Vở thực hành Ngữ văn 8 Ôn tập học kì 2 | Soạn VTH Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

1.4 K

Với Soạn Vở thực hành Ngữ văn 8 Ôn tập học kì 2 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn VTH Ngữ văn 8 Ôn tập học kì 2

A. Ôn tập kiến thức

Bài tập 1 trang 89 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Điền thông tin về những loại, thể loại văn bản em đã được học trong học kì II vào bảng sau:

STT

Loại, thể loại văn bản

Đặc điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời:

STT

Loại, thể loại văn bản

Đặc điểm

1

Truyện

Cốt truyện đa tuyến có nhiẽu mức độ khác nhau (số lượng mạch sự kiện), nhiều kiểu kết hợp các mạch sự kiện (song song hay lồng ghép, xen kẽ).

2

Văn bản nghị luận

Văn nghị luận là thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lý luận.

– Cấu trúc của văn nghị luận:

+ Mở bài:

Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu lên luận điểm cơ bản cần giải quyết trong bài.

+ Thân bài:

Tiến hành triển khai các luận điểm chính. Sử dụng lý lẽ, dẫn chứng lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày.

+ Kết bài:

Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu.

3

Thể thơ tự do

– Thơ tự do là hình thức cơ bản của thơ, phân biệt với thơ cách luật ở chỗ không bị ràng buộc vào các quy tắc nhất định về số câu, số chữ, niêm đối,…

– Nhưng thơ tự do lại khác thơ văn xuôi ở chỗ văn bản có phân dòng và xếp song song thành hàng, thành khổ như những đơn vị nhịp điệu, có thể có vần.

– Thơ tự do là thơ phân dòng nhưng không có thể thức nhất định và không quy định số lượng từ trong một câu, cũng như không cần có vần liên tục.

4

Văn thuyết minh

– Văn bản thuyết minh đã được các chủ thể lựa chọn và sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Văn bản cung cấp cho bạn đọc những kiến thức khách quan về những vấn đề, sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội

– Phạm vi sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày;

– Dẫn chứng trong văn bản thuyết minh cần chính xác, chặt chẽ và sinh động để truyền tải được hết ý của người viết đến với người đọc.

Bài tập 2 trang 90 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Liệt kê các văn bản có cốt truyện đa tuyến và văn bản có cốt truyện đơn tuyến đã học trong Ngữ văn 8, tập 2; nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai kiểu cốt truyện này vào bảng sau:

Văn bản

Đặc điểm

Cốt truyện đơn tuyến

Cốt truyện đa tuyến

 

 

Giống nhau

 

Khác nhau

 

 

Trả lời:

Văn bản

Đặc điểm

Cốt truyện đơn tuyến

Cốt truyện đa tuyến

Xe đêm, Lặng lẽ sa Pa, Những ngôi sao xa xôi

Chiếc lá cuối cùng, Mắt sói

Giống nhau

Đều có một nhân vật chính kể về một câu chuyện liên quan đến nhiều nhân vật khác.

Khác nhau

Một câu chuyện tuyến tính

Chuyện lồng trong chuyện

Bài tập 3 trang 90 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Điền thông tin về những dấu hiệu đặc trưng của thể thơ tự do, thơ lục bát, thơ bốn chữ, thơ năm chữ, thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt Đường luật vào bảng sau:

STT

Thể thơ

Dấu hiệu đặc trưng

1

Thơ tự do

 

2

Thơ lục bát

 

3

Thơ bốn chữ

 

4

Thơ năm chữ

 

5

Thơ thất ngôn bát cú Đường luật

 

6

Thơ tứ tuyệt Đường luật

 

Trả lời:

STT

Thể thơ

Dấu hiệu đặc trưng

1

Thơ tự do

Là thể thơ hiện đại, thể hiện được sự cái tôi và sự phá cách, sáng tạo của người thi sĩ. Trong một bài thơ tự do, số chữ trong câu, số câu trong một khổ và số lượng khổ thơ của toàn bài đều không bị giới hạn. Các quy luật về hiệp vần, bằng trắc cũng vô cùng linh hoạt, tùy theo cảm xúc và chủ ý của người viết.

