Giải SBT Toán 8 trang 35 Tập 2 Kết nối tri thức

465

Với lời giải SBT Toán 8 trang 35 Tập 2 Bài tập cuối chương 7 trang 35 sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán 8 Bài tập cuối chương 7 trang 35

Câu 1 trang 35 SBT Toán 8 Tập 2: Phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất một ẩn ?

A. 0x + 1 = 0;

B. x – 1 = x + 2;

C. 3x2 + 2 = 0;

D. –3x = 2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Đáp án A không phải phương trình bậc nhất một ẩn vì hệ số của x là 0.

Đáp án B không phải phương trình bậc nhất một ẩn vì:

x – 1 = x + 2

0 = 3

Đáp án C không phải phương trình bậc nhất một ẩn vì x có bậc là 2.

Đáp án D là phương trình bậc nhất một ẩn.

Câu 2 trang 35 SBT Toán 8 Tập 2: Tập nghiệm S của phương trình 3(x + 1) – (x – 2) = 7 – 2x là:

A. S = {0};

B. S = 12;

C. S = ∅;

D. S = ℝ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Ta có:

3(x + 1) – (x – 2) = 7 – 2x

3x + 3 – x + 2 = 7 – 2x

3x – x + 2x = 7 – 3 – 2

4x = 2

x =12

Vậy tập nghiệm của phương trình là: S = 12 .

Câu 3 trang 35 SBT Toán 8 Tập 2: Hàm số nào sau đây là hàm số bậc nhất ?

A. y = 0x + 3;

B. y = 2x2 + 5;

C. y = –x;

D. y = 0.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Hàm số y = 0x + 3 có hệ số của x là 0 nên không là hàm số bậc nhất.

Hàm số y = 2x2 + 5 là không là hàm số bậc nhất vì bậc của x là 2.

Hàm số y = –x là hàm số bậc nhất.

Hàm số y = 0 là hàm số hằng.

Câu 4 trang 35 SBT Toán 8 Tập 2: Phương trình đường thẳng có hệ số góc –2 và đi qua điểm (1; 3) là

A. y = –2x + 3;

B. y = –2x + 1;

C. y = –2x + 4;

D. y = –2x + 5;

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Gọi phương trình đường thẳng cần tìm là: y = ax + b.

Phương trình đường thẳng có hệ số góc –2 nên a = –2.

Đường thẳng đi qua điểm (1; 3) nên ta có:

3 = –2 . 1 + b

3 = –2 + b

b = 5

Vậy phương trình đường thẳng cần tìm là: y = –2x + 5.

Câu 5 trang 35 SBT Toán 8 Tập 2: Hệ số góc của đường thẳng y=14x2

A. –4.

B. 1.

C. 12.

D. –2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Ta có y=14x2=1242x=2x+12.

Do đó, hệ số góc là –2.

Câu 6 trang 35 SBT Toán 8 Tập 2: Giá trị m để đường thẳng y = (m – 1)x + 3 (m ≠ 1) song song với đường thẳng y = x là

A. m = 2;

B. m = 1;

C. m = 0;

D. Không có giá trị của m.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Đường thẳng y = (m – 1)x + 3 (m ≠ 1) song song với y = x khi và chỉ khi:

m – 1 = 1

m = 2 (thỏa mãn).

Câu 7 trang 35 SBT Toán 8 Tập 2: Hàm số bậc nhất có đồ thị là đường thẳng song song với đường thẳng y = –x + 2 và cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 1 là

A. y = x + 1;

B. y = –x + 1;

C. y = 1;

D. Không có hàm số nào.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Gọi hàm số cần tìm là: y = ax + b (a ≠ 0).

Đồ thị hàm số là đường thẳng song song với đường thẳng y = –x + 2 nên a = –1 và b ≠ 2.

Đường thẳng cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 1 nên đi qua điểm (0; 1) nên ta có:

1 = –0 + b

b = 1 (thỏa mãn)

Vậy hàm số cần tìm là: y = –x + 1.

Câu 8 trang 35 SBT Toán 8 Tập 2: Hàm số bậc nhất có đồ thị là đường thẳng song song với đường thẳng y = –2x và đi qua điểm A(1; –1) là

A. y = 2x + 1;

B. y = –2x + 1;

C. y = 1;

D. Không có hàm số nào.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Gọi hàm số cần tìm là: y = ax + b (a ≠ 0).

Đồ thị hàm số là đường thẳng song song với đường thẳng y = –2x nên a = –2 và b ≠ 0.

Đường thẳng qua điểm (1; –1) nên ta có:

–1 = –2 . 1 + b

b = 1 (thỏa mãn)

Vậy hàm số cần tìm là: y = –2x + 1.

Câu 9 trang 35 SBT Toán 8 Tập 2: Giá trị m để phương trình (m – 2)x + 4 – m^2 = 0 có vô số nghiệm là

A. m ≠ 2;

B. m = –2;

C. m = 0;

D. m = 2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Ta có:

(m – 2)x + 4 – m2 = 0

(m – 2)x = m2 – 4

Để phương trình có vô số nghiệm thì m – 2 = m2 – 4 = 0 hay m = 2.

Câu 10 trang 35 SBT Toán 8 Tập 2: Giá trị m để phương trình (m^2 – 9)x + 3 – m = 0 vô nghiệm là

A. m ≠ ±3;

B. m = 3;

C. m = –3;

D. m = 0.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Ta có:

(m2 – 9)x + 3 – m = 0

(m2 – 9)x = m – 3

Để phương trình vô nghiệm thì m2 – 9 = 0 và m – 3 ≠ 0

Suy ra: m = ±3 và m ≠ 3

Vậy m = –3.

Đánh giá

0

0 đánh giá