Giải SBT Hóa học 11 trang 7 Chân trời sáng tạo

192

Với lời giải SBT Hóa học 11 trang 7 chi tiết trong Bài 1: Khái niệm về cân bằng hóa học sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 11 Bài 1: Khái niệm về cân bằng hóa học

Bài 1.13 trang 7 SBT Hóa học 11: Hãy cho biết sự thay đổi áp suất có gây ra sự chuyển dịch cân bằng của mọi phản ứng thuận nghịch không. Giải thích.

Lời giải:

Sự thay đổi áp suất không gây ra sự chuyển dịch cân bằng của mọi phản ứng thuận nghịch. Vì sự thay đổi áp suất chỉ gây ra chuyển dịch cân bằng đối với hệ phản ứng có chất khí và số mol chất khí ở hai vế của phương trình là khác nhau.

Bài 1.14 trang 7 SBT Hóa học 11: Dựa vào giá trị hằng số cân bằng của các phản ứng dưới đây, hãy cho biết phản ứng nào có hiệu suất cao nhất và phản ứng nào có hiệu suất thấp nhất.

(a)N2O4(g)2NO2(g)KC=0,2(b)H2(g)+I2(g)2HI(g)KC=50(c)CO2(g)+H2(g)CO(g)+H2O(g)KC=0,659

Lời giải:

Ta có KC(b)>KC(c)>KC(a)

=> Phản ứng thuận trong phản ứng (b) diễn ra thuận lợi nhất, phản ứng thuận của phản ứng (a) diễn ra không thuận lợi. Do đó, phản ứng (b) có hiệu suất cao nhất, phản ứng (a) có hiệu suất thấp nhất.

Bài 1.15 trang 7 SBT Hóa học 11: Cho vào bình kín (dung tích 1 L) 1 mol H2 và 1 mol I2, sau đó thực hiện phản ứng ở 350 °C – 500 °C theo phương trình hoá học sau:

H2(g)+I2(g)2HI(g)

Lời giải:       

                          H2(g)+I2(g)2HI(g)

Ban đầu (mol):        1                   1                     0

Phản ứng (mol):   0,78 ←         0,78 ←                 1,56

Cân bằng (mol):   0,22              0,22                     1,56

Giải SBT Hóa 11 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Khái niệm về cân bằng hóa học (ảnh 1)

KC=[HI]2[H2][I2]=1,5620,220,2250,28

Bài 1.16 trang 7 SBT Hóa học 11: Bromine chloride phân huỷ tạo thành bromine và chlorine theo phương trình hoá học sau:

2BrCl(g)Br2(g)+Cl2(g)

Ở nhiệt độ xác định, hằng số cân bằng của phản ứng trên có giá trị là 11,1. Giả sử BrCl được cho vào vào bình kín có dung tích 1 L. Kết quả phân tích cho biết hỗn hợp phản ứng ở trạng thái cân bằng có 4 mol Cl2. Tính nồng độ mol của BrCl ở trạng thái cân bằng.

Lời giải:

                                             2BrCl(g)Br2(g)+Cl2(g)

Ở trạng thái cân bằng (mol):       4 ←       4

Ta có:

nBr2=nCl2=4(mol)

[Br2]=[Cl2]=41=4(M)

Ta có:             KC = 11,1

[Br2][Cl2][BrCl]2=11,14.4[BrCl]2=11,1[BrCl]=4.411,11,2(M)

Bài 1.17 trang 7 SBT Hóa học 11: Trong dung dịch muối Fe3+ tồn tại cân bằng hoá học sau:

Fe3++3H2OFe(OH)3+3H+

Trong phòng thí nghiệm, để bảo quản dung dịch Fe3+, người ta thường thêm vào bình đựng vài giọt dung dịch acid HCl hoặc H2SO4 loãng. Giải thích.

Lời giải:

Trong dung dịch muối Fe3+ tồn tại cân bằng hoá học sau:

Fe3++3H2OFe(OH)3+3H+

Khi nhỏ thêm vài giọt dung dịch acid HCl hoặc H2SO4 loãng, nồng độ H+ tăng, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. Hạn chế được sự tạo thành Fe(OH)3, dung dịch muối Fe3+ được bảo quản tốt hơn.

Bài 1.18* trang 7 SBT Hóa học 11: Phản ứng tổng hợp 3-methylbutyl acetate (isoamyl acetate) trong phòng thí nghiệm từ acetic acid và 3-methylbutan-1-ol (isoamyl alcohol) với xúc tác dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng xảy ra theo phương trình hoá học sau:

CH3COOH+(CH3)2CHCH2CH2OHCH3COOCH2CH2CH(CH3)2+H2O

Lời giải:

Dung dịch H2SO4 đặc có tính háu nước, do đó dung dịch H2SO4 đặc hút nước trong phản ứng, làm cân bằng chuyển dịch theo chiều tạo nước (chiều thuận), từ đó hiệu suất của phản ứng được nâng cao.

Đánh giá

0

0 đánh giá