10 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Trong văn bản, các nhân vật Đinh, Bình, Tâm xin lỗi nhau vì điều gì?

Trả lời:

Đinh xin lỗi Tâm và Bình vì trò đùa thời học trò (Đinh đọc nhật kí của Bình cho cả lớp nghe khiến Bình và Tâm bị tổn thương và mắc kẹt trong sự hiểu lầm).

Câu 5 trang 10 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Phân tích sự thay đổi thái độ, cảm xúc của nhân vật Tâm với Bình trong văn bản.

Trả lời:

- Bình nhận “Một lần nữa xin lỗi Tâm" vì Bình đã vô tình làm tổn thương Tăng và Bình vẫn ân hận, day dứt vì chưa thể giải thích cho Tìm hiểu rồi trí hiểu làm đáng tiếc đó.

- Tâm muốn xin lỗi Bình vì Tâm đã không hiểu được tấm lòng nhân hậu, trong sáng, đẹp đẽ của bạn.

- Khi Tâm học lớp 8, tin về cuốn nhật kí lan ra khắp trường, Tâm bị các bạn. chú ý, trêu chọc, Tâm thấy “căm ghét” Bình, không muốn nói chuyện với Bình, từ chối lời xin lỗi và thanh minh của bạn với “nỗi uất ức dồn nén” và cảm thấy “nhẹ cả người” khi nghe tin gia đình Bình chuyển đi nơi khác.

- Khi đọc những trang nhật kí của Bình, Tâm cảm động vì sự quan tâm và tấm lòng nhân hậu, trong sáng, ấm áp của bạn. Tâm muốn một lần được gặp lại và xin lỗi Bình vì sự hiểu lầm trước đây nhưng không thể.

Câu 6 trang 10 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nêu cảm nhận của em về nhân vật Bình trong văn bản.

Trả lời:

Từ lời nói, hành động của Bình với Tâm, em nêu cảm nhận về nhân vật Bình Ví dụ: Bình có trách nhiệm, không muốn làm người khác hiểu lầm (Bình gặp Tâm xin lỗi và thanh minh với bạn). Bình có tấm lòng nhân hậu, yêu thương, tâm đến bạn bè (thấy bạn ngồi bán rau, Bình thương bạn). Bình có tâm hồn đẹp đẽ, tinh tế và sâu sắc khi luôn cảm thấy có lỗi với Tâm (từ khói lửa chiến tranh miền Nam, Bình nhờ Đinh chuyển tới Tâm món quà là cuốn số nhật kí để Tâm hiểu mình và muốn gửi tới Tâm lời xin lỗi).

Câu 7 trang 10 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nêu một bài học em rút ra được từ văn bản.

Trả lời:

Em nêu một bài học rút ra từ văn bản. Ví dụ: bài học về sự cẩn trọng khi đánh giá một con người hay sự việc; tấm lòng yêu thương, nhân hậu và sự quan tâm đến người khác; việc nói lời xin lỗi với người khác về những sai lầm và hiểu lầm;...

Viết trang 11

Bài tập 1 trang 11 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Lập dàn ý cho đề văn sau: Phân tích truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O. Hen-ry.

Trả lời:

Em có thể lập dàn ý cho bài viết theo gợi ý sau:

- Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm (truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O. Hen-ry), nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.

- Thân bài:

Nêu nội dung chính của tác phẩm. (Ví dụ: Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ nghèo cùng nhau thuê và sống trong một căn hộ giá rẻ. Vào mùa đông, Giôn-xi bị mắc chứng viêm phổi rất nặng. Cô đếm ngược từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân ở bức tường gạch phía trước mặt và tin rằng khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì cô cũng ra đi. Biết được ý nghĩ đó của Giôn-xi, cụ Bơ-men đã âm thầm vẽ chiếc lá thường xuân trong một đêm mưa tuyết khủng khiếp. Chiếc lá cuối cùng đã không rụng khiến Giôn-xi lạc quan hơn và muốn được sống. Tuy nhiên, cụ Bơ-men lại chết vì sưng phổi sau đêm vẽ chiếc lá cuối cùng ấy.