2

Thơ lục bát

- Là một trong những thể thơ lâu đời nhất của dân tộc. Thơ được đặc trưng bởi các cặp thơ gồm một câu thơ 6 chữ và một câu thơ 8 chữ, được sắp xếp nối tiếp và xen kẽ với nhau. Thông thường câu lục sẽ mở đầu bài thơ và câu bát dùng để kết bài. Một bài thơ lục bát không giới hạn số lượng câu. Thể lục bát xuất hiện nhiều nhất là ở các bài đồng dao, ca dao hay trong lời mẹ ru.

- Luật bằng trắc trong thể lục bát được thể hiện như sau:

+ Câu 1, 3 và 5: Tự do về thanh

+ Câu 2, 4 và 6: Câu lục tuân theo luật B – T – B, câu bát tuân theo luật B – T – B – B

- Cách gieo vần của thể thơ lục bát vô cùng linh hoạt. Có thể gieo vần bằng ở tiếng cuối câu lục, và tiếng cuối này lại hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát nối tiếp. Sau đó tiếng cuối của câu bát này lại hiệp với tiếng cuối của câu lục tiếp theo… Cứ như vậy cho tới khi hết bài thơ.

3

Thơ bốn chữ

- Là thể thơ mà mỗi câu thơ gồm 4 chữ, trong bài không giới hạn số lượng câu.

- Luật bằng – trắc trong thể thơ này là: chữ thứ 2 và chữ thứ 4 có sự luân phiên T – B hoặc B – T

- Cách gieo vần: Thể thơ bốn chữ có cách gieo vần khá linh hoạt, có thể hiệp vần chéo, vần bằng, vần liền, vần chân, vần lưng…

4

Thơ năm chữ

Là thể thơ mà mỗi câu thơ gồm 5 chữ, trong bài số câu không bị giới hạn. Quy luật bằng trắc và cách gieo vần giống với thể thơ 4 chữ ở phía trên.

5

Thơ thất ngôn bát cú Đường luật

Thể thất ngôn bát cú đường luật (gồm 8 câu, mỗi câu có 7 chữ): Cấu trúc là 2 câu đầu (mở đề và vào đề), câu 3 và 4 (câu thực), câu 5 và 6 (câu luận), câu 7 và 8 (câu kết)

6

Thơ tứ tuyệt Đường luật

 Thơ đường luật là một thể thơ cổ bắt nguồn từ Trung Quốc. Khi được du nhập vào Việt Nam, ông cha ta đã có sự kế thừa những tinh hoa của thể thơ này và kết hợp với những yếu tố thuần Việt.

- Tính quy luật của thể thơ này vô cùng nghiêm ngặt và không thể bị phá vỡ. Số chữ trong một câu và số câu trong cả bài thơ sẽ quyết định quy luật của bài thơ

- Thể thất ngôn tứ tuyệt (gồm 4 câu, mỗi câu có 7 chữ).

Bài tập 4 trang 91 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Điền thông tin phù hợp về những kiến thức tiếng Việt được củng cố và kiến thức tiếng Việt mới trong các bài học kì II (nêu ví dụ minh họa cho từng nội dung kiến thức đã tóm tắt) vào bảng sau:

STT

Bài học

Kiến thức được củng cố

Kiến thức mới

1

Chân dung cuộc sống

 

 

2

Tin yêu và ước vọng

 

 

3

Nhà văn và trang viết

 

 

4

Hôm nay và ngày mai

 

 

Trả lời:

STT

Bài học

Kiến thức được củng cố

Kiến thức mới

1

Chân dung cuộc sống

- Cách nhận biết trợ từ

- Tác dụng của trợ từ

- Cách nhận biết thán từ

- Cách nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng

Hai loại thán từ chính

2

Tin yêu và ước vọng

- Cách nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng

- Từ đồng nghĩa, từ láy

- Sự khác nhau về ý nghĩa khi thay đổi cấu trúc câu

 

3

Nhà văn và trang viết

- Cách nhận biết thành phần biệt lập

- Các thành phần biệt lập và tác dụng, cách nhận biết

4

Hôm nay và ngày mai

- Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói

- Cách nhận biết các kiểu câu: câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể

- Câu phủ định và khẳng định

-  Cách nhận biết câu phủ định và câu khẳng định.

