Giải SBT Hóa học 11 trang 99 Chân trời sáng tạo

237

Với lời giải SBT Hóa học 11 trang 99 chi tiết trong Bài 19: Carboxylic acid Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 11 Bài 19: Carboxylic acid

Bài 19.18 trang 99 Sách bài tập Hóa học 11: Hoàn thành sơ đồ sau với điều kiện đề phản ứng xảy ra, gọi tên của sản phẩm thu được:

Hoàn thành sơ đồ sau với điều kiện đề phản ứng xảy ra, gọi tên của sản phẩm thu được

Lời giải:

Hoàn thành sơ đồ sau với điều kiện đề phản ứng xảy ra, gọi tên của sản phẩm thu được

Bài 19.19 trang 99 Sách bài tập Hóa học 11: Cho enthalpy tạo thành tiêu chuẩn của các chất trong bảng sau.

Cho enthalpy tạo thành tiêu chuẩn của các chất trong bảng sau

(a) Viết phương trình đốt cháy hoàn toàn C6H6, C2H5OH và CH3COOH với hệ số nguyên tối giản.

b) Chất nào trong các chất trên có biến thiên enthalpy của phản ứng lớn hơn (ΔfH298o âm hơn).

c) Từ kết quả tính toán hãy so sánh biến thiên enthalpy của phản ứng khi đốt cháy cùng khối lượng C6H6, C2H5OH và CH3COOH.

Lời giải:

(a) Phương trình đốt cháy hoàn toàn các chất:

2C6H6(l) + 15O2(g) to 12CO2(g) + 6H2O(g) (1)

C2H5OH(l) + 3O2(g) to2CO2(g) + 3H2O(g) (2)

CH3COOH(l) + 2O2 to2CO2(g) + 3H2O(g) (3)

b) Biến thiên enthanpy của phản ứng:

C6H6(l) + 152 O2(g) to 6CO2(g) + 3H2O(g)

Cho enthalpy tạo thành tiêu chuẩn của các chất trong bảng sau

= 6 ×(-393,5) + 3×(-241,82) - 49,00 = -3 135,46 (kJ)

C2H5OH(l) + 3O2(g) to2CO2(g) + 3H2O(g)

Cho enthalpy tạo thành tiêu chuẩn của các chất trong bảng sau

= 2 ×(-393,5) + 3×(-241,82) – (-277,63) = -1 234,83 (kJ)

CH3COOH(l) + 2O2 to2CO2(g) + 3H2O(g)

Cho enthalpy tạo thành tiêu chuẩn của các chất trong bảng sau

= 2 ×(-393,5) + 3×(-241,82) – (-487,00) = -783,64 (kJ)

c) Biết MC6H6=78MC2H5OH=46MCH3COOH=60.

Xét khi đốt cháy cùng khối lượng là 78 gam thì

C6H6 ΔrH298o =-3 135,46 kJ;

C2H5OH có ΔrH298o = -2 093,84 kJ;

CH3COOH có ΔrH298o= -1 018,73 kJ.

Vậy khi đốt cháy cùng khối lượng thì biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy các chất theo thứ tự giảm dần C6H6, C2H5OH, CH3COOH.

Bài 19.20 trang 99 Sách bài tập Hóa học 11: Formic acid là một chất lỏng, mùi xốc mạnh và gây bỏng da, acid này được chưng cất lần đầu từ loài kiến lửa có tên là Formicarufa. Kiến khi cắn sẽ “tiêm” dung dịch chứa 50% thể tích formic acid vào da. Trung bình mỗi lần cắn, kiến có thể “tiêm” khoảng 6,0×103 cm3 dung dịch formic acid.

(a) Biết mỗi lần cắn, kiến “tiêm” 80% formic acid có trong cơ thể. Giả sử lượng formic acid trong các con kiến là bằng nhau. Hãy xác định thể tích formic acid tinh khiết có trong một con kiến.

(b) Để làm giảm lượng formic acid trong vết cắn, bác sĩ thường dùng thuốc có chứa thành phần là sodium hydrogencarbonate (NaHCO3). Hãy viết phương trình hoá học của phản ứng và tính khối lượng sodium hydrogencarbonate cần dùng để trung hoà hoàn toàn lượng formic acid từ vết kiến cắn (biết khối lượng riêng của formic acid là 1,22 g/cm3).

Lời giải:

a) Thể tích HCOOH có trong 1 con kiến:

VHCOOH = 6×10-3 ×5010010080=3,75×10-3 (cm3).

b) Phương trình hoá học của phản ứng:

HCOOH + NaHCO3 → HCOONa + CO2↑ + H2O

nHCOOH=6,0×103×0,5×1,2246=7,96×105(mol).

Theo phương trình hoá học: nNaHCO3=nHCOOH=7,96×105mol.

Khối lượng NaHCO3 cần dùng là:

mNaHCO3= 7,96×10-5×84 = 6,69×10-3 (g) = 6,69 (mg).

Bài 19.21 trang 99 Sách bài tập Hóa học 11: Giấm ăn được điều chế bằng cách lên men dung dịch ethanol loãng. Hãy tính khối lượng giấm ăn 5% thu được khi lên men 100 L ethanol 4°. Biết hiệu suất quá trình lên men là 80%, khối lượng riêng của ethanol nguyên chất là 0,79 g/mL.

Lời giải:

vethanol =4×100100 = 4 (L) = 4 000 (mL).

methanol = 0.79×4 000 = 3 160 (g).

Phản ứng lên men:

C2H5OH + O2 mengiam CH3COOH + H2O

Theo phản ứng: mgiấm ăn(LT)=3160×6046 4 121,74 (g).

Với hiệu suất 80% thì khối lượng thực tế thu được:

mgiấm ăn (TT) = mgiấm ăn(LT)×80%= 4 121,74× 80% = 3 297,39 (g).

Khối lượng giấm ăn 5%:

Mdd giấm ăn 5% = 3297,395%=65947,83(g)=65,95(kg)

Bài 19.22 trang 99 Sách bài tập Hóa học 11: Hè năm ngoái, An được bố mẹ cho về quê thăm ông bà nội. Trong vườn của ông bà có rất nhiều cây ăn quả. Một hôm, An treo lên cây hái quả, không may bị ong đốt. Bà của An đã dùng một ít vôi bôi vào chỗ ong đốt, vết thương đỡ bị sưng và giảm đau hơn. Em hãy giải thích tại sao bà của bạn An lại làm như vậy.

Lời giải:

Trong nọc ong có formic acid (HCOOH). Bà của An đã dùng một ít vôi bôi vào chỗ ong đốt để trung hoà acid HCOOH theo phương trình:

2HCOOH + Ca(OH)2 → (HCOO)2Ca + 2H2O

Khi formic acid được trung hoà thì vết thương đỡ bị sưng và giảm đau hơn.

Đánh giá

0

0 đánh giá