Lý thuyết Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng (Chân trời sáng tạo 2024) hay, chi tiết | Toán lớp 6

3.1 K

Với tóm tắt lý thuyết Toán lớp 6 Bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập tự luyện chọn lọc giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán lớp 6.

Lý thuyết Toán lớp 6 Bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng

Video giải Toán 6 Bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng – Chân trời sáng tạo

A. Lý thuyết Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng

1. Ba điểm thẳng hàng

- Ba điểm phân biệt A, B, C cùng thuộc một đường thẳng được gọi là ba điểm thẳng hàng.

Ta có hình vẽ:

Bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

- Ba điểm D, E, F không cùng thuộc bất kì một đường thẳng nào được gọi là ba điểm không thẳng hàng.

Ta có hình vẽ:

Bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

2. Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng

Trong ba điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

Ví dụ 1. Với ba điểm A, B, C thẳng hàng. Điểm B nằm giữa hai điểm còn lại (như hình vẽ).

Bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

Trong hình vẽ trên:

- Các điểm B và C nằm cùng phía đối điểm A;

- Các điểm A và C nằm khác phía đối với điểm B.

B. Bài tập tự luyện

Bài 1. Cho hình vẽ sau. Hãy nêu các bộ ba điểm thẳng hàng và bộ ba điểm không thẳng hàng.

Bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

Lời giải: 

Trong hình vẽ trên, ba điểm A, B, C đều thuộc đường thẳng a và điểm D không thuộc đường thẳng a.

Vậy bộ ba điểm thẳng hàng: (A, B, C);

Các bộ ba điểm không thẳng hàng: (A, B, D); (A, C, D); (B, C, D).

Bài 2. Cho hai điểm E và F. Vẽ hình theo các diễn đạt sau:

a) Lấy điểm G sao cho ba điểm E, F, G thẳng hàng và E, F nằm cùng phía đối với điểm G.

b) Lấy điểm H sao cho ba điểm E, F, H thẳng hàng và E, F nằm khác phía đối với điểm H.

Lời giải:

- Lấy hai điểm điểm E, F bất kỳ (hai điểm E và F phân biệt).

- Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm E và F. 

Ta có đường thẳng EF (như hình vẽ).

Bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

a) Trên đường thẳng EF lấy điểm G sao cho hai điểm E và F nằm cùng phía đối với điểm G. Ta có hai trường hợp sau:

- Trường hợp 1: Điểm G nằm bên trái điểm E (như hình vẽ).

Bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

- Trường hợp 2: Điểm G nằm bên phải điểm F (như hình vẽ).

Bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

b) Trên đường thẳng EF lấy điểm H sao cho hai điểm E và F nằm khác phía đối với điểm H. Hay điểm H nằm giữa hai điểm E và F.

Bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

Bài 3. Cho hình bình hành MNPQ. Hãy xác định điểm O sao cho các bộ ba điểm M, I, P và N, I, Q đều là các bộ ba điểm thẳng hàng.

Lời giải:

Ba điểm M, I, P thẳng hàng nên I thuộc đường thẳng MP. 

Ba điểm N, I, Q thẳng hàng nên I thuộc đường thẳng NQ. 

Do đó I là giao điểm của đường thẳng MP và đường thẳng NQ.

Điểm I thỏa mãn điều kiện các bộ ba điểm M, I, P và N, I, Q đều là các bộ ba điểm thẳng hàng có thể xác định như hình vẽ sau.

Bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 1: Điểm. Đường thẳng

Lý thuyết Bài 2:  Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng

Lý thuyết Bài 3: Hai đường thẳng cắt nhau, song song. Tia

Lý thuyết Bài 4:  Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng

Lý thuyết Bài 5: Trung điểm của đoạn thẳng

Đánh giá

0

0 đánh giá