Bài tập 5 trang 92 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Điền thông tin về các kiểu bài viết, yêu cầu của từng kiểu bài và đề bài đã thực hành trong học kì 2 vào bảng sau:

Bài học

Kiểu bài viết

Yêu cầu của kiểu bài

Đề tài đã

thực hành viết

Chân dung cuộc sống

 

 

 

Tin yêu và ước vọng

 

 

 

Nhà văn và trang viết

 

 

 

Hôm nay và ngày mai

 

 

 

Sách - người bạn đồng hành

 

 

 

Trả lời:

Bài học

Kiểu bài viết

Yêu cầu của kiểu bài

Đề tài đã

thực hành viết

Chân dung cuộc sống

Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện)

- Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả) và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.

- Nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm.

- Nêu được chủ đề của tác phẩm.

- Chỉ ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm

(như cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ,…)

- Sử dụng các bằng chứng từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết.

- Nêu được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện.

 

Tin yêu và ước vọng

Tập làm một bài thơ tự do

- Gieo vần linh hoạt hoặc không có vần

- Nhịp thơ linh hoạt

- Hình ảnh sinh động

- Biện pháp tu từ đa dạng

- Từ ngữ đặc sắc

- Cảm xúc chân thực

- Nội dung, ý nghĩa sâu sắc.

 

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Giới thiệu được bài thơ, tác giả; nêu cảm nghĩ chung về bài thơ

- Nêu được cảm nghĩ về nội dung và nghệ thuật; nêu được tác dụng của thể thơ tự do trong việc

thể hiện mạch cảm xúc, tạo nên nét độc đáo của bài thơ

- Khái quát được cảm nghĩ về bài thơ

 

Nhà văn và trang viết

Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện)

- Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả) và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.

- Nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm

- Nêu được chủ đề của tác phẩm

- Chỉ ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm

(như cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ,…), tập trung vào một số yếu

tố nghệ thuật nổi bật nhất của tác phẩm.

- Sử dụng các bằng chứng từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết

- Nêu được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện

 

Hôm nay và ngày mai

Viết văn bản thuyết minh giải thích 1 hiện tượng tự nhiên

- Nêu được hiện tượng tự nhiên cần giải thích

- Nêu được các biểu hiện cơ bản của hiện tượng tự nhiên cần giải thích

- Trình bày được căn cứ xác đáng để giải thích hiện tượng tự nhiên đã chọn

- Nói rõ ảnh hưởng, tác động của hiện tượng tự nhiên đó đối với cuộc sống con người.

 

Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Nêu thông tin cô đọng, xác thực về người viết văn bản kiến nghị (cá nhân hay tập thể)

- Nêu khái quát về bối cảnh viết kiến nghị (thời điểm viết, nhu cầu viết,…)

- Trình bày rõ ràng về vấn đề được kiến nghị (sự việc, hiện tượng cần quan tâm, khắc phục; tác

động tiêu cực của sự việc, hiện tượng; ý nghĩa của việc xử lí, giải quyết sự việc, hiện tượng;…)

- Gợi ý, đề xuất các giải pháp cần thực hiện để khắc phục tác động không tích cực của sự việc,

hiện tượng

- Bày tỏ mong muốn vấn đề kiến nghị được cấp có thẩm quyền quan tâm, xử lí

 

Sách - người bạn đồng hành

Viết bài thuyết minh giới thiệu cuốn sách yêu thích

- Giới thiệu được thông tin cơ bản để nhận diện cuốn sách

- Trình bày được cách nhìn của tác giả về đời sống

- Nêu được những giá trị, đóng góp nổi bật hoặc những điểm mới, thú vị của cuốn sách

- Nhấn mạnh được những đặc điểm gợi hứng thú đối với việc đọc, tìm hiểu cuốn sách.

 

Viết một nhan đề và sáng tạo một tác phẩm mới

Viết một nhan đề và bắt đầu sáng tác một bài thơ hay tác phẩm truyện, tùy bút, tản văn,..

