Vở thực hành Ngữ văn 8 Bài 9: Hôm nay và ngày mai | Soạn VTH Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

2.3 K

Với Soạn Vở thực hành Ngữ văn 8 Bài 9: Hôm nay và ngày mai sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn VTH Ngữ văn 8 Bài 9: Hôm nay và ngày mai

A. Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt trang 59

Văn bản 1: Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ

Bài tập 1 trang 59 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Thông tin chính mà tác giả muốn chuyển tải qua văn bản này:

..................................................................................................

Trả lời:

Thông tin chính mà tác giả muốn chuyển tải qua văn bản này: Ở châu thổ sông Cửu Long, lũ đem lại những nguồn lợi to lớn, vì vậy, chào đón lũ là một cách úng xử tự nhiên và khôn ngoan của con người sống nơi đây.

Bài tập 2 trang 59 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Có thể xếp Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ vào kiểu văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên được không?

Chọn

Có □

Không □

Lí do: ................................................................................................................

........................................................................................................................

Trả lời:

Chọn

 

Không 

Lí do: Ở đây tác giả đã giải thích một cách tường tận về quá trình hình thành các châu thổ nói chung, châu thổ sông Cửu Long nói riêng và tác động tích cực của lũ đối với việc tạo nên một vùng thổ nhưỡng trù phú.

Bài tập 3 trang 59 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Thông tin trong văn bản được trình bày theo trật tự:................

Hiệu quả của cách trình bày đó: ..................................................................................

Trả lời:

- Thông tin trong văn bản được trình bày theo quan hệ nhân quả.

- Hiệu quả: Nội dung văn bản chặt chẽ với nhau để nêu lên những ưu điểm và quá trình phát triển của vùng châu thổ sông Cửu Long.

Bài tập 4 trang 60 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Trong văn bản, hiện tượng lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long đã được soi chiếu từ những góc nhìn sau:

-.....................................................................................................................................

-.....................................................................................................................................

-.....................................................................................................................................

Ý nghĩa của sự phối hợp các góc nhìn như vậy:

.....................................................................................................................................

Trả lời:

- Trong văn bản, hiện tượng lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long đã được soi chiếu từ nhiều góc nhìn:

+ Theo các nhà khoa học (trong VB tác giả viết là “giới khoa học”), đây là hiện tượng thuỷ văn bình thường và có lợi đối với con người. Góc nhìn này gắn với những phân tích cặn kẽ mang tính chất chuyên môn.

+ Góc nhìn của “những vị lão nông tri điển” vốn dựa vào quan sát thực tế và thành quả lao động của chính họ.

→ Hai góc nhìn trên tuy xuất phát từ các chủ thể khác thau nhưng có thể đưa đến những kết luận tương đồng. Tác giả cũng nêu hai cách ứng xử khác nhau đối với lũ: xem lũ là thiên tai định kì nằm ngoài khả năng chế ngự của con người và con người nền “sống chung” với nó để tìm cách làm giảm bớt tác hại; xem lũ là hiện tượng đáng mong đợi, nhất là trong điểu kiện “tình trạng lũ thấp và trung bình trong mùa mưa lũ có xu thế gia tăng”.

- Ý nghĩa của sự phối hợp các góc nhìn: hiện tượng lũ ở châu thổ sông Cửu Long đã được đặt dưới cách tiếp cận đa chiều. Điều này hết sức có lợi cho việc đề xuất các chiến lược hoạt động mang tính toàn diện và bển vũng.

Bài tập 5 trang 60 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Mặc dù không quên nhắc đến một số “trận lũ lớn lịch sử” nhưng trong văn bản, tác giả hầu như không nói đến tác hại của lũ là vì: ...............

Trả lời:

Trong văn bản, tác giả không nói đến tác hại của lũ vì văn bản hướng tới mục đích đã được xác định ở nhan đề: lũ ở châu thổ sông Cửu Long không phải là tai ương mà là một hiện tượng đáng mong chờ. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế nếu ta nhìn vào vào nguồn lợi lớn mà lũ mang lại, bất chấp những tác hại nhỏ và có tính đột xuất mà nó có thể gây nên trong những “trận lũ lớn lịch sử”.

Bài tập 6 trang 60 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: So với điều em đã biết, những thông tin được đưa đến trong văn bản có điểm mới sau đây: .......................

.....................................................................................................................................

Trả lời:

 Điểm mới về những thông tin trong văn bản so với những điều em đã biết là lũ mang tới nhiều lợi ích và đặc biệt là cải thiện được đời sống người dân.

Bài tập 7 trang 61 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Những nhận định của tác giả về lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long có thể được áp dụng để nói về lũ ở mọi lưu vực sông khác hay không?

Chọn

Có □ 

Không □

Vì: ................................................................................................................................

Trả lời:

Chọn

Có □

Không ☑

Vì: Ở những lưu vực sông khác nhau, tác hại và lợi ích của lũ không hoàn toàn giống nhau; có khi lợi ích nhiễu hơn tác hại nhưng cũng có khi ngược lại. Do vậy, không thể áp dụng một cách máy móc những nhận định của tác giả vễ lũ ở miễn chầu thổ sông Cửu Long khi nói tới lũ ở những lưu vực sông khác hay ở nhũng vùng địa lí khác.

Bài tập 8 trang 61 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) nêu những thu nhận bổ ích của em qua việc đọc văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ.

Trả lời:

Văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ đã giúp em có thêm nhiều kiến thức bổ ích liên quan đến hiện tượng lũ lụt và quá trình kiến tạo đồng bằng. Tất cả các đồng bằng hạ lưu sông đều được hình thành và phát triển hình thể thông qua các trận lũ hàng năm. Các hiện tượng lớn nhỏ sẽ tạo nên những đợt trầm tích bùn cát, bồi đắp cho các vùng châu thổ. Quá trình hình thành ấy không hề đơn giản và dễ dàng. Ví dụ, phải trải qua hơn 5000 - 7000 năm xảy ra liên tục mới có thể hình thành nên vùng châu thổ Cửu Long như ta thấy ngày nay. Tuy nghèo nàn về khoáng sản kim loại và vật liệu xây dựng nhưng thổ nhưỡng và sinh thái vùng Cửu Long lại cực kỳ giàu có. Nhờ thế mà hoạt động nông nghiệp ở đây cực kỳ phát triển, năng suất sinh học cao, tạo ra nhiều loại nông sản và của cải nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Nếu chỉ đánh giá phiến diện từ một phía, ta sẽ thấy lũ lụt thật quái ác và đem đến toàn những tác động tiêu cực. Vì vậy, cần mở rộng góc nhìn và dựa trên những dẫn chứng từ thực tế để đánh giá đúng tiềm năng cũng như tác hại của lũ lụt, từ đó có biện pháp “chào đón” phù hợp đối với hiện tượng thiên nhiên này.

