Giải SBT Toán 7 trang 94 Tập 1 Cánh diều

4 K

Với lời giải SBT Toán 7 trang 94 Tập 1 chi tiết trong Bài tập cuối chương 3 sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán lớp 7 Bài tập cuối chương 3

Bài 16 trang 94 SBT Toán 7 Tập 1Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng? A. Hình lăng trụ đứng tứ giác có 6 mặt, 8 đỉnh, 8 cạnh;

B. Hình lăng trụ đứng tứ giác có 4 mặt, 6 đỉnh, 8 cạnh;

C. Hình lăng trụ đứng tứ giác có 4 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh;

D. Hình lăng trụ đứng tứ giác có 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh.

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 3 - Cánh diều (ảnh 1)

Hình lăng trụ đứng tứ giác có 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh.

Vậy ta chọn phương án D.

Bài 17 trang 94 SBT Toán 7 Tập 1Một hình lập phương có thể tích là 125 m3. Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là:

A. 125 m2;

B. 500 m2;

C. 150 m2;

D. 100 m2.

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Thể tích của hình lập phương có độ dài cạnh là d (m) (d > 0) là: d3 (m3).

Mà theo bài thể tích của hình lập phương này bằng 125 m3

Do đó d3 = 125

Hay d3 = 53

Suy ra d = 5 (m).

Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là:

4.52 = 100 (m2).

Vậy ta chọn phương án D.

Bài 18 trang 94 SBT Toán 7 Tập 1: Một bể rỗng không chứa nước có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài là 2,4 m, chiều rộng là 1,5 m, chiều cao là 1 m. Người ta sử dụng một máy bơm nước có công suất 30 l/phút để bơm đầy bể đó. Số giờ để bể đó đầy nước là:

A. 133 giờ;

B. 120 giờ;

C. 2 giờ;

D. 4918 giờ.

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Thể tích của bể chính là thể tích của hình hộp chữ nhật với chiều dài là 2,4 m, chiều rộng là 1,5 m, chiều cao là 1 m.

Do đó thể tích của bể đó là:

2,4.1,5.1 = 3,6 (m3) = 3 600 (l).

Người ta sử dụng một máy bơm nước có công suất 30 l/phút để bơm đây bể đó nên cứ một phút bể bơm được 30 lít nước.

Thời gian để bể đầy nước là:

3 600 : 30 = 120 (phút) = 2 (giờ).

Vậy sau 2 giờ thì bể đầy nước.

Ta chọn phương án C.

Bài 19 trang 94 SBT Toán 7 Tập 1: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ với các kích thước AB = 20 cm, BC = 15 cm, CC’ = 12 cm (Hình 22).

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 3 - Cánh diều (ảnh 1)

Tỉ số diện tích xung quanh và tổng diện tích hai đáy của hình hộp chữ nhật đó là:

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 3 - Cánh diều (ảnh 1)

 

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:

2.(20 + 15).12 = 840 (cm2).

Diện tích hai mặt đáy của hình hộp chữ nhật là:

2.20.15 = 600 (cm2).

Tỉ số diện tích xung quanh và tổng diện tích hai đáy của hình hộp chữ nhật đó là:

840600=75.

Vậy ta chọn phương án B.

Bài 20 trang 94 SBT Toán 7 Tập 1Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật bằng một nửa tổng diện tích các mặt.

b) Thể tích của hình hộp chữ nhật bằng tích chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao.

c) Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích của một mặt nhân với 6.

d) Thể tích của hình lập phương bằng tích của cạnh nhân cạnh rồi nhân với cạnh.

Lời giải

a) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật bằng một nửa tổng diện tích các mặt là phát biểu sai.

b) Thể tích của hình hộp chữ nhật bằng tích chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao là phát biểu đúng.

c) Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích của một mặt nhân với 6 là phát biểu sai vì diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích của một mặt nhân với 4.

d) Thể tích của hình lập phương bằng tích của cạnh nhân cạnh rồi nhân với cạnh là phát biểu đúng.

Vậy trong các phát biểu trên, phát biểu đúng là b, d; phát biểu sau là a, c.

Bài 21 trang 94, 95 SBT Toán 7 Tập 1:

a) Một hình lập phương có thể tích là 216 dm3. Tính diện tích xung quanh của hình lập phương đó.

b) Hình hộp chữ nhật thứ nhất có các kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao lần lượt bằng a (m), b (m), c (m). Hình hộp chữ nhật thứ hai có các kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao lần lượt bằng 3a (m), 2b (m), 4c (m). Tính tỉ số giữa thể tích của hình hộp chữ nhật thứ hai và thể tích của hình hộp chữ nhật thứ nhất.

Lời giải

a) Gọi d (dm) là độ dài cạnh của hình lập phương (d > 0).

Khi đó thể tích của hình lập phương là d3 (dm3).

Theo bài thể tích của hình lập phương là 216 dm3 nên ta có:

d3 = 216

Hay d3 = 63

Suy ra d = 6.

Diện tích xung quanh của hình lập phương là:

4.62 = 144 (dm2).

Vậy diện tích xung quanh của hình lập phương là 144 dm2.

b) Thể tích hình hộp chữ nhật thứ nhất là: abc (m3).

Thể tích hình hộp chữ nhật thứ hai là: 3a . 2b . 4c = 24abc (m3).

Tỉ số giữa thể tích của hình hộp chữ nhật thứ hai và thể tích của hình hộp chữ nhật thứ nhất là: (24abc) : (abc) = 24.

Vậy tỉ số giữa thể tích của hình hộp chữ nhật thứ hai và thể tích của hình hộp chữ nhật thứ nhất bằng 24.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Toán 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giải SBT Toán 7 trang 95 Tập 1

Đánh giá

0

0 đánh giá