 

Bài tập 6 trang 93 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Điền thông tin về những đề tài nói và nghe mà em đã thực hiện trong học kì II vào bảng sau:

Bài học

Đề tài nói và nghe đã thực hiện

Nhận xét

Chân dung cuộc sống

Giới thiệu về một cuốn sách (truyện)

Đã hoàn thành bài giới thiệu

Tin yêu và ước vọng

Thảo luận ý kiến về một vấn đề đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học)

Đã hoàn thành cuộc thảo luận tốt đẹp

Nhà văn và trang viết

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (văn học trong đời sống hiện nay)

Đã hoàn thành bài nói trình bày ý kiến

Hôm nay và ngày mai

Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (tổ chức hợp lý nề nếp sinh hoạt của bản thân)

Đã hoàn thành cuộc thảo luận tốt đẹp

Sách - người bạn đồng hành

Giới thiệu về cuốn sách yêu thích hoặc trình bày tác phẩm của bản thân

Đã hoàn thành bài giới thiệu

Đề tài em có hứng thú và đã thực hiện thành công nhất:

..................................................................................................................................... Lí do:.....................................................................................................................

Trả lời:

Đề tài em có hứng thú và đã thực hiện thành công nhất: Giới thiệu về một cuốn sách.

Lí do: vì em rất thích đọc sách và yêu những giá trị được truyền tải thông qua những trang sách.

B. Luyện tập tổng hợp

Phiếu học tập số 1

Bài tập 1 trang 95 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc văn bản (trích Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và thực hiện các yêu cầu:

Khoanh tròn phương án đúng:

Câu 1

A

B

C

D

Câu 2

A

B

C

D

Câu 3

A

B

C

D

Câu 4

A

B

C

D

Câu 5

A

B

C

D

Câu 6

A

B

C

D

Điền nội dung phù hợp:

Câu 1:  Câu chuyện được kể trong đoạn trích có cốt truyện đơn tuyến hay đa tuyến?

Chọn:

Đơn tuyến □

Đa tuyến □

Lí do:........................................................................................................................

Câu 2: Qua lời kể của nhân vật “tôi”, em nhận thấy Tường có những đức tính đáng quý sau:

..........................................................................................................................

Các chi tiết cho thấy rõ những đức tình đó của nhân vật Tường:

.....................................................................................................................................

Câu 3: Theo em, điều ở câu chuyện Cóc tía khiến Tường đặc biệt yêu thích là ........

.............................................................. Việc Tường yêu thích câu chuyện Cóc tía cho thấy: ..................................................

Câu 4: Những chi tiết cho thấy cách hiểu và đánh giá của nhân vật “tôi” về câu chuyện Cóc tía:

.....................................................................................................................................

Cách hiểu và đánh giá đó của nhân vật “tôi” gợi cho em suy nghĩ: ............................

Câu 5: Trong câu chuyện của đoạn trích này, em yêu thích nhân vật: .......................

...................................................................................................................

Lí do: .........................................................................................................

Trả lời:

Khoanh tròn phương án đúng:

Câu 1

 

 

C

 

Câu 2

 

 

C

 

Câu 3

 

 

C

 

Câu 4

 

 

 

D

Câu 5

 

 

C

 

Câu 6

 

B

 

 

Điền nội dung phù hợp:

Câu 1:

Chọn:

Đơn tuyến □

Đa tuyến ☑

Lí do: Vì câu chuyện có tuyến truyện về “tôi” và Tường kết hợp và lồng ghép với tuyến truyện về chàng thư sinh, cóc tía, người bạn xấu, nàng công chúa.

Câu 2:

- Qua lời kể của nhân vật “tôi”, em nhận thấy Tường có những đức tính đáng quý là yêu thương anh trai, biết chia sẻ và ham học hỏi.

- Các chi tiết cho thấy rõ những đức tình đó của nhân vật Tường:

+ Tường vui vẻ gánh hết việc nặng nhẹ trong nhà để cho anh Hai học bài, không một lời oán than hay trách cứ.

+ Tường thường kể chuyện cho anh hai nghe.

+ Tường rất mê đọc sách.

Câu 3:

- Theo em, điều ở câu chuyện Cóc tía khiến Tường đặc biệt yêu thích là chi tiết chàng thư sinh làm bạn với cóc tía, hàng ngày cóc quanh quẩn bên chàng, đớp gọn những con muỗi bay vo ve khi chàng học bài.

- Việc Tường yêu thích câu chuyện Cóc tía cho thấy Tường là một cậu bé nhân hậu, sống tình cảm. Cậu sẵn sàng dành thời gian và không gian cho anh hai học bài, giống như cóc tía quẩn quanh bắt muỗi và giúp đỡ chàng thư sinh.