Thực hành Tiếng Việt trang 61

Bài tập 1 trang 61 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Kiểu câu (phân loại theo mục đích nói) của các câu và căn cứ xác định:

Câu

Kiểu câu

Căn cứ xác định

a

....................................

................................................................................

b

....................................

................................................................................

c

....................................

................................................................................

d

.....................................

................................................................................

Trả lời:

Câu

Kiểu câu

Căn cứ xác định

a

Câu cảm

Căn cứ vào nội dung biểu đạt

Ví dụ: Nếu viết lại câu Quả thật khó tìm đầu ra một vùng đổng bằng nào trên thế giới mà chỉ trong vòng 100 ngày, người dân ở đây có thể sản xuất ra một lượng ỉúa đến 7-8 triệu tấn! sẽ thấy rõ nét đặc điểm của câu cảm

b

Câu kể

Thể hiện chức năng kể, thông báo vể sự công phu của đoàn làm phim khi thực hiện loạt phim Hành tinh của chúng ta).

c

Câu hỏi

Có các dấu hiệu điển hình vể nội dung và đặc điểm ngữ pháp của kiểu câu hỏi

d

Câu khiến

Có sự xuất hiện của cụm từ ngài phải bảo thể hiện rõ ý yêu cầu, mệnh lệnh.

 

Bài tập 2 trang 62 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Kiểu câu (phân loại theo mục đích nói) của các câu:

a: ..................................................................................................................................

b: ..................................................................................................................................

Một số dấu hiệu chung về hình thức của hai câu: .......................................................

Lí do hai câu được xếp vào hai kiểu câu khác biệt: ....................................................

Trả lời:

a: Câu hỏi

b: Câu cảm

- Một số dấu hiệu chung về hình thức của hai câu: cả 2 câu đểu có mặt các từ ngữ có tính đặc thù của kiểu câu hỏi: cái gì, tại sao.

- Lí do hai câu được xếp vào hai kiểu câu khác biệt:

+ Câu a  có tới hai dấu hiệu đặc trưng của câu hỏi (ngoài cụm từ cái gì còn có dấu chấm hỏi kết thúc câu) và nội dung cũng chứa đựng một nghi vấn chưa thể giải đáp.

+ Câu b tuy có cụm từ tại sao nhưng nội dung lại thể hiện thái độ bất bình chứ không phải nêu một nghi vấn cần giải đáp.

Bài tập 3 trang 62 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Trong các văn bản đọc ở Ngữ văn 8, tập hai, có một số câu người viết đã thể hiện mục đích của kiểu câu này bằng hình thức mang tính điển hình của một kiểu câu khác:

Ví dụ 1: .......................................................................................................................

- Mục đích của câu: .....................................................................................................

- Hình thức của kiểu câu: .............................................................................................

Ví dụ 2: ........................................................................................................................

- Mục đích của câu: .....................................................................................................

- Hình thức của kiểu câu: .............................................................................................

Trả lời:

Ví dụ 1: “Thưa ông, bây giờ chúng em muốn biết ông là người như thế nào.”

- Mục đích của câu: Câu để hỏi

- Hình thức của kiểu câu: Câu trần thuật

Ví dụ 2: Kể chuyện gì cho bà nghe nhỉ?

- Mục đích của câu: Câu trần thuật

- Hình thức của kiểu câu: Câu để hỏi

Văn bản 2: Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim hành tinh của chúng ta

Bài tập 1 trang 63 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Văn bản Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim “Hành tinh của chúng ta” thuộc kiểu văn bản:

.........................................................................................

Căn cứ để xác định: ......................................................................

Trả lời:

Văn bản Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim “Hành tinh của chúng ta” thuộc kiểu văn bản giới thiệu một bộ phim.

Căn cứ để xác định: VB có giới thiệu vể nhà sản xuất, năm phát hành, các thành viên chủ chốt của đoàn làm phim, nội dung phim, những giá trị nổi bật của phim, nghĩa là mang đầy đủ nhũng đặc điểm của kiểu VB giới thiệu một bộ phim.

Bài tập 2 trang 63 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Những thông tin cơ bản về loạt phim Hành tinh của chúng ta được văn bản cung cấp: .................

Thông tin mà tác giả muốn người đọc đặc biệt chú ý: ................................................

Trả lời:

Những thông tin cơ bản về loạt phim Hành tinh của chúng ta được văn bản cung cấp:

- Bộ phim được xây dựng hết sức kì công, có phạm vi bao quát lớn, gồm 8 tập.

- Bộ phim như là phần tiếp theo của Hành tính Trái Đất được thực hiện trước đó, xét theo thông điệp chính mà chúng hướng tới.

- Bộ phim đưa đến “những hình ảnh sống động và những thông tin chính xác nhất vể hành tinh của chúng ta” với nhũng thước quay vể 8 môi trường sống khác nhau trên Trái Đất.

- Song song với việc làm nổi bật vẻ đẹp kì diệu của thế giới tự nhiên trên Trái Đất, bộ phim cũng đưa ra những lời cảnh báo đau lòng vẽ sự suy thoái của môi trường sống bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân đến từ hoạt động của con người.

- Bộ phim toát lên sự lạc quan vẽ khả năng phục hồi của môi trường sống trên Trái Đất nhờ vào sự “tỉnh ngộ” của con người.

Bài tập 3 trang 64 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Cách triển khai của văn bản:

.....................................................................................................................................Nhận xét về cách triển khai đó: ...................................................................................

Trả lời:

Cách triển khai của văn bản: VB được triển khai theo cách lần lượt đưa thông tin vễ những giá trị nội dung cơ bản của “loạt phim” Hành tinh của chúng ta.

