Luyện tập 1 trang 77 Toán 11 Tập 2 Kết nối tri thức | Giải bài tập Toán lớp 11

750

Với giải Luyện tập 1 trang 77 Toán 11 Tập 2 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 30: Công thức nhân xác suất cho hai biến cố độc lập giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 11 Bài 30: Công thức nhân xác suất cho hai biến cố độc lập

Luyện tập 1 trang 77 Toán 11 Tập 2: Các học sinh lớp 11D làm thí nghiệm gieo hai loại hạt giống A và B. Xác suất để hai loại hạt giống A và B nảy mầm tương ứng là 0,92 và 0,88. Giả sử việc nảy mầm của hạt A và hạt B là độc lập với nhau. Dùng sơ đồ hình cây tính xác suất để:

a) Hạt giống A nảy mầm còn hạt giống B không nảy mầm;

b) Hạt giống A không nảy mầm còn hạt giống B nảy mầm;

c) Ít nhất có một trong hai loại hạt giống nảy mầm

Lời giải:

Gọi A là biến cố “Hạt giống A nảy mầm”; B là biến cố “Hạt giống B nảy mầm”.

Các biến cố đối A¯ là biến cố “Hạt giống A không nảy mầm”; B¯ là “Hạt giống B không nảy mầm”.

Ta có:

P(A) = 0,92. Suy ra P(A¯) = 1 – 0,92 = 0,08.

P(B) = 0,88. Suy ra P(B¯) = 1 – 0,88 = 0,12.

Ta có sơ đồ hình cây như sau:

Luyện tập 1 trang 77 Toán 11 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 11

Ta có hai biến cố A và B độc lập.

a)

Biến cố: “Hạt giống A nảy mầm còn hạt giống B không nảy mầm” là biến cố AB¯.

Áp dụng công thức nhân xác suất, ta có:

P(AB¯) = P(A) . P(B¯) = 0,92 . 0,12 = 0,1104.

b)

Biến cố: “Hạt giống A không nảy mầm còn hạt giống B nảy mầm” là biến cố A¯ B.

Áp dụng công thức nhân xác suất, ta có:

P(A¯B) = P(A¯) . P(B) = 0,08 . 0,88 = 0,0704.

c)

Biến cố: “Có ít nhất một trong hai loại hạt giống nảy mầm” là biến cố A ∪ B.

Áp dụng công thức cộng xác suất và công thức nhân xác suất, ta có:

P(A ∪ B) = P(A) + P(B) – P(AB)

= P(A) + P(B) – P(A) . P(B)

= 0,92 + 0,88 – 0,92 . 0,88

= 0,9904.

Vậy P(A ∪ B) = 0,9904.

Đánh giá

0

0 đánh giá