Câu 4:

Những chi tiết cho thấy cách hiểu và đánh giá của nhân vật “tôi” về câu chuyện Cóc tía:

- Chắc chắn chàng thư sinh này đọc sách giáo khoa để đi thi chứ chẳng phải đọc truyện như thằng Tường.

- Tôi không hiểu sao thằng Tường lại thích câu chuyện dở ẹc đó.

=> Cách hiểu và đánh giá đó của nhân vật “tôi” gợi cho em suy nghĩ rằng đây là một cậu bé có cái nhìn hơi phiến diện và chủ quan khi nghe câu chuyện Cóc tía. Cậu chỉ thấy được những sự việc nối tiếp mà không cảm nhận được tính nhân văn, bài học về tình bạn, lòng yêu thương, san sẻ lẫn nhau giữa các nhân vật ở trong truyện.

Câu 5:

Em yêu thích nhân vật Tường vì đây là một cậu bé nhân hậu, có tấm lòng sẻ chia và rất giàu lòng trắc ẩn. Cậu luôn nhường nhịn anh trai để anh có thể học tập tốt hơn, giỏi hơn mình. Tường cũng sẵn sàng làm hết việc nặng nhọc mà không hề oán than vì muốn tốt cho anh.

Bài tập 2 trang 96 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Từ câu chuyện về nhân vật “tôi” và Tường, về chàng thư sinh và người bạn xấu trong đoạn trích, viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về một phẩm chất tốt đẹp cần trau dồi hoặc một thói xấu đáng phê phán của con người.

Dàn ý cho bài viết:

Mở bài

 

Thân bài

Ý 1

 

Ý 2

 

Ý 3

 

Kết bài

 

Trả lời:

Mở bài

- Nêu vấn đề và khái quát quan điểm

+ Phẩm chất tốt đẹp: Lòng yêu thương

Thân bài

Ý 1

- Định nghĩa tình yêu thương

Ý 2

- Biểu hiện của tình yêu thương

Ý 3

- Phản đề: biểu hiện của những người không có lòng yêu thương

Kết bài

Kết luận lại vấn đề, khẳng định tầm quan trọng của lòng yêu thương.

Bài tập 3 trang 97 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Chọn một trong hai nội dung sau đây để chuẩn bị nội dung cho bài nói:

a. Ai cũng có thể có những thói xấu và sai lầm. Điều quan trọng là cần nhận thức được điều đó để sửa chữa.

b. Phê phán người khác thì dễ, tự biết mình để thay đổi những thói xấu của bản thân mới khó.

Một số nội dung chính cho bài nói:

...........................................................................................................

Trả lời:

a. Ai cũng có thể có những thói xấu và sai lầm. Điều quan trọng là cần nhận thức được điều đó để sửa chữa. Vậy thế nào là thói quen xấu và thế nào là thói quen tốt? Thói quen xấu là những hành động, việc làm không tốt gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất, tinh thần của con người. Thói quen xấu lâu dần ảnh hưởng đến tính cách, khiến người có nhiều thói quen xấu ngày càng phát triển theo hướng tiêu cực. Còn thói quen tốt là những hành động, việc làm mang tính tích cực đến sức khỏe, lối sống, tri thức của con người. Mỗi người cần rèn luyện cho bản thân những thói quen tốt dù là nhỏ nhất để giúp bản thân mình phát triển theo hướng tích cực hơn. Mỗi con người cần rèn luyện cho bản thân mình những thói quen tốt và bài trừ những thói quen xấu ra khỏi cuộc sống, xã hội. Biểu hiện của thói quen tốt ở việc chúng ta biết ăn uống đúng giờ, ngủ đủ giấc, sống ngăn nắp, gọn gàng, sống và làm việc theo thời gian biểu, sắp xếp công việc của mình một cách hợp lý. Người sống với những thói quen tốt sẽ hình thành tính kỷ luật, sự ngăn nắp, cuộc sống luôn sạch đẹp, hạn chế được những mệt mỏi, lo toan. Ngược lại, người có thói quen xấu thường xuyên ăn uống linh tinh, ngủ không đủ giấc, đồ đạc bừa bãi, vứt đồ tùy tiện, sống và làm việc theo cảm hứng, không có sự sắp xếp cuộc sống, uống rượu, hút thuốc,…Thói quen xấu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, bên cạnh đó, nó làm hình ảnh của ta xấu dần đi trong mắt người khác, lâu dần dẫn đến sa sút bản thân,… Để rèn luyện được thói quen tốt và bài trừ những thói quen xấu, trước hết mỗi người cần lên cho bản thân mình một thời gian biểu hợp lý, rèn luyện cho bản thân mình những lối sống lành mạnh, tích cực, cố gắng, trau dồi, phát triển bản thân mình theo chiều hướng tích cực. Mỗi chúng ta chỉ được sống có một lần, hãy trở thành một công dân tốt, rèn luyện cho bản thân những đức tính, thói quen tốt đẹp, tránh xa những điều xấu để trở nên hoàn thiện hơn mỗi ngày.