Nhận xét: Với cách triển khai này, tác giả dễ dàng nêu bật được các thông điệp chính toát ra từ bộ phim, gắn liẽn với hai từ khoá là choáng ngợp  đau đôn (choáng ngợp trước vẻ đẹp kì vĩ, diễm lệ của đời sống muôn loài và đau đớn trước sự mai một, thậm chí biến mất của vẻ đẹp đó).

Bài tập 4 trang 64 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Ý nghĩa của các hình ảnh minh họa hiện diện trong văn bản: .................................

Trả lời:

Ý nghĩa của các hình ảnh minh họa hiện diện trong văn bản: Sự hiện diện của các hình ảnh minh hoạ đã chứng minh tính xác đáng của nhận xét mà tác giả nêu: “Ở mỗi tập phim, người xem lại được thưởng thức những thước phim đẹp đẽ, thậm chí choáng ngợp mà những nhà làm phim đã kì công tạo nên”. Thêm nữa, hình ảnh trích xuất từ phim gần như là một yếu tố không thể thiếu trong một bài viết giới thiệu phim.

Bài tập 5 trang 64 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Sự đồng cảm của tác giả đối với nhóm làm phim thể hiện ở chỗ: ..................

Xét theo đặc điểm của kiểu văn bản, yếu tố đồng cảm ở đây có vai trò: ....................

Trả lời:

Sự đồng cảm của tác giả đối với nhóm làm phim thể hiện ở chỗ:

- Qua cách tác giả đặt nhan đẽ đầy tính biểu cảm và sử dụng nhiểu cụm từ mang nội dung biểu dương, ca ngợi.

- Qua việc tác giả chia sẻ, tâm đắc với những thông điệp chính của “loạt phim”.

- Qua việc tác giả miêu tả lại bằng phương tiện ngôn ngũ những hình ảnh đẹp có trong phim với cảm giác thích thú (chú ý đoạn từ Hàng chục ngàn chú chim cánh cụt đến một bộ phim hoạt hình của hãng Pích-xa).

Xét theo đặc điểm của kiểu văn bản, yếu tố đồng cảm ở đây có vai trò rất quan trọng, chính nó làm nên sức gợi của VB, gây cho người đọc niểm hứng thú muốn được trải nghiệm trực tiếp cùng tác phẩm được phê bình.

Bài tập 6 trang 64 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Tên một số tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học có đưa ra lời cảnh báo tương tự cảnh báo

Sự gặp gỡ giữa các tác phẩm đó cho thấy: ..................................................................

Trả lời:

Tên một số tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học có đưa ra lời cảnh báo tương tự cảnh báo của loạt phim Hành tinh của chúng ta:

- Godzilla Đại Chiến Kong - Godzilla Vs Kong (2021)

- Con tàu Titanic – Titanic (1997)

- Đại dịch cúm - The Flu (2013)

- Chuyến tàu sinh tử - Train to Busan (2016)

Tất cả những bộ phim, tác phẩm kể trên đều là những lời cảnh báo về sự tức giận của mẹ thiên nhiên đối vợi sự tàn phá mạnh mẽ của con người với thiên nhiên, tạo hoá.

Sự gặp gỡ giữa các tác phẩm đó cho thấy mối bận tâm chung của nhân loại về một thử thách sống còn đối với sự sống trên Trái Đất. Như vậy, từ nhà khoa học cho đến các nghệ sĩ, tất cả đều không thể lảng tránh những câu hỏi bức thiết do đời sống đặt ra, nhưng mỗi người, bằng các phương tiện của mình, có thể bày tỏ quan điểm về các vấn đề chung theo một cách hay hình thức khác biệt.

Bài tập 7 trang 65 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Nhận xét của em về cách giới thiệu một bộ phim tài liệu mà tác giả đã thực hiện ở văn bản này: .....................

Trả lời:

Nhận xét: Tác giả có cách giới thiệu tác phẩm khá linh hoạt, chẳng hạn không đưa những thông tin về nhà làm phim, nhóm làm phim, thời gian làm phim,... vào một đoạn văn mà tách chúng ra và cài đặt vào những vị trí đắc địa. Điều tác giả quan tâm là khơi gợi được hứng thú của người đọc, muốn làm chiếc cầu nối giũa “loạt phim” và khán giả. Tất cả các nhận xét mang tính chủ quan đều được đưa kèm với những miêu tả khách quan về các cảnh phim.

Bài tập 8 trang 65 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) thể hiện sự hưởng ứng của em đối với thông điệp chính được nêu lên trong loạt phim Hành tinh của chúng ta.

Trả lời:

Môi trường là một phần thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta. Một môi trường sạch rất cần thiết cho một cuộc sống yên bình và khỏe mạnh. Môi trường giúp con người, động vật và những sinh vật sống khác lớn lên và phát triển một cách tự nhiên. Nhưng hiện nay, môi trường của chúng ta đang bị rối loạn bằng nhiều cách khác nhau, những minh chứng từ bộ phim Hành tinh của chúng ta đã cho thấy rất rõ những thực trạng đó. Điều này không chỉ phá hủy cuộc sống của con người mà còn ảnh hường đến tất cả mọi sinh vật sống. Chúng ta có thể bảo vệ môi trường của chúng ta bằng các hành động nhỏ của mọi người trên Trái Đất. Chúng ta nên giảm lượng rác thải, chỉ bỏ rác đúng nơi quy định… và nhiều cách đơn giản khác. Bảo vệ môi trường cho sự sinh tồn của nhân loại là điều rất quan trọng. Khi chúng ta bảo vệ môi trường, chúng ta đang bảo vệ chính bản thân mình và cả tương lai của chúng ta nữa. Hãy chung tay vì một môi trường xanh - sạch - đẹp, hưởng ứng lời kêu gọi và thông điệp tích cực đến từ bộ phim Hành tinh của chúng ta trước khi quá muộn.

Văn bản 3: Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn

Bài tập 1 trang 65 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Tình thế thúc đẩy thủ lĩnh Xi-át-tơn thực hiện diễn từ ứng khẩu này:

.......................................................................................

