Giá trị sổ sách là giá trị của tài sản mà một công ty sử dụng để tạo ra bảng cân đối kế toán

676

Với giải Bài tập 7.32 trang 31 SBT Toán lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 28: Hàm số bậc nhất và đồ thị của hàm số bậc nhất giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán lớp 8 Bài 28: Hàm số bậc nhất và đồ thị của hàm số bậc nhất

Bài tập 7.32 trang 31 SBT Toán 8 Tập 2: Giá trị sổ sách là giá trị của tài sản mà một công ty sử dụng để tạo ra bảng cân đối kế toán của mình. Một số công ty khấu hao tài sản của họ bằng cách sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để giá trị của tài sản giảm đi một lượng cố định mỗi năm. Mức suy giảm phụ thuộc vào thời gian sử dụng hữu ích mà công ty đặt vào tài sản. Giả sử rằng một công ty vận tải vừa mua một số ô tô mới với giá là 640 triệu đồng một chiếc. Công ty lựa chọn khấu hao từng chiếc xe theo phương pháp khấu hao đường thẳng trong vòng 8 năm. Điều này có nghĩa là sau mỗi năm, mỗi chiếc xe sẽ giảm giá 640 : 8 = 80 (triệu đồng).

a) Tìm hàm số bậc nhất biểu thị giá trị sổ sách V (tính theo triệu đồng) của mỗi chiếc ô tô theo tuổi x (năm) của nó.

b) Vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất tìm được ở câu a.

c) Giá trị sổ sách của mỗi chiếc xe sau 3 năm là bao nhiêu ?

d) Khi nào giá trị sổ sách của mỗi chiếc xe là 160 triệu đồng ?

Lời giải:

a) Vì công ty lựa chọn khấu hao từng chiếc xe theo phương pháp khấu hao đường thẳng trong vòng 8 năm. Điều này có nghĩa là sau mỗi năm, mỗi chiếc xe sẽ giảm giá 640 : 8 = 80 (triệu đồng) nên ta có sau x năm thì mỗi chiếc xe giảm 80x (triệu đồng).

Hàm số bậc nhất biểu thị giá trị sổ sách V (tính theo triệu đồng) của mỗi chiếc ô tô theo tuổi x (năm) của nó là: V = 640 – 80x = –80x + 640 (triệu đồng).

b) Hàm số V = –80x + 640 đi qua các điểm (0; 640) và (8; 0).

Đồ thị hàm số như hình dưới đây.

Giá trị sổ sách là giá trị của tài sản mà một công ty sử dụng để tạo ra bảng cân đối kế toán

Chú ý: Vì số lớn nên ta chia khoảng cách giữa 2 trục Ox và Oy là khác nhau.

c) Giá trị sổ sách của mỗi chiếc xe sau x = 3 (năm) là:

V = –80.3 + 640 = 400 (triệu đồng).

d)

Để giá trị sổ sách của mỗi chiếc xe là 160 triệu đồng thì:

V = 160

Hay:

–80x + 640 = 160

–80x = –480

x = 6

Vậy sau 6 năm thì giá trị sổ sách của mỗi chiếc xe là 160 triệu đồng.

Đánh giá

0

0 đánh giá