b. Phê phán người khác thì dễ, tự biết mình để thay đổi những thói xấu của bản thân mới khó. Mỗi con người sinh ra, đến với thế giới này đều có những giá trị đặc biệt. Giá trị đó là ở tự thân của mỗi người, giống như viên ngọc đang đợi được mài sáng vậy. Giá trị bản thân là những nội lực riêng biệt của mỗi người, được thể hiện qua bản chất năng lực, trí tuệ, hành động để đem đến thành công trong công việc, học tập, tạo lập vị thế, vai trò trong xã hội. Là con người, ai cũng có những ưu điểm lẫn khuyết điểm riêng, cũng không có ai có thể hoàn hảo. Bạn có thể có điểm mạnh về mặt này, nhưng cũng có thể có yếu điểm về mặt kia. Giá trị bản thân là của riêng bạn có, không thể sao chép hay vay mượn được từ người khác. Nó cũng không được dùng để so sánh giữa người này và người kia. Giá trị của bản thân không dựa trên công việc, ngành nghề mà bạn đang làm. Bạn là một công nhân, làm việc trong xưởng chế biến thực phẩm, giá trị con người bạn chính là nhân lực cung cấp thực phẩm cho thị trưởng. Đường phố sạch đẹp, xanh tươi và bầu không khí trong lành là công sức, vai trò của những công nhân vệ sinh môi trường. Đó là những giá trị thực, cần được nhìn nhận. Giá trị bản thân là lòng tốt, sự hi sinh và sẵn sàng giúp đỡ những người gặp nạn. Tạo nên giá trị bản thân là chính là sự cố gắng, nỗ lực của chính bản thân bạn. Có ai đó đã từng nói: Khi tôi là chính bản thân mình, tôi hạnh phúc và có kết quả tốt. Có rằng, thành công, quả ngọt và dấu ấn của bản thân bạn chỉ có thể do chính bạn quyết định trong hiện tượng và tương lai. Bên cạnh sự nỗ lực nội tại của bản thân, góp phần tạo nên giá trị của bạn còn có sự đóng góp của bố mẹ, những người xung quanh. Bạn không cần phải là đứa trẻ xuất sắc về mọi mặt, nhưng bạn vẫn là niềm tự hào, là nguồn động lực của bố mẹ. Đây chính là một phần giá trị con người bạn. Giá trị mỗi con người luôn được soi chiếu trên những trục giá trị chung của nhân loại, mà trong đó, trục giá trị mang ý nghĩa quyết định chính là nhân cách. Nghĩa là điều kiện tiên quyết để khẳng định giá trị là cách bạn nhìn nhận cuộc sống tích cực, biết yêu thương, chia sẻ và kính trọng. Biết được giá trị bản thân sẽ biết được điểm mạnh để phát huy, đồng thời, thẳng thắn nhìn nhận điểm yếu để biết cách khắc phục, hạn chế. Có như vậy mới giúp bạn đạt nhiều thành công trong cuộc sống.

Phiếu học tập số 2

Bài tập 1 trang 98 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc văn bản Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn (trích, Trần Đăng Khoa) và thực hiện các yêu cầu:

Khoanh tròn phương án đúng:

Câu 1

A

B

C

D

Câu 2

A

B

C

D

Câu 3

A

B

C

D

Câu 4

A

B

C

D

Câu 5

A

B

C

D

Câu 6

A

B

C

D

Điền nội dung phù hợp:

Câu 1: “Chúng tôi” trong đoạn thơ là .........................................................................