Trả lời:

Tình thế thúc đẩy thủ lĩnh Xi-át-tơn thực hiện diễn từ ứng khẩu này:

- Khi nhận được thư của Tổng thống Mỹ đề nghị mua lại vùng đất mà Xi-át-tơn cùng đồng bào của ông lúc đó đang sở hữu.

- Mặc dù không hể muốn bán vùng đất của tổ tiên, Xi-át-tơn vẫn khó cưỡng được xu thế phải lùi bước trước sự bành trướng mạnh mẽ cùa nước Mỹ khi đó.

- Tuy thất thế trước sức mạnh và sự tham lam của một quốc gia non trẻ đang trên đà phát triển, Xi-át-tơn vẫn phải chứng minh được sự cao quý của những giá trị văn hoá truyền thống mà các bộ tộc da đỏ đã xây đắp nên qua lịch sử tồn tại dài lâu của mình.

=> Xi-át-tơn là người được lịch sử của các cư dân “Tân lục địa” uỷ nhiệm nói lên những lời bi tráng cuối cùng của một nền văn hoá - văn minh từng có quá khứ rực rỡ.

Bài tập 2 trang 65 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Qua lời Xi-át-tơn, sự khác nhau trong cách nhìn nhận, đối xử với thiên nhiên giữa người da trắng và người da đỏ thể hiện ở các điểm cụ thể sau:

.....................................................................................................................................

Trả lời:

Qua lời Xi-át-tơn, sự khác nhau trong cách nhìn nhận, đối xử với thiên nhiên giữa người da trắng và người da đỏ thể hiện ở các điểm cụ thể sau:

- Người da trắng xem đất ở chỉ là đất ở thuần tuý, trong khi người da đỏ xem đó là mẹ của mình, là phần máu thịt ‘chẳng thể quên”.

- Người da trắng sống độc lập và đối lập với thế giới tự nhiên, hoàn toàn khác với người da đỏ luôn muốn hoà đồng với nó.

- Người da trắng không cảm nhận được ý nghĩa của việc lắng nghe tiếng nói của thế giới tự nhiên, ngược lại, người da đỏ thấy thực sự hạnh phúc khi để tiếng nói ấy trần đầy các giác quan của mình.

- Người da trắng sống thường trực với ý thức chiếm đoạt, đối lập với người da đỏ bao giờ cũng nâng niu đời sống của muôn loài.

Bài tập 3 trang 66 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Tính chất đặc biệt của cách trình bày mà Xi-át-tơn đã chọn khi nói về thái độ ứng xử với thiên nhiên của công đồng người da đỏ: ..................

Cảm nhận, đánh giá của em về cách trình bày đó: ......................................................

Trả lời:

Tính chất đặc biệt của cách trình bày mà Xi-át-tơn đã chọn khi nói về thái độ ứng xử với thiên nhiên của công đồng người da đỏ:

- Xi-át-tơn thường xuyên đặt thái độ ứng xử với thiên nhiên của người da đỏ và da trắng trong tương quan đối lập.

- Sự đối lập đó vừa làm rõ được các biểu hiện cụ thể của thái độ ứng xử với thiên nhiên của từng bên, vừa khẳng định được giá trị vững bền của lối sống hoà đồng với thiên nhiên mà người da đỏ đang quyết tâm bảo vệ.

- Sự đối lập đó còn cho thấy tính bi kịch của cuộc “thương lượng” về đất đai đang diễn ra giữa các bộ tộc da đỏ do Xi-át-tơn làm thủ lĩnh và những người da trắng của nước Mỹ thời lập quốc. Đối với người da đỏ, mất đất đai là mất một phần máu thịt thiêng liêng, trong khi đó, đối với người Mỹ da trắng, được thêm đất đai chỉ là được thêm một địa bàn sinh lợi.

=> Xi-át-tơn đã thể hiện được thái độ tự tôn của người da đỏ. Xét vể lực lượng, rõ ràng là họ yếu thế, nhưng xét vẽ những suy nghĩ sâu xa trước cuộc sống, họ không hể thấp kém hơn đối thủ, thậm chí còn vượt trội.

Bài tập 4 trang 66 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Cảm nhận của em về giọng điệu bài diễn từ: .....................

Nhận xét về cách dùng hình ảnh so sánh, ẩn dụ của Xi-át-tơn: ..................................

..........................................................................................................

Trả lời:

Giọng điệu bài diễn từ và cách dùng hình ảnh so sánh ẩn dụ của Xi-át-tơn rất chân thực, gần gũi nhưng vẫn vô cùng đanh thép, lên án mạnh mẽ việc làm của người da trắng.

Bài tập 5 trang 66 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Tư thế và tầm vóc văn hóa của cộng đồng người da đỏ được thể hiện qua diễn từ này: ..............................

Trả lời:

Tư thế và tầm vóc văn hóa của cộng đồng người da đỏ được thể hiện qua diễn từ này:

- Tư thế và tầm vóc văn hoá của một cộng đồng người chủ yếu được đánh giá qua những giá trị văn hoá do họ tạo nên, qua thái độ ứng xử của họ trước nghịch cảnh, bất chấp tình trạng họ lâm thời bị chèn ép hay bị tước đoạt tự do.

- Qua diễn từ của Xi-át-tơn, có thể nhận ra tư thế đường hoàng, tự tin của các bộ tộc da đỏ khi họ đối diện, đối đầu với người da trắng, mặc dù lúc đó họ đang bị đẩy tới tình trạng cùng đường. Họ vẫn thẳng thắn thể hiện quan niệm của mình về cuộc sống và quyết bảo vệ những di sản tinh thần quý giá mà tổ tiên để lại.

- Tư thế nói trên của các bộ tộc da đỏ chứng tỏ họ là chủ nhân của một nền văn hoá đáng trọng, có một hệ giá trị riêng dùng để nhìn nhận và đánh giá mọi vấn đề của cuộc sống, cụ thể ở đây là vấn đề tồn tại trong mối quan hệ hoà đồng với tự nhiên.

Bài tập 6 trang 66 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Diễn từ của Xi-át-tơn được đánh giá cao và lan truyền rộng rãi là bởi:

..................................................................................................

Trả lời:

Diễn từ của Xi-át-tơn được đánh giá cao và lan truyền rộng rãi là bởi:

- Diễn từ nảy sinh trong một thời điểm có ý nghĩa lịch sử và phản ánh được bản chất cùa thời điểm lịch sử đó.