+ Nếu chủ đề của tác phẩm. (Ví dụ: Tác giả thể hiện tình yêu thương với những người nghèo khó và ca ngợi tám lòng nhân hậu, cao thượng của họ.) + Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm. (Ví dụ: nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật kể chuyện độc đáo,...)

Bài tập 2 trang 11 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Chọn một luận điểm trong phần Thân bài của dàn ý đã thực hiện ở bài tập 1 để viết thành một đoạn văn.

Trả lời:

Đoạn văn mẫu tham khảo:

Tình thương và lòng trắc ẩn đã khơi dậy trong tâm hồn cụ Bơ-men một ý tưởng sáng tạo tuyệt vời. Cụ lẳng lặng làm theo lời trái tim mách bảo, không hé răng cho ai biết ý định của mình. Tác giả không tiết lộ ngay việc cụ Bơ-men vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết ra sao mà đợi đến những dòng cuối cùng của truyện mới cho mọi người biết qua lời của chị Xiu. Cách kể chuyện như thế tạo được bất ngờ và hứng thú cho người đọc. Chiếc lá cụ Bơ-men vẽ lên bức tường gạch đối diện với cửa sổ căn gác nhỏ của Giôn-xi đúng là một kiệt tác vì trước hết trông nó giống y như thật: Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ, khiến Giôn-xi tưởng đấy chính là chiếc lá cuối cùng. Quan trọng hơn cả là chiếc lá do cụ Bơ-men vẽ đã đem lại sự sống cho Giôn-xi. Chiếc lá không phải chỉ được vẽ bằng bút lông, bột màu, mà bằng cả tình cảm chân thành và lòng vị tha cùng đức hy sinh cao cả của cụ Bơ-men. Người họa sĩ già đã quên cả tuổi tác lẫn sức khỏe của mình để cố gắng nhen nhóm lại hi vọng sống trong lòng cô gái trẻ đáng thương.

Bài tập 3 trang 11 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Viết bài văn phân tích truyện ngắn Bây giờ bạn ở đâu? của Trần Thiên Hương.

Trả lời:

“Bây giờ bạn ở đâu?” là một truyện ngắn hay viết cho thiếu nhi của tác giả Trần Thiên Hương.

Truyện ngắn “Bây giờ bạn ở đâu?” được kể theo ngôi thứ nhất, cô bé Tâm là người kể chuyện. Truyện nói về những cảm xúc đầu đời của tuổi học trò thật đẹp của đôi bạn Bình và Tâm. Bình, cậu học sinh nhút nhát, để ý đến cô bạn Tâm trong lớp và cậu viết những tình cảm trong trẻo của mình vào quyển nhật ký . Tình cảm ấy Tâm cũng cảm nhận được, nhưng đôi bạn nhỏ cũng đã không còn gặp nhau. Thời gian trôi đi, quyển nhật ký ngày nào cũng đến tay Tâm nhưng Bình đã hy sinh vào xuân đại thắng 1975. Một truyện ngắn cảm động và rất nhân văn.

Từ lời nói, hành động của Bình với Tâm, chúng ta cảm nhận về nhân vật Bình là người có trách nhiệm, không muốn làm người khác hiểu lầm (Bình gặp Tâm xin lỗi và thanh minh với bạn). Bình có tấm lòng nhân hậu, yêu thương, tâm đến bạn bè (thấy bạn ngồi bán rau, Bình thương bạn). Bình có tâm hồn đẹp đẽ, tinh tế và sâu sắc khi luôn cảm thấy có lỗi với Tâm (từ khói lửa chiến tranh miền Nam, Bình nhờ Đinh chuyển tới Tâm món quà là cuốn số nhật kí để Tâm hiểu mình và muốn gửi tới Tâm lời xin lỗi).

Qua câu chuyện chúng ta cũng thấy được bài học về sự cẩn trọng khi đánh giá một con người hay sự việc; tấm lòng yêu thương, nhân hậu và sự quan tâm đến người khác; việc nói lời xin lỗi với người khác về những sai lầm và hiểu lầm;...