Câu 2: “Chúng tôi”, “cơn mưa” và “đảo Sinh Tồn” là những hình ảnh xuyên suốt mạch cảm xúc của đoạn thơ. Mạch cảm xúc đó được thể hiện trong các khổ thơ:

.....................................................................................................................................

Câu 3: Trong đoạn thơ, “đợi mưa” và “đảo Sinh Tồn” đều là những hình ảnh thực nhưng gợi liên tưởng đến những ý nghĩa rộng hơn. Đó có thể là những ý nghĩa:

......................................................................................................................................

Câu 4: Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong những dòng thơ: “Chúng tôi như hòn đá ngàn năm, đập trong trái tim người/ Như đá vững bền, như đá tốt tươi...

.....................................................................................................................................

Câu 5: Nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong từ sinh tồn:

.....................................................................................................................................

3 từ có các yếu tố Hán Việt cùng nghĩa với sinh hoặc tồn:

.....................................................................................................................................

Trả lời:

Khoanh tròn phương án đúng:

Câu 1

 

 

C

 

Câu 2

 

B

 

 

Câu 3

 

B

 

 

Câu 4

 

 

 

D

Câu 5

 

B

 

 

Câu 6

 

 

C

 

Điền nội dung phù hợp:

Câu 1:

“Chúng tôi” trong đoạn thơ là những người sống trên đảo Sinh Tồn.

Câu 2:

“Chúng tôi”, “cơn mưa” và “đảo Sinh Tồn” là những hình ảnh xuyên suốt mạch cảm xúc của đoạn thơ. Mạch cảm xúc đó được thể hiện đan xen giữa thực tại và mong ước của con người, qua đó thể hiện sức sống mãnh liệt của con người trước hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt, đồng thời cũng bày tỏ ước muốn được thấy mưa rơi trên đảo để cỏ cây hoa lá sẽ lại tốt tươi, điều kiện sống cũng bớt khó nhọc hơn.

Câu 3:

Trong đoạn thơ, “đợi mưa” và “đảo Sinh Tồn” đều là những hình ảnh thực nhưng gợi liên tưởng đến những ý nghĩa rộng hơn. Đó có thể là những ý nghĩa:

- “đợi mưa” tượng trưng cho niềm tin và hy vọng trong mỗi con người.

- “đảo Sinh Tồn” đại diện cho những khó khăn, trắc trở mà chúng ta có thể sẽ gặp phải trên đường đời. Trong hoàn cảnh khó khăn, con người cần có niềm tin và hy vọng để vươn lên không ngừng, tiếp tục sống và cống hiến giá trị cho đời.

Câu 4:

Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong những dòng thơ: “Chúng tôi như hòn đá ngàn năm, đập trong trái tim người/ Như đá vững bền, như đá tốt tươi...

- Hình ảnh khiến em liên tưởng đến những con người có ý chí mạnh mẽ và sức sống mãnh liệt. Trước thực tại khó khăn khắc nghiệt, những người lính không hề nản lòng thối chí mà vẫn luôn vững vàng như “hòn đá ngàn năm”, luôn “vững bền” và “tốt tươi”. Họ giữ trong tim niềm hy vọng vào ngày mai tươi sáng và luôn yêu mến hòn đảo nơi họ sinh sống, đợi ngày mưa đến để khao nhau bữa tiệc linh đình.

Câu 5:

Nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong từ sinh tồn:

- sinh: sống còn, sự sống, đời sống  => Ví dụ: sinh sôi, mưu sinh, sát sinh,...

- tồn: còn, còn sống, tồn tại => Ví dụ: tồn tại, tồn vong,...

Bài tập 2 trang 99 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Viết đoạn văn (khoảng 10 - 15 câu) trình bày cảm nghĩ của em về đoạn thơ ở phần Đọc (SGK, tr. 132).