- Nội dung diễn từ kết tinh được các giá trị cao quý của một nền văn hoá có truyền thống lâu đời.

- Diễn từ chứa đựng một thông điệp đầy tính hiện đại về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, có thể thức tỉnh nhận thức của toàn nhân loại về vấn đề này.

- Diễn từ đã được những con người thật sự văn minh trong hàng ngũ thực dân da trắng đón nhận trân trọng và cho phổ biến bằng phương tiện báo chí.

Bài tập 7 trang 67 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Trong bối cảnh đời sống hôm nay, diễn từ của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn còn nhắc nhở chúng ta rằng: .........

Trả lời:

Trong bối cảnh đời sống hôm nay, diễn từ của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn còn nhắc nhở chúng ta rằng:

- Hãy biết lắng nghe, trân trọng tiếng nói của thiên nhiên, biết sống với thiên nhiên bằng tình cảm gắn bó thành thực, thân thiết nhất.

- Thái độ tôn trọng sự đa dạng văn hoá, tránh kì thị một cách vô lối những nét khác biệt ở từng nền văn hoá mà chúng ta tiếp xúc, đối thoại.

- Diễn từ còn nhắc nhở một thực tế: trong nhiểu thước đo dùng để đánh giá trình độ văn minh của con người, không thể thiếu thước đo về thái độ ứng xử với thiên nhiên.

Thực hành Tiếng Việt trang 67

Bài tập 1 trang 67 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Phân loại câu (câu phủ định hay câu khẳng định) và nêu căn cứ.

Câu

Phân loại

(câu phủ định/ câu khẳng định)

Căn cứ xác định

a. Ngập lụt đã tạo nên ít nhất là ba kết nối quan trọng cho hệ sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm dòng nước, phù sa và dòng sinh vật.

 

 

 

b. Thật ra, điều này không mới, ít nhất vai trăm năm trước, các cư dân đầu tiên đến vùng hoang địa châu thổ, họ đã quen với cách sống với mùa nước nổi hàng năm.

 

 

 

 

c. Còn chúng tôi, chúng tôi chẳng thể quên được mảnh đất tươi đẹp này.

 

 

 

 

 

Trả lời:

Câu

Phân loại

(câu phủ định/ câu khẳng định)

Căn cứ xác định

a. Ngập lụt đã tạo nên ít nhất là ba kết nối quan trọng cho hệ sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm dòng nước, phù sa và dòng sinh vật.

Câu khẳng định

 

 

Câu này xác nhận sự thật về ích lợi của hiện tượng ngập lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long và trong câu không có từ ngữ đặc trưng mang ý nghĩa phủ định.

b. Thật ra, điều này không mới, ít nhất vai trăm năm trước, các cư dân đầu tiên đến vùng hoang địa châu thổ, họ đã quen với cách sống với mùa nước nổi hàng năm.

Câu phủ định - phủ định bác bỏ

Câu này thể hiện ý phản bác một nhận thức cho rằng “cách sống với mùa nước nổi hàng năm” mới hình thành trong thời gian gần đầy; bên cạnh đó, trong câu có từ không (ở cụm từ điu này không mới).

c. Còn chúng tôi, chúng tôi chẳng thể quên được mảnh đất tươi đẹp này.

Câu phủ định - phủ định miêu tả

Câu xác nhận không có tình trạng người nói quên đi mảnh đất tươi đẹp của mình, hơn nữa, trong câu còn có sự xuất hiện của cụm từ mang ý nghĩa phủ định là chẳng thể.

 

Bài tập 2 trang 68 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Phân loại câu (câu phủ định bác bỏ, câu phủ định miêu tả, không phải câu phủ định).

Câu

Câu phủ định bác bỏ

Câu phủ định miêu tả

Không phải câu phủ định

Căn cứ để phân loại

a. Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống của chúng tôi.

 

 

 

 

b. Ở thành phố của người da trắng, chẳng có nơi nào yên tĩnh cả, chẳng có nơi nào là nghe được tiếng lá cây lay động vào mùa xuân hay tiếng vỗ cánh của côn trùng.

 

 

 

 

c. Mùa nước nổi xưa kia hay mùa lũ theo cách gọi hiện nay, không là mối lo ngại cho nông dân vùng châu thổ Cửu Long, một mùa nước lũ lớn, như một niềm tin tâm linh, sẽ đem lại sự giàu có, sung túc cho vùng đất.

 

 

 

 

Trả lời:

Câu

Câu phủ định bác bỏ

Câu phủ định miêu tả

Không phải câu phủ định

Căn cứ để phân loại

a. Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống của chúng tôi.

 

 

x

Trọng tâm thông báo là “tôi” (thủ lĩnh Xi-át-tơn) biết hay không biết về vấn đề chứ không phải là người da trắng hiểu hay không hiểu về cách sống của người da đỏ.

Một khi câu đã xác nhận sự “biết” của “tôi” thì câu đó phải được xếp vào loại câu khẳng định.

b. Ở thành phố của người da trắng, chẳng có nơi nào yên tĩnh cả, chẳng có nơi nào là nghe được tiếng lá cây lay động vào mùa xuân hay tiếng vỗ cánh của côn trùng.

x

 

 

Câu có từ chẳng (xuất hiện 2 lần) và nội dung của nó ngầm bác bỏ nhận thức rằng cuộc sống của người da trắng vẫn bình thường, trong khi, theo cách nhìn của người da đỏ, đó là cuộc sống không bình thường (mọi âm thanh đáng yêu của sự sống đểu bị cảm nhận là “tiếng ồn ào lăng mạ”).

c. Mùa nước nổi xưa kia hay mùa lũ theo cách gọi hiện nay, không là mối lo ngại cho nông dân vùng châu thổ Cửu Long, một mùa nước lũ lớn, như một niềm tin tâm linh, sẽ đem lại sự giàu có, sung túc cho vùng đất.

 

x

 

Câu có từ không và xác nhận rằng người dân ở vùng châu thổ sông Cửu Long không có sự lo ngại về tình trạng lũ lụt.