Bằng tấm lòng yêu trẻ thơ, vốn văn chương sâu rộng và cái nhìn nhân văn sâu sắc, cố nhà văn Trần Hoài Dương đã mang đến trong truyện ngắn “Bây giờ bạn ở đâu?” một khung trời ấu thơ với nhiều gam màu đan xen, dẫu sáng dẫu tối vẫn đẹp ngời bởi những giá trị nhân văn không bao giờ xưa cũ.

Nói và Nghe trang 11

Bài tập 1 trang 11 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Em hãy điền những thông tin về hai cuốn sách (truyện) mà em yêu thích vào bảng (kẻ vào vở) theo gợi ý dưới đây:

Tên cuốn sách

 

Tác giả

 

Thể loại

 

Nhà xuất bản, năm xuất bản

 

Nội dung

 

Chủ đề

 

Đặc điểm nghệ thuật nổi bật

 

Sự đón nhận của độc giả

 

Đánh giá của em

 

Trả lời:

Tên cuốn sách

Mắt sói 

Tác giả

Đa-ni-en Pen-nắc

Thể loại

Tiểu thuyết

Nhà xuất bản, năm xuất bản

NXB Hội nhà văn, 2005

Nội dung

Cuốn tiểu thuyết dày hơn 100 trang kể về cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa Sói Lam và Phi Châu tại một vườn bách thú nọ. Cả hai đăm đắm nhìn nhau bằng một mắt từ ngày này qua ngày khác. Và diệu kỳ thay, mỗi con mắt  là một con đường đưa người kia trở lại với quá khứ của bạn mình. Từ những ngày lang thang qua Châu Phi Vàng, Châu Phi Xám, Châu Phi Xanh của cậu bé Phi Châu tới những cuộc trốn chạy triền miên trước bọn săn trộm của gia đình Sói Xám tại quê hương Bắc cực, tất cả đều hiện lên sống động, ly kỳ. Ở cuối mỗi con đường nhiều buồn hơn vui ấy, họ gặp lại gương mặt của nhau, bởi lẽ, họ đã trở thành bạn thân, và cùng nhau mở to mắt để ngắm nhìn những người thân yêu đang xum vầy.

Chủ đề

Thiếu nhi, mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên,…

Đặc điểm nghệ thuật nổi bật

Cách kể chuyện đầy sáng tạo của tác giả : ý tưởng mới lạ, cốt truyện lồng ghép, sự di chuyển điểm nhìn, văn phong trong sáng. Bên cạnh đó, có thể nói Mắt sói là câu chuyện của những đối cực, vừa hài hước, ngộ nghĩnh, nhẹ nhàng vừa sâu sắc, đau đớn, mất mát.

Sự đón nhận của độc giả

Nồng nhiệt, thích thú, yêu thích. Nhiều người tin rằng đây sẽ là cuốn sách có thể ru trẻ ngủ nhưng cũng khiến người lớn phải ngỡ ngàng vì chiều sâu triết lý..

Đánh giá của em

Hay, rất nên đọc và giàu ý nghĩa

Bài tập 2 trang 11 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Từ kết quả thực hiện bài tập 1, hãy giới thiệu trong nhóm học tập về một cuốn sách (truyện) mà em yêu thích.

Trả lời:

– Mở đầu: Nêu tên cuốn sách (truyện) và lí do em giới thiệu cuốn sách (truyện) đó với người nghe.

- Triển khai: Trình bày một số thông tin quan trọng về cuốn sách (tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, nội dung chính, chủ đề, một vài nét nổi bật về hình thức nghệ thuật, sự đón nhận của độc giả,...)

- Kết thúc: Nêu cảm nghĩ, đánh giá của em về cuốn sách và khích lệ người nghe tìm đọc.

Em có thể giới thiệu cuốn sách cho các bạn trong lớp, trong nhóm học tập nghe hoặc quay phim bài trình bày của mình để chia sẻ với nhiều người.

Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 6: Chân dung cuộc sống

Bài 7: Tin yêu và ước vọng

Đọc mở rộng trang 19 Tập 2

Bài 8: Nhà văn và trang viết

Bài 9: Hôm nay và ngày mai

Đọc mở rộng trang 34 Tập 2

Bài 10: Sách – người bạn đồng hành

Ôn tập học kì 2

Đánh giá

0

0 đánh giá