Với lời giải SBT Toán 7 trang 67 Tập 1 chi tiết trong Bài tập cuối chương 2 sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 7. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Toán lớp 7 Bài tập cuối chương 2
Bài 89 trang 67 SBT Toán 7 Tập 1: Một công ty xây dựng dự định giao cho một nhóm gồm 48 công nhân thực hiện một công việc trong 12 ngày. Tuy nhiên, khi bắt đầu công việc thì một số công nhân bị điều động đi làm việc khác, do đó thời gian làm việc thực tế của nhóm công nhân còn lại kéo dài thêm 6 ngày so với dự kiến. Hỏi số công nhân bị điều động đi làm việc khác là bao nhiêu? Giả sử năng suất lao động của mỗi công nhân là như nhau.
Lời giải:
Gọi x (công nhân) là số công nhân thực hiện công việc dự định ban đầu.
Thời gian thực tế đội công nhân đó hoàn thiện công việc là:
12 + 6 = 18 (ngày).
Vì số công nhân và thời gian thực hiện công việc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên 18x = 48 . 12 = 576.
Suy ra x = 576 : 18 = 32.
Do đó có 32 công nhân thực hiện công việc dự định ban đầu nên số công nhân bị điều động đi làm việc khác là:
48 – 32 = 16 (công nhân).
Vậy số công nhân bị điều động đi làm việc khác là 16 công nhân.
Bài 90* trang 67 SBT Toán 7 Tập 1: Trong kì thi học sinh giỏi cấp huyện môn Toán, ba khối 6, 7, 8 có tất cả 200 học sinh tham dự thi. Tính số học sinh tham dự thi của mỗi khối, biết rằng nếu tăng số học sinh tham gia dự thi của khối lớp 6, tăng số học sinh tham dự thi của khối lớp 7 và tăng số học sinh tham dự thi của khối lớp 8 thì số học sinh tham dự thi của mỗi khối là như nhau.
Lời giải:
Gọi x, y, z (học sinh) lần lượt là số học sinh tham dự thi của khối 6, 7, 8.
Theo đề bài, ba khối 6, 7, 8 có tất cả 200 học sinh tham dự thi nên
x + y + z = 200.
Ta có: hay
Suy ra: .
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
.
Do đó x = 13 . 5 = 65; y = 15 . 5 = 75; z = 12 . 5 = 60.
Vậy khối 6, 7, 8 lần lượt có: 65 học sinh, 75 học sinh, 60 học sinh tham dự cuộc thi.
Bài 91* trang 67 SBT Toán 7 Tập 1: Cho các số a, b, c thỏa mãn . Chứng tỏ rằng:
4(a – b)(b – c) = (c – a)2.
Lời giải:
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
Suy ra hay c – a = –2(a – b) = –2(b – c).
Do đó (c – a)2 = [–2(a – b)][–2(b – c)] = 4(a – b)(b – c).
Vậy 4(a – b)(b – c) = (c – a)2.
Bài 92* trang 67 SBT Toán 7 Tập 1: Tìm giá trị nhỏ nhất của mỗi biểu thức sau:
a) A = |x − 1| + 21;
b) với x ≥ 0.
Lời giải:
a) Ta có: |x − 1| ≥ 0 với mọi số thực x.
Nên A = |x − 1| + 21 ≥ 21 với mọi số thực x.
Vậy giá trị nhỏ nhất của A là 21. Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi |x − 1| = 0.
Suy ra x – 1 = 0 hay x = 1.
b) Ta có: , x2 ≥ 0 với mọi số thực x.
Nên với mọi số thực x.
Suy ra với mọi số thực x.
Vậy giá trị nhỏ nhất của B là –22.
Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi và x2 = 0. Suy ra x = 0.
Bài 93* trang 67 SBT Toán 7 Tập 1: Tìm giá trị lớn nhất của mỗi biểu thức sau:
a) C = − |x| − x2 + 23;
b) .
Lời giải:
a) Ta có: |x| ≥ 0, x2 ≥ 0 với mọi số thực x.
Nên − |x| − x2 ≤ 0 với mọi số thực x.
Suy ra C = − |x| − x2 + 23 ≤ 23 với mọi số thực x.
Vậy giá trị lớn nhất của C là 23.
Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi |x| = 0 và x2 = 0. Suy ra x = 0.
b) .
Ta có: x2 ≥ 0 với mọi số thực x.
Nên hay với mọi số thực x.
Suy ra hay D ≤ 1 220 với mọi số thực x.
Vậy giá trị lớn nhất của D là 1 220. Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi x2 = 0. Suy ra x = 0.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Toán 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giải SBT Toán 7 trang 64 Tập 1
Giải SBT Toán 7 trang 65 Tập 1
Giải SBT Toán 7 trang 66 Tập 1