Văn bản 4: "Dấu chân sinh thái" của mỗi người và thông điệp từ trái đất

Bài tập 1 trang 68 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Theo diễn giải của tác giả, “dấu chân sinh thái” của mỗi người có nghĩa là:

.......................................................................................................

Trả lời:

 Theo diễn giải của tác giả, “dấu chân sinh thái” của mỗi người có nghĩa là cách sống, nơi sinh sống và cách thức làm việc, di chuyển của mỗi người.

Bài tập 2 trang 69 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Số đo “dấu chân sinh thái” từ bài trắc nghiệm của các thành viên được nói đến ở phần đầu văn bản phản ánh tình trạng:

............................................................................................................................

Trả lời:

Số đo “dấu chân sinh thái” từ bài trắc nghiệm của các thành viên được nói đến ở phần đầu văn bản phản ánh tình trạng cách sinh hoạt của con người đang đẩy Trái Đất vào tình trạng diệt vong.

Bài tập 3 trang 69 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Khi nhân loại đang đối phó với đại dịch COVID-19, các chỉ số về môi trường được cải thiện đáng kể. Điều này thể hiện qua các bằng chứng:

...................................................................................................................

Trả lời:

Khi nhân loại đang đối phó với đại dịch COVID-19, các chỉ số về môi trường được cải thiện đáng kể. Điều này thể hiện qua các bằng chứng:

- Lượng khí thải nhà kính lần đầu tiên trong 10 năm qua đã giải đến con số mơ ước trên 5% chỉ trong vài tháng.

- Vỏ Trái Đất bớt di chuyển. Tiếng động địa chấn giảm 30%  đến 50% tại Brúc-xen. Mức độ tiếng ồn tại Pa-ri giảm tới gần 90% so với trước đại dịch. Ô nhiễm không khí giảm khoảng 40% tại các thành phố lớn ở châu Âu và châu Á.

- Ở Việt Nam, chỉ số bụi mịn PM 2.5 tại TPHCM giảm gần 5 lần so với trước Tết.

Bài tập 4 trang 69 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Nguyên nhân của hiện tượng môi trường trên Trái Đất được cải thiện trong đại dịch COVID-19:

.....................................................................................................................................

Trả lời:

Nguyên nhân của hiện tượng môi trường trên Trái Đất được cải thiện trong đại dịch COVID-19: do con người hạn chế sinh hoạt, di chuyển, không tác động nhiều đến môi trường xung quanh.

Bài tập 5 trang 69 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Thông điệp mà văn bản gửi đến người đọc: ..................

Trả lời:

Thông điệp văn bản gửi tới người đọc: Cần phải chấn chỉnh lại hành vi, hoạt động ứng xử với môi trường sống, với Trái Đất, nếu không con người sẽ tự tước bỏ cơ hội tồn tại của chính mình.

B. Thực hành viết trang 70

Bài tập 1 trang 70 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên được viết nhằm mục đích:

Trả lời:

Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên được viết nhằm mục đích cung cấp thông tin cho người đọc về nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của một hiện tượng tự nhiên.

Bài tập 2 trang 70 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên cần đáp ứng các yêu cầu:

Trả lời:

Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên cần đáp ứng các yêu cầu:

- Nêu được hiện tượng tự nhiên cần giải thích.

- Nêu được các biểu hiện cơ bản của hiện tượng tự nhiên cần giải thích.

- Trình bày được căn cứ xác đáng để giải thích hiện tượng tự nhiên đã chọn.

- Nói rõ ảnh hưởng, tác động của hiện tượng tự nhiên đó đối với cuộc sống con người.

Bài tập 3 trang 70 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Các bước cần tiến hành khi viết văn bản thuyết minh về một hiện tượng tự nhiên:

Trả lời:

Các bước cần tiến hành khi viết văn bản thuyết minh về một hiện tượng tự nhiên:

- Lựa chọn đề tài.

- Tìm ý

- Lập dàn ý

- Viết bài

Bài tập 4 trang 70 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Những khía cạnh cần rà soát để chỉnh sửa nhằm hoàn thiện văn bản thuyết minh về một hiện tượng tự nhiên:

Trả lời:

Những khía cạnh cần rà soát để chỉnh sửa nhằm hoàn thiện văn bản thuyết minh về một hiện tượng tự nhiên:

- Bố cục chung của bài viết

- Mạch triển khai bài viết

- Mạch lạc, liên kết trong toàn bài viết và ở từng đoạn văn

- Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng

- Diễn đạt, trình bày hình thức văn bản.

Bài tập 1 trang 71 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Mục đích của việc viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống:

Trả lời:

Mục đích của việc viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống: bộc lộ thẳng thắn, rõ ràng quan điểm của mình trước nhiều vấn đề của đời sống, với mong muốn những điều bất cập hoặc tiêu cực sớm được khắc phục.

Bài tập 2 trang 71 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống cần đáp ứng các yêu cầu:

Trả lời:

Nêu thông tin cô đọng, xác thực về người viết văn bản kiến nghị (cá nhân hay tập thể).

- Nêu khái quát về bối cảnh viết kiến nghị (thời điểm viết, nhu cầu viết,...).

- Trinh bày rõ ràng về vấn đề được kiến nghị (sự việc, hiện tượng cần quan tâm, khắc phục; tác động tiêu cực của sự việc, hiện tượng: ý nghĩa của việc xử lígiải quyết sự việc, hiện tượng;...).

- Gợi ý, đề xuất các giải pháp cần thực hiện để khắc phục tác động không tích cực của sự việc, hiện tượng.

- Bày tỏ mong muốn vấn đề kiến nghị được cấp có thẩm quyền quan tâm, xử lí.

Bài tập 3 trang 71 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Một số vấn đề của đời sống cần viết văn bản kiến nghị để cấp có thẩm quyền giải quyết:

Trả lời:

Một số vấn đề của đời sống cần viết văn bản kiến nghị để cấp có thẩm quyền giải quyết:

- Thiết lập trật tự giao thông trong không gian trước cổng trường.

- Thay đổi địa điểm tập thể dục an toàn cho dân cư.

- Cải thiện công tác vệ sinh môi trường với không gian trường học của khu dân cư.

