Với giải HĐ3 trang 74 Toán 11 Tập 2 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 29: Công thức cộng xác suất giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Toán lớp 11 Bài 29: Công thức cộng xác suất
HĐ3 trang 74 Toán 11 Tập 2: Ở một trường trung học phổ thông X, có 19% học sinh học khá môn Ngữ văn, 32% học sinh học khá môn Toán, 7% học sinh học khá cả hai môn Ngữ văn và Toán. Chọn ngẫu nhiên một học sinh của trường X. Xét hai biến cố sau:
A: “Học sinh đó học khá môn Ngữ văn”;
B: “Học sinh đó học khá môn Toán”.
a) Hoàn thành các mệnh đề sau bằng cách tìm cụm từ thích hợp thay cho dấu “?”.
P(A) là tỉ lệ …(?)… P(AB) là tỉ lệ …(?)…
P(B) là …(?)… P(A∪ B) là …(?)…
b) Tại sao để tính P(A∪ B) ta không áp dụng được công thức P(A ∪ B) = P(A) + P(B)?
Lời giải:
a)
P(A) là tỉ lệ học sinh học khá môn Ngữ văn;
P(B) là tỉ lệ học sinh học khá môn Toán;
P(AB) là tỉ lệ học sinh học khá cả hai môn Ngữ văn và Toán;
P(A∪ B) là tỉ lệ học sinh học khá môn Ngữ văn hoặc học khá môn Toán.
b)
Để tính P(A∪ B) ta không áp dụng được công thức P(A∪ B) = P(A) + P(B) vì hai biến cố A và B không xung khắc, nếu học sinh được chọn nằm trong 7% học sinh học khá cả hai môn Ngữ văn và Toán thì cả A và B cùng xảy ra.
Xem thêm các lời giải bài tập Toán lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
HĐ1 trang 72 Toán 11 Tập 2: Gieo một con xúc xắc cân đối, đồng chất. Xét hai biến cố sau:....
Câu hỏi trang 72 Toán 11 Tập 2: Biến cố A và biến cố đối có xung khắc hay không ? Tại sao ?/....
HĐ2 trang 73 Toán 11 Tập 2: Trở lại tình huống trong HĐ1. Hãy tính P(A), P(B) và P(A∪ B)....
Vận dụng trang 75 Toán 11 Tập 2: Giải quyết bài toán trong tình huống mở đầu...
Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: