Giải SBT Toán 8 trang 20 Tập 2 Cánh diều

1.2 K

Với lời giải SBT Toán 8 trang 20 Tập 2 Bài 3: Phân tích và xử lí dữ liệu thu được ở dạng bảng, biểu đồ sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán 8 Bài 3: Phân tích và xử lí dữ liệu thu được ở dạng bảng, biểu đồ

Bài 11 trang 20 SBT Toán 8 Tập 2: Biểu đồ đoạn thẳng ở Hình 30 biểu diễn tổng đóng góp GDP (tỉ đô la Mỹ) ở các lĩnh vực kinh tế (Dịch vụ, Nông nghiệp, Công nghiệp và Xây dựng) của Việt Nam từ năm 2014 đến năm 2019.

Biểu đồ đoạn thẳng ở Hình 30 biểu diễn tổng đóng góp GDP (tỉ đô la Mỹ)

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Hình 30

a) Dựa vào các dữ liệu đó, hãy cho biết GDP của năm cao nhất hơn GDP của năm thấp nhất là bao nhiêu tỉ đô la Mỹ.

b) Theo dự báo của IMF, đến năm 2025, Việt Nam sẽ vươn lên đứng thứ ba Đông Nam Á về quy mô kinh tế với GDP 571,1 tỉ đô la Mỹ. Hỏi GDP dự báo của IMF năm 2025 gấp bao nhiêu lần so với GDP ở năm 2014 (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)?

c) Nêu một số giải pháp mà chính phủ đã đề xuất và thực hiện để đến năm 2025, Việt Nam vươn lên đứng thứ ba Đông Nam Á về quy mô kinh tế với GDP 571,1 tỉ đô la Mỹ.

Lời giải:

a) Dựa vào các dữ liệu đó, ta thấy GDP của năm 2019 là cao nhất với 261 (tỉ đô la Mỹ); GDP của năm 2014 là thấp nhất với 186,2 (tỉ đô la Mỹ) .

Vậy GDP của năm cao nhất hơn GDP của năm thấp nhất là:

261 ‒ 186,2 = 74,8 (tỉ đô la Mỹ).

b) Năm 2014, GDP của Việt Nam đạt 186,2 đô la Mỹ.

Vậy GDP dự báo của IMF năm 2025 gấp số lần so với GDP ở năm 2014 là: 571,1186,23,1.

c) Một số giải pháp mà chính phủ đã đề xuất và thực hiện để đến năm 2025, Việt Nam vươn lên đứng thứ ba Đông Nam Á về quy mô kinh tế với GDP 571,1 tỉ đô la Mỹ là:

Thứ nhất, kiên định, nhất quán và bám sát quan điểm, mục tiêu, định hướng chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước.

Thứ hai, lấy đổi mới, cải cách, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập và thực thi pháp luật hiệu lực, hiệu quả là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển đất nước.

Thứ ba, tập trung hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông; đẩy nhanh tiến độ một số công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, có tính liên vùng và hạ tầng đô thị lớn, nhất là dự án cao tốc Bắc – Nam phía đông, vành đai 4 Thành phố Hà Nội, vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, các dự án quan trọng, động lực về sân bay, đường sắt, đường thủy... các dự án hạ tầng chuyển đổi số, năng lượng, thương mại, văn hóa, xã hội, nông nghiệp, nông thôn, thích ứng với biến đổi khí hậu... để tăng cường kết nối, giải tỏa các điểm nghẽn, giảm chi phí vận tải, logistics, từng bước đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo dựng các hành lang kinh tế, không gian phát triển mới.

Thứ tư, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển; chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phong trào khởi nghiệp; lấy giá trị văn hoá, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững. Mọi chính sách của Đảng, Nhà nước đều phải hướng vào nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc của nhân dân.

Thứ năm, phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, coi đây là nhân tố quyết định để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, trong đó đẩy nhanh việc thành lập các trung tâm khởi nghiệp sáng tạo quốc gia; tăng cường liên kết các mạng lưới đổi mới sáng tạo trong và ngoài nước.

Thứ sáu, triển khai thực hiện tốt 06 Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng; ban hành quy chế phối hợp, thể chế liên kết vùng giai đoạn 2021 – 2030 nhằm phát triển đồng bộ, tạo sự liên kết giữa các vùng, gắn với liên kết các khu vực kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh; xây dựng bộ máy vùng có đủ thẩm quyền, năng lực và nguồn lực để thực hiện hiệu quả vai trò chỉ đạo, điều phối liên kết vùng sớm tạo ra các vùng động lực mới, cực tăng trưởng mới.

Thứ bảy, thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội trong năm 2023 để tiếp tục tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng; bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế...

Thứ tám, chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; gắn kết chặt chẽ, hài hoà giữa phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường; giữ vững an ninh chính trị; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Bài 12 trang 20 SBT Toán 8 Tập 2: Một trường đại học có 1 200 sinh viên. Biểu đồ quạt tròn ở Hình 31 thống kê tỉ lệ phần trăm các loại phương tiện được sử dụng để đến trường của sinh viên.

Một trường đại học có 1 200 sinh viên. Biểu đồ quạt tròn ở Hình 31 thống kê

Hình 31

a) Lập bảng thống kê số sinh viên sử dụng các phương tiện để đến trường theo mẫu sau:

Phương tiện

Xe buýt

Xe máy

Xe đạp

Đi bộ

Số sinh viên

?

?

?

?

b) Công ty bảo vệ A đã trông giữ xe cho sinh viên nhà trường với giá một tháng là 30 000 đồng/chiếc xe máy và 15 000 đồng/chiếc xe đạp. Tính số tiền một tháng nhà trường phải trả cho công ty A.

Lời giải:

a) Ta có:

Số sinh viên sử dụng xe buýt là: 1 200 . 45% = 540 (sinh viên);

Số sinh viên sử dụng xe máy là: 1 200 . 30% = 360 (sinh viên);

Số sinh viên sử dụng xe đạp là: 1 200 . 15% = 180 (sinh viên);

Số sinh viên đi bộ là: 1 200 . 10% = 120 (sinh viên).

Vậy bảng thống kê số sinh viên sử dụng các phương tiện để đến trường là:

Phương tiện

Xe buýt

Xe máy

Xe đạp

Đi bộ

Số sinh viên

540

360

180

120

b) Số tiền một tháng nhà trường phải trả cho công ty A là:

360 . 30 000 + 180 . 15 000 = 13 500 000 (đồng).

Đánh giá

0

0 đánh giá