Bài tập 4 trang 71 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Các phần nội dung của văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống:

Trả lời:

Các phần nội dung của văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống:

- Phần mở đầu: Nêu rõ tư cách người kiến nghị (cá nhân hay tập thể), góc độ kiến nghị (người chịu tác động trực tiếp của vấn đề kiến nghị hay chỉ là người quan sát khách quan); nêu vấn đề kiến nghị.

- Phần nội dung:

+ Trình bày các biểu hiện cụ thể của vấn đề kiến nghị

+ Nêu tác động của vấn đề kiến nghị lên đời sống của từng cá nhân hay tập thể, cộng đồng.

+ Gợi ý một số giải pháp cụ thể nhằm giải quyết vấn đề được nêu lên (nếu có).

+ Triển khai các kiến nghị theo tầng bậc hợp lí (Ví dụ: đối với các cấp lãnh đạo và các tổ chức; đối với từng cá nhân trong cộng đồng;...).

- Phần kết thúc. Bày tỏ mong muốn những kiến nghị đã nêu sẽ được thực hiện.6

C. Thực hành nói và nghe trang 72

Bài tập 1 trang 72 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Việc thảo luận về cách tổ chức hợp lí nề nếp sinh hoạt của bản thân nhằm mục đích:

Trả lời:

Việc thảo luận về cách tổ chức hợp lí nề nếp sinh hoạt của bản thân nhằm mục đích tổ chức hợp lí nên nếp sinh hoạt hằng ngày, tự xây dựng cho mình một điều kiện học tập, rèn luyện, phấn đấu phù hợp và tốt đẹp.

Bài tập 2 trang 72 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Vai trò của mỗi người trong cuộc thảo luận về cách tổ chức hợp lí nề nếp sinh hoạt của bản thân:

- Với tư cách người nói: ......................................................................

- Với tư cách người nghe: .............................................................................

Trả lời:

Vai trò của mỗi người trong cuộc thảo luận về cách tổ chức hợp lí nề nếp sinh hoạt của bản thân

Bài tập 3 trang 72 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Những khía cạnh cần đánh giá, rút kinh nghiệm sau khi thảo luận:

Trả lời:

Những khía cạnh cần đánh giá, rút kinh nghiệm sau khi thảo luận:

- Chọn được vấn đề thảo luận phù hợp, hấp dẫn, tạo được động lực rèn luyện, phấn đấu cho mỗi cá nhân.

- Đảm bảo được sự tập trung, không chệch khỏi vấn đề đã xác định.

- Tạo được điểm nhấn với những ý kiến đề xuất được mô hình tổ chức nền nếp sinh hoạt cá nhân đáng nhân rộng.

- Tìm được sự đồng thuận ở một số mặt cơ bản.

- Xây dựng được không khí dân chủ, tôn trọng lẫn nhau, không bài bác những cách tổ chức nề nếp sinh hoạt có tính khác biệt ở một cá nhân nào đó.

D. Thực hành củng cố, mở rộng trang 73

Bài tập 1 trang 73 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Điểm chung về nội dung của các văn bản đọc trong bài:

..................................................................................................................

Một số kết luận bổ ích mà bản thân em rút ra: ........................................

Trả lời:

- Điểm chung về nội dung của các văn bản đọc trong bài: nói tới vai trò của các hiện tượng tự nhiên và kêu gọi con người hãy trân quý những điều mà mẹ thiên nhiên ban tặng, sống chan hòa với cỏ cây cùng các loài động vật xung quanh.

- Một số kết luận bổ ích mà bản thân em rút ra: Hãy nuôi dưỡng cho mình tình yêu với đất đai, thiên nhiên và có những hành động để bảo vệ môi trường sống, giữ gìn vẻ đẹp cảnh quan trước khi quá muộn.

Bài tập 2 trang 73 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Bảng tổng hợp những yêu cầu về nội dung, cách triển khai vào hình thức trình bày các kiểu văn bản thông tin đã đọc và thực hành viết:

STT

Kiểu văn bản

Nội dung

Cách triển khai và hình thức trình bày

1

Giải thích một hiện tượng tự nhiên

 

 

2

Giới thiệu một bộ phim đã xem

 

 

3

Kiến nghị về một vấn đề đời sống

 

 

Trả lời:

STT

Kiểu văn bản

Nội dung

Cách triển khai

và hình thức trình bày

1

Giải thích một hiện tượng tự nhiên

Trình bày về nguyên nhân xuất hiện, cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên và những tác động của nó tới cảnh quan, đời sống con người

- Phần mở đầu: Giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên muốn giải thích.

- Phần nội dung: giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên. Tác động của nó đối với cảnh quan và đời sống.

- Phần kết thúc: Tóm tắt nội dung giải thích hoặc nêu thái độ, hành động cần có của con người.

2

Giới thiệu một bộ phim đã xem

Giới thiệu nội dung và thông điệp từ bộ phim, kết hợp với những trăn trở và quá trình làm ra bộ phim

- Phần mở đầu: Giới thiệu khái quát về bộ phim đã xem.

- Phần nội dung: Trình bày khái quát về quy mô và các phần của bộ phim, nội dung chính, thông điệp cùng những cảnh quay đắt giá.

- Phần kết thúc: Tóm tắt lại nội dung đã giới thiệu hoặc khẳng định về vai trò, ý nghĩa của bộ phim.

3

Kiến nghị về một vấn đề đời sống

Đưa ra kiến nghị, đề xuất trước một vấn đề, tình huống nào đó trong đời sống

- Có đầy đủ các yếu tố của một văn bản hành chính công vụ như quốc hiệu, tiêu ngữ, ký tên,...

- Cung cấp thông tin về người viết kiến nghị.

- Khái quát bối cảnh viết kiến nghị.

- Trình bày cô đọng về các vấn đề liên quan.

- Bày tỏ mong muốn kiến nghị được xem xét, giải quyết.

Bài tập 3 trang 73 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 10 câu) giải thích về một hiện tượng tự nhiên đáng quan tâm mà em từng gặp.

