Giải SBT Hóa học 11 trang 6 Chân trời sáng tạo

112

Với lời giải SBT Hóa học 11 trang 6 chi tiết trong Bài 1: Khái niệm về cân bằng hóa học sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 11 Bài 1: Khái niệm về cân bằng hóa học

Bài 1.6 trang 6 SBT Hóa học 11: Trong quy trình sản xuất sulfuric acid (H2SO4) có giai đoạn dùng dung dịch H2SO4 98% hấp thụ sulfur trioxide (SO2) thu được oleum (H2SO4.nSO3). Sulfur trioxide được tạo thành bằng cách oxi hoá sulfur dioxide bằng oxygen hoặc lượng dư không khí ở nhiệt độ 450 °C – 500 °C, chất xúc tác vanadium(V) oxide (V2O5) theo phương trình hoá học:

2SO2(g)+O2(g)2SO3(g)  ΔrH2980=198,4kJ

Cân bằng hoá học sẽ chuyển dịch theo chiều nào khi

a) tăng nhiệt độ của hệ phản ứng?

b) tăng nồng độ của khí SO2?

c) tăng nồng độ của khí O2?

d) dùng dung dịch H2SO4 98% hấp thụ SO3 sinh ra?

Giải thích.

Lời giải:

a) Khi tăng nhiệt độ của hệ phản ứng, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nhiệt độ của hệ phản ứng, tức cân bằng chuyển dịch theo chiều thu nhiệt (chiều nghịch).

b) Khi tăng nồng độ khí SO2, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm lượng khí SO2, tức cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

c) Khi tăng nồng độ khí O2, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm lượng khí O2, tức cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

d) Khi dùng dung dịch H2SO4 98% hấp thụ SO3 sinh ra, làm cho nồng độ khí SO3 giảm, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng lượng khí SO3, tức cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

Bài 1.7 trang 6 SBT Hóa học 11: 2SO2(g)+O2(g)2SO3(g)  ΔrH2980=198,4kJ

Viết biểu thức tính hằng số cân bằng KC của phản ứng trên.

Lời giải:

Hằng số cân bằng:KC=[SO3]2[O2][SO2]2

Bài 1.8 trang 6 SBT Hóa học 11:  2SO2(g)+O2(g)2SO3(g)  ΔrH2980=198,4kJ

Nồng độ ban đầu của SO2 và O2 tương ứng là 4 M và 2 M. Tính hằng số cân bằng của phản ứng, biết rằng khi đạt trạng thái cân bằng đã có 80% SO2 đã phản ứng.

Lời giải:

Nồng độ SO2 đã phản ứng: 480%=3,2(M)

                          2SO2(g)+O2(g)2SO3(g)

Ban đầu (M):          4               2                                      0

Phản ứng (M):      3,2  →      1,6                              → 3,2

Cân bằng (M):       0,8            0,4                                   3,2KC=[SO3]2[O2][SO2]2=3,220,40,82=40

Bài 1.9 trang 6 SBT Hóa học 11:  2SO2(g)+O2(g)2SO3(g)  ΔrH2980=198,4kJ

Để có 90% SO2 đã phản ứng khi hệ đạt trạng thái cân bằng thì lúc đầu cần lấy lượng O2 là bao nhiêu? Biết nồng độ ban đầu của SO2 là 4 M.

Lời giải:

Gọi x (M) là nồng độ ban đầu của O2.

Nồng độ SO2 đã phản ứng:

                              2SO2(g)+O2(g)2SO3(g)   

Ban đầu (M):          4               x                                      0

Phản ứng (M):      3,6  →      1,8                              → 3,6

Cân bằng (M):       0,4         x – 1,8                                3,6

Ta có: KC = 40

[SO3]2[O2][SO2]2=403,62(x1,8)0,42=40x=3,825(M)

Bài 1.10 trang 6 SBT Hóa học 11:  2SO2(g)+O2(g)2SO3(g)  ΔrH2980=198,4kJ

Nếu tăng áp suất của hệ phản ứng và giữ nhiệt độ không đổi thì cân bằng của hệ sẽ chuyển dịch theo chiều nào?

Lời giải:

Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận vì:

Khi tăng áp suất của hệ phản ứng, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm áp suất của hệ, tức là chiều làm giảm số mol khí của hệ (chiều thuận).

Bài 1.11 trang 6 SBT Hóa học 11:  2SO2(g)+O2(g)2SO3(g)  ΔrH2980=198,4kJ

Cho các biện pháp: (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ nhiệt độ, (4) dùng thêm chất xúc tác V2O5, (5) giảm nồng độ SO3, (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận?

A. (1), (2), (4), (5).   

B. (2), (3), (5).

C. (2), (3), (4), (6). 

D. (1), (2), (4).

Lời giải:

Các tác động vào cân bằng 

Chiều chuyển dịch của cân bằng

(1) tăng nhiệt độ

Nghịch.

(2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng

Thuận.

(3) hạ nhiệt độ

Thuận.

(4) dùng thêm chất xúc tác V2O5

Không làm chuyển dịch cân bằng.

(5) giảm nồng độ SO3

Thuận.

(6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng

Nghịch.

Những biện pháp làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận: (2), (3), (5).

→ Chọn B.

Bài 1.12 trang 6 SBT Hóa học 11: Khi hoà tan khi chlorine vào nước tạo thành dung dịch có màu vàng lục nhạt gọi là nước chlorine. Trong nước chlorine xảy ra cân bằng hoá học sau:

Cl2+H2OHClO+HCl

Acid HClO sinh ra không bền, dễ bị phân huỷ theo phản ứng:

HClOHCl+O

Nước chlorine sẽ nhạt màu dần theo thời gian, không bảo quản được lâu. Vận dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng hoá học, hãy giải thích hiện tượng trên.

Lời giải:

Vì HClO không bền, dễ bị phân hủy, nồng độ HClO giảm nên cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm tăng nồng độ HClO – cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận (phản ứng giữa chlorine và nước). Phản ứng thuận xảy ra, chlorine phản ứng đến hết làm nước chlorine nhạt màu dần theo thời gian, không bảo quản được lâu.

Đánh giá

0

0 đánh giá