Trả lời:

Bài thơ "Đợi mưa trên đảo sinh tồn" của Trần Đăng Khoa là một tác phẩm nghệ thuật đầy sức sống và ý nghĩa. Tác giả đã phác họa lên một bức tranh về sự sinh tồn trên một đảo hoang vắng, thể hiện rõ sự can đảm, kiên trì và nhân ái của con người trong những hoàn cảnh khắc nghiệt. Về nội dung, bài thơ lấy cảm hứng từ cuộc sống khắc nghiệt của những người dân đang sống trên một đảo xa xôi, cách bờ biển hàng trăm cây số. Họ phải đối mặt với những cơn bão, dòng nước lũ dữ, sự thiếu chất dinh dưỡng, những cơn đói khát gay gắt. Những ngày tháng ấy, con người chỉ còn biết cố gắng chờ đợi mưa để có thể sống sót. Từ đó, tác giả đã tái hiện lên hình ảnh của những người dân đang đứng chờ mưa cùng những bức tranh về sự gian khổ, tàn nhẫn và độc ác của cơn bão. Về nghệ thuật, bài thơ được viết kết hợp giữa thể loại tự sự và thơ ca. Tác giả đã sử dụng rất nhiều hình ảnh, từ ngữ tượng trưng và hàm ý để tạo dựng lên một cảnh quan sắc nét về cuộc sống trên đảo hoang. Từng cung bậc cảm xúc của những người dân được tái hiện một cách sống động và chân thực. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng nhiều phương tiện âm điệu như điệp ngữ, ngữ điệu và điệu nhạc để thổi vào bài thơ một hơi thở mới, tạo nên một không gian riêng biệt chỉ có trong trí tưởng tượng của người đọc. Tóm lại, bài thơ "Đợi mưa trên đảo sinh tồn" của Trần Đăng Khoa là một tác phẩm nghệ thuật đầy ấn tượng và ý nghĩa. Qua những hình ảnh sống động, từng dòng thơ tràn đầy xúc cảm, tác giả đã giúp ta nhìn nhận lại những điều tuyệt vời nhất của cuộc sống và sự quan tâm với đời sống của những người dân đang sinh sống trên đảo hoang vắng.

Bài tập 3 trang 99 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Chuẩn bị nội dung cho bài trình bày suy nghĩ của em về tình cảm, trách nhiệm của mỗi người đối với quê hương, đất nước.

Trả lời:

“Ôi đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu

Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo

Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương đầy gió bão

Chúng tôi như hòn đá ngàn năm, đập trong trái tim người

Như đá vững bền, như đá tốt tươi…”

Những câu thơ trên của Trần Đăng Khoa đã cho thấy sức sống mãnh liệt và tình yêu quê hương đất nước của những người lính sống trên đảo Sinh TỒn. Qua đó tác giả nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta hôm nay: Bất cứ thời đại nào, mỗi con người chúng ta nhất là thế hệ thanh niên cũng luôn phải ý thức vai trò trách nhiệm của mình đối với đất nước. Trước tiên thế hệ trẻ phải xác định tư tưởng, tình cảm, lí tưởng sống của mình: yêu quê hương đất nước, tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc; lao động, học tập để khẳng định bản lĩnh, tài năng cá nhân và phục vụ cống hiến cho đất nước, sẵn sàng có mặt khi Tổ Quốc cần. Thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu là xu thế hội nhập, khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ cao, vậy thế hệ trẻ cần phải học tập tích lũy tri thức để góp phần phát triển đất nước theo kịp thời đại, hội nhập với xu thế phát triển chung của quốc tế. Bên cạnh đó, phải rèn luyện sức khỏe để có khả năng cống hiến và bảo vệ đất nước. Đồng thời thanh niên cũng cần quan tâm theo dõi đến tình hình chung của đất nước, tỉnh táo trước hành động của mình không bị kẻ xấu lợi dụng. Về vấn đề chủ quyền biển đảo, thanh niên cần hưởng ứng và tích cực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi vi phạm xâm phạm chủ quyền biển, hải đảo thiêng liêng của Tổ Quốc, phải luôn có “trái tim nóng, cái đầu lạnh”.

Như vậy, xây dựng và bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm thiêng liêng của thanh niên nói riêng và của mỗi con người Việt Nam nói chung. Chúng ta cần ra sức học tập và rèn luyện để trở thành những công dân ưu tú nhất, đem sức trẻ và tài năng của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Tổ Quốc. Không bao giờ cho phép bản thân đầu hàng trước nghịch cảnh tai ương.

Xem thêm các bài Soạn Vở thực hành Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 6: Chân dung cuộc sống

Bài 7: Tin yêu và ước vọng

Bài 8: Nhà văn và trang viết

Bài 9: Hôm nay và ngày mai

Bài 10: Sách – người bạn đồng hành

Ôn tập học kì 2

Đánh giá

0

0 đánh giá