20 Bài tập Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng lớp 6 (sách mới) có đáp án

262

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập Toán lớp 6 Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng được sưu tầm và biên soạn theo chương trình học của 3 bộ sách mới. Bài viết gồm 20 bài tập với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập Toán 6. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng. Mời các bạn đón xem:

Bài tập Toán 6 Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng

A. Bài tập Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng

Bài 1. Cho hình vẽ sau. Hãy nêu các bộ ba điểm thẳng hàng và bộ ba điểm không thẳng hàng.

Bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

Lời giải: 

Trong hình vẽ trên, ba điểm A, B, C đều thuộc đường thẳng a và điểm D không thuộc đường thẳng a.

Vậy bộ ba điểm thẳng hàng: (A, B, C);

Các bộ ba điểm không thẳng hàng: (A, B, D); (A, C, D); (B, C, D).

Bài 2. Cho hai điểm E và F. Vẽ hình theo các diễn đạt sau:

a) Lấy điểm G sao cho ba điểm E, F, G thẳng hàng và E, F nằm cùng phía đối với điểm G.

b) Lấy điểm H sao cho ba điểm E, F, H thẳng hàng và E, F nằm khác phía đối với điểm H.

Lời giải:

- Lấy hai điểm điểm E, F bất kỳ (hai điểm E và F phân biệt).

- Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm E và F. 

Ta có đường thẳng EF (như hình vẽ).

Bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

a) Trên đường thẳng EF lấy điểm G sao cho hai điểm E và F nằm cùng phía đối với điểm G. Ta có hai trường hợp sau:

- Trường hợp 1: Điểm G nằm bên trái điểm E (như hình vẽ).

Bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

- Trường hợp 2: Điểm G nằm bên phải điểm F (như hình vẽ).

Bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

b) Trên đường thẳng EF lấy điểm H sao cho hai điểm E và F nằm khác phía đối với điểm H. Hay điểm H nằm giữa hai điểm E và F.

Bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

Bài 3. Cho hình bình hành MNPQ. Hãy xác định điểm O sao cho các bộ ba điểm M, I, P và N, I, Q đều là các bộ ba điểm thẳng hàng.

Lời giải:

Ba điểm M, I, P thẳng hàng nên I thuộc đường thẳng MP. 

Ba điểm N, I, Q thẳng hàng nên I thuộc đường thẳng NQ. 

Do đó I là giao điểm của đường thẳng MP và đường thẳng NQ.

Điểm I thỏa mãn điều kiện các bộ ba điểm M, I, P và N, I, Q đều là các bộ ba điểm thẳng hàng có thể xác định như hình vẽ sau.

Bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

Câu 4: Cho hình vẽ sau:

Bài tập trắc nghiệm Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng có đáp án | Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

Kể tên các điểm nằm giữa A và D.

A. N, B, C        

B. B, C, D        

C. N

D. B, C

Trả lời:

Các điểm nằm giữa A và D là N, B, C

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Cho hình vẽ sau:

Bài tập trắc nghiệm Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng có đáp án | Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

Có bao nhiêu điểm nằm giữa N và D?

A.3

B.1  

C.2     

D.0

Trả lời:

Các điểm nằm giữa N và D là B,C

Vậy có 2 điểm cần tìm.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Chọn câu đúng.

A. Nếu ba điểm cùng thuộc một đường thẳng thì ba điểm đó không thẳng hàng

B. Nếu ba điểm không cùng thuộc một đường thẳng thì ba điểm đó thẳng hàng

C. Nếu ba điểm cùng thuộc một đường thẳng thì ba điểm đó thẳng hàng

D. Cả ba đáp án trên đều sai.

Trả lời:

Từ định nghĩa ba điểm thẳng hàng ta thấy đáp án C đúng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Cho ba điểm M; N; P thẳng hàng với P nằm giữa M và N. Chọn hình vẽ đúng.

A.

Bài tập trắc nghiệm Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng có đáp án | Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

B.

Bài tập trắc nghiệm Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng có đáp án | Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

C.

Bài tập trắc nghiệm Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng có đáp án | Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

D.

Bài tập trắc nghiệm Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng có đáp án | Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Đáp án A: Ta thấy ba điểm M, N, Pthẳng hàng và điểm P nằm giữa hai điểm M, N nên A đúng.

Đáp án B: Ta thấy ba điểm M, N, P thẳng hàng và điểm P không nằm giữa hai điểm M, N nên B sai.

Đáp án C: Ta thấy ba điểm M, N, P không thẳng hàng nên C sai.

Đáp án D: Ta thấy ba điểm M, N, P không thẳng hàng nên D sai.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Kể tên bộ ba điểm thẳng hàng trong hình vẽ dưới đây.

Bài tập trắc nghiệm Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng có đáp án | Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

A. A, O, D và B, O, C           

B. A, O, B và C, O, D  

C. A, O, C và B, O, D                   

D. A, O, C và B, O, A

Trả lời:

Các bộ ba điểm thẳng hàng trong hình vẽ là:

A, O, C và B, O, D

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Có bao nhiêu bộ ba điểm thẳng hàng trên hình vẽ sau:

Bài tập trắc nghiệm Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng có đáp án | Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

A. 10   

B. 11  

C. 12 

D. 13

Trả lời:

Các bộ ba điểm thẳng hàng trong hình vẽ là:

Bài tập trắc nghiệm Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng có đáp án | Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

Vậy có tất cả 11 bộ ba điểm thẳng hàng trong hình vẽ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Cho hình vẽ sau. Chọn câu sai.

Bài tập trắc nghiệm Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng có đáp án | Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

A.Ba điểm D; E; B thẳng hàng

B.Ba điểm C; E; A không thẳng hàng

C.Ba điểm A; B; F thẳng hàng

D.Ba điểm D; E; F thẳng hàng

Trả lời:

Đáp án A: Ba điểm D, E, B thẳng hàng nên A đúng.

Đáp án B: Ba điểm C; E; A không thẳng hàng nên B đúng.

Đáp án C: Ba điểm A; B; F thẳng hàng nên C đúng.

Đáp án D: Ba điểm D; E; F không thẳng hàng nên D sai.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Cho hình vẽ sau:

Bài tập trắc nghiệm Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng có đáp án | Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

Số cặp điểm nằm cùng phía với điểm A là:

A.9

B.18   

C.12

D.6

Trả lời:

Các cặp điểm nằm cùng phía so với điểm A là:

(N, B), (N, C), (N, D), (B, C), (B, D), (C, D)

Vậy có 6 cặp điểm thỏa mãn bài toán.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Cho hình vẽ sau:

Bài tập trắc nghiệm Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng có đáp án | Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

Trên hình vẽ, điểm B nằm giữa bao nhiêu cặp điểm?

A.10              

B.8

C.4  

D.6

Trả lời:

Điểm BB nằm giữa các cặp điểm là:

(N, C), (A, D), (A, C), (N, D)

Vậy có 4 cặp điểm thỏa mãn bài toán.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Cho hình vẽ sau:

Bài tập trắc nghiệm Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng có đáp án | Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

Trên hình vẽ, điểm B và D nằm khác phía với mấy điểm?

A.0

B.3

C.4

D.1

Trả lời:

Trong hình vẽ chỉ có điểm C nằm giữa hai điểm B và D nên chỉ có 1 điểm thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Cho hình vẽ sau:

Bài tập trắc nghiệm Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng có đáp án | Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

Trên hình vẽ, điểm A và B nằm cùng phía với các điểm nào?

A. điểm C

B. điểm D

C. điểm B

D. Cả điểm C và điểm D

Trả lời:

Trên hình vẽ, hai điểm A, B nằm