Trả lời:

Miền Trung nước ta là nơi thường xuyên bị ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt. Nước dâng cao không ngừng, hàng trăm ngàn hộ dân bị ngập trong nước. Hoa màu vật nuôi bị lũ cuốn mất trắng. Rất nhiều hình ảnh được chụp từ trên cao cho thấy một số khu vực miền Trung như ngập trong biển nước. Một thực trạng đau lòng hơn nữa đó chính là có nhiều người đã thiệt mạng vì bão lũ, trong đó có cả người dân và các cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ tại nơi đây. Hậu quả của bão lũ mà ai cũng có thể nhìn thấy chính là đời sống người dân bị tàn phá nặng nề gây thiệt hại lớn về người và của. Tài sản mà họ gây dựng cả đời bị hủy hoại hoàn toàn. Môi trường sinh thái cũng bị phá hủy nghiêm trọng do nước lũ. Chính vì vậy, Chính phủ và người dân cả nước luôn sẵn sàng chung tay, góp sức giúp đồng bào miền Trung vượt qua khó khăn, khắc phục hậu quả sau lũ, giúp người dân ổn định cuộc sống nhanh nhất có thể.

Bài tập 4 trang 74 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 10 câu) giới thiệu về một bộ phim đã xem có nội dung đề cập những vấn đề bức thiết của môi trường sống trên Trái Đất hiện nay.

Trả lời:

Our Planet là loạt phim tài liệu đầy tham vọng với phạm vi ấn tượng đưa ta trải nghiệm vẻ đẹp tự nhiên của Trái đất và nghiên cứu cách khí hậu thay đổi tác động lên mọi sinh vật sống. Để sản xuất 8 tập phim, đội ngũ xây dựng Our Planet mất đến 4 năm và đi qua 50 quốc gia chỉ để thực hiện những tập phim dài chưa đến 1 giờ. Mục đích của Our Planet là phô diễn những cảnh tượng tuyệt diệu chưa từng thấy trước đây của thế giới động vật, từ trận đọ vuốt trên không của đại bàng cho đến những sinh vật sống hàng ngàn dặm dưới đáy đại dương. Các tập phim cũng nhắc nhở nhẹ người xem thiên nhiên đáng được trân trọng và ngày càng cần được bảo vệ đến thế nào. Loạt phim tài liệu Our Planet đưa ra lời cảnh báo về sự nóng lên của toàn cầu, những môi trường sống bị hủy diệt và nhiều loài biến mất, đồng thời mang đến một thông điệp sống còn: ”Hãy cứu lấy hành tinh của chúng ta trước khi quá muộn!”

Bài tập 5 trang 74 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Vấn đề đời sống sẽ được thảo luận trong nhóm học tập:

....................................................................................................................

Nội dung em chuẩn bị để thảo luận trong nhóm học tập: ...........................

Trả lời:

Vấn đề đời sống sẽ được thảo luận trong nhóm học tập: Vấn nạn bạo lực học đường.

Nội dung em chuẩn bị để thảo luận trong nhóm học tập:

- Biểu hiện của bạo lực học đường: xúc phạm bằng lời nói, tác động vật lí, khủng bố trên môi trường ảo,...

- Nguyên nhân của bạo lực học đường:

+ Ý thức của HS kém.

+ Sự quản lí lỏng lẻo của gia đình, nhà trường.

- Tác hại:

+ Ảnh hưởng đến tâm lí, nhân cách của HS (cả người bạo lực và nạn nhân bị bạo lực).

+ Ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của HS, nhà trường, gia đình.

- Biện pháp cải thiện:

+ Rèn luyện nhận thức đúng đắn.

+ Sự kết hợp quản lí và giáo dục chặt chẽ của gia đình và nhà trường.

Thực hành đọc mở rộng trang 75

Bài tập trang 75 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Ghi chép thông tin, ý tưởng mà em thu nhận được từ một văn bản thông tin em đã đọc vào Nhật kí đọc sách dưới đây:

Nhật kí đọc sách

Ngày:

Nhan đề văn bản:

Tác giả:

Nội dung chính:

Cách triển khai nội dung:

Hiệu quả sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ:

Suy nghĩ của em về những vấn đề do văn bản đặt ra với đời sống xã hội đương đại:

Trả lời:

Nhật kí đọc sách

Ngày: 04/11/2023

Nhan đề văn bản: Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim Hành tinh của chúng ta

Tác giả: Lâm Lê

Nội dung chính: Tác giả muốn người đọc chú ý đặc biệt tới thông tin quãng thời gian quay phim và quá trình ghi lại những thước phim quan trọng về thiên nhiên, môi trường để mang tới những lời cảnh báo, cảnh tỉnh tới mọi người trước sự tàn phá khốc liệt của thiên nhiên.

Cách triển khai nội dung: Văn bản được triển khai theo từng luận điểm, cách triển khai này giúp người đọc hiểu được từng vấn đề từng câu chuyện mà tác giả muốn đề ra mà không quá nhiều thông tin chồng chéo lên nhau.

Hiệu quả sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ:

- Sự hiện diện của các hình ảnh minh hoạ trong văn bản có ý nghĩa đem tới những hình ảnh chân thật, chính xác và tăng sức thuyết phục cho độc giả. 

- Sự hiện diện của các hình ảnh minh hoạ nhằm mang đến những hình ảnh và dẫn chứng chân thật, sinh động nhất. Qua đó giúp người đọc dễ dàng liên tưởng đến vấn đề đang được đề cập, đồng thời tăng tính thuyết phục cho thông điệp được nêu ra.

Suy nghĩ của em về những vấn đề do văn bản đặt ra với đời sống xã hội đương đại: Văn bản đặt ra một vấn đề là sự tàn phá, hủy hoại của con người đối với tự nhiên và lời cảnh báo, kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường, cứu những loài vật có nguy cơ tuyệt chủng. Đây là việc làm cần thiết đối với con người ở thời điểm hiện tại vì môi trường là một phần thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta. Một môi trường sạch rất cần thiết cho một cuộc sống yên bình và khỏe mạnh. Môi trường giúp con người, động vật và những sinh vật sống khác lớn lên và phát triển một cách tự nhiên.

Xem thêm các bài Soạn Vở thực hành Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 6: Chân dung cuộc sống

Bài 7: Tin yêu và ước vọng

Bài 8: Nhà văn và trang viết

Bài 9: Hôm nay và ngày mai

Bài 10: Sách – người bạn đồng hành

Ôn tập học kì 2

Đánh giá

0

0 đánh giá