Giải SBT Hóa học 11 trang 100 Chân trời sáng tạo

186

Với lời giải SBT Hóa học 11 trang 100 chi tiết trong Bài 19: Carboxylic acid Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 11 Bài 19: Carboxylic acid

Bài 19.23 trang 100 Sách bài tập Hóa học 11: Ethyl acetate là chất lỏng, có mùi đặc trưng, được sản xuất ở quy mô lớn làm dung môi trong công nghiệp.

(a) Viết phương trình hoá học điều chế ethyl acetate bằng cách đun nóng hỗn hợp acetic acid với ethanol, xúc tác H2SO4 đặc.

(b) Sơ đồ thí nghiệm sau mô tả quá trình thực hiện phản ứng trên. Hãy cho biết vai trò của cốc nước lạnh trong thí nghiệm. Sau khi kết thúc phản ứng, ta thêm một ít nước vào ống nghiệm, lắc nhẹ thì có hiện tượng gì xảy ra?

(c) Để một nhà máy sản xuất được 1 000 L ethyl acetate mỗi ngày thì lượng thể tích (L) ethanol và acetic acid tiêu thụ tối thiểu là bao nhiêu? Biết rằng hao hụt trong quá trình sản xuất trên là 34%.

Cho khối lượng riêng (g/cm3) của ethyl acetate, ethanol và acetic acid lần lượt là: 0,902; 0,79; 1,049.

Lời giải:

a) Phương trình hoá học:

C2H5OH + CH3COOH H2SO4dac,t°CH3COOC2H5 + H2O

b) Vai trò của cốc nước lạnh: ethyl acetate sinh ra dưới dạng hơi nên cần làm lạnh bằng nước đá để ngưng tụ.

Sau khi kết thúc phản ứng ta thêm một ít nước vào ống nghiệm, lắc nhẹ thì trong ống nghiệm có chất lỏng không màu, mùi đặc trưng, không tan trong nước và nổi trên mặt nước.

c) nCH3COOC2H5=1000×103×0,90288=10250(mol)

Ethyl acetate là chất lỏng, có mùi đặc trưng, được sản xuất ở quy mô lớn làm dung môi

Theo đề bài, hao hụt của phản ứng là 34%, do đó, hiệu suất của phản ứng là 66%.

Ethyl acetate là chất lỏng, có mùi đặc trưng, được sản xuất ở quy mô lớn làm dung môi

Bài 19.24 trang 100 Sách bài tập Hóa học 11: Nhận biết 4 dung dịch mất nhãn sau: ethanol, acetaldehyde, ethyl acetate và acetic acid bằng phương pháp hoá học.

Lời giải:

Trích mẫu thử, dùng quỳ tím thử các mẫu, chỉ có CH3COOH làm quỳ tím hoá đỏ. Các mẫu thử còn lại (C2H5OH, CH3CHO, CH3COOC2H5) không làm quỳ tím đổi màu.

Dùng Na cho tác dụng với các mẫu còn lại, chỉ có C2H5OH cho sủi bọt khí H2, các mẫu thử còn lại (CH3CHO, CH3COOC2H5) không hiện tượng.

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

Hai mẫu còn lại thực hiện phản ứng tráng bạc, acetaldehyde có hiện tượng tráng bạc, ethyl acetate không có hiện tượng, mẫu còn lại là ethyl acetate.

CH3CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → CH3COONH4 + 2Ag↓ + 3NH3 + H2O

Hoặc có thể trình bày dưới dạng bảng. Trích mẫu thử, sử dụng các thuốc thử, kết quả thu được ở bảng sau:

Nhận biết 4 dung dịch mất nhãn sau: ethanol, acetaldehyde, ethyl acetate và acetic acid bằng phương pháp hoá học

Các phương trình hoá học:

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

CH3CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → CH3COONH4 + 2Ag↓ + 3NH3 + H2O

Bài 19.25 trang 100 Sách bài tập Hóa học 11: Viết 4 phương trình hoá học thực hiện sơ đồ chuyển hoá sau đây:

(X)(1) (Y)(2) (Z) (3) (T) (4) (Y)

Cho biết (X), (Y), (Z) và (T) là các chất hữu cơ, trong đó (Y) có nồng độ từ 2% đến 5% thì được gọi là giấm ăn.

Lời giải:

Dung dịch 2% - 5% của (Y) được gọi là giấm ăn (Y) là CH3COOH.

Chọn (X), (Y), (Z) và (T) lần lượt là CH3CH2OH, CH3COOH, (CH3COO)2Ba và CH3COONa. Ta có:

(1) C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O

(2) 2CH3COOH + Ba(OH)2 → (CH3COO)2Ba + 2H2O

(3) (CH3COO)2Ba + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2CH3COONa

(4) CH3COONa + HCl → CH3COOH + NaCl

Chú ý: Học sinh có thể đề xuất các phản ứng khác (nếu đúng) phù hợp với sơ đồ trên.

Bài 19.26 trang 100 Sách bài tập Hóa học 11: Hợp chất hữu cơ (X) có công thức phân tử là C4H6O2 nhưng chưa rõ công thức cấu tạo. Để tiến hành xác định công thức cấu tạo của chất, người ta đã thực nghiệm về tính chất của (X) thu được kết quả sau:

(X) làm quỳ tím chuyển màu đỏ;

- (X) làm mất màu nước bromine;

- Khi cho tác dụng với Na2CO3 tạo chất khí không màu.

(a) Tìm công thức cấu tạo có thể có của (X), gọi tên các đồng phân và cho biết cấu tạo nào có đồng phân hình học.

(b) Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

Lời giải:

a) (X) làm mất màu nước bromine nên (X) có chứa liên kết đôi trong phân tử. (X) làm quỳ tím chuyển màu đỏ, tạo chất khí không màu khi tác dụng với Na2CO3, vậy (X) là carboxylic acid.

Với công thức phân tử là C4H6O2 chứa liên kết đôi và mang nhóm chức carboxylic acid, các đồng phân có thể có của (X) là:

CH2=CH-CH2-COOH (1)

CH3CH=CH-COOH (2)

CH2=C(CH3)-COOH (3)

Trong đó (2) có đồng phân hình học (cis-, trans-).

Hợp chất hữu cơ (X) có công thức phân tử là C4H6O2 nhưng chưa rõ công thức cấu tạo

b) Các phương trình phản ứng:

- Đối với chất CH2=CH-CH2-COOH:

CH2=CH-CH2COOH + Br2 → CH2Br-CHBr-CH2COOH

2CH2=CH-CH2COOH + Na2CO3 → 2CH2=CH-CH2COONa + CO2↑ + H2O

- Đối với chất CH3CH=CH-COOH:

CH3CH=CH-COOH + Br2 → CH3CHBr-CHBr-COOH

2CH3CH=CH-COOH + Na2CO3 → 2CH3CH=CH-COONa + CO2↑ + H2O

- Đối với chất CH2=C(CH3)-COOH:

CH2=C(CH3)-COOH + Br2 → CH2Br-CBr(CH3)-COOH

2CH2=C(CH3)-COOH + Na2CO3 → 2CH2=C(CH3)-COONa + CO2↑ + H2O

Đánh giá

0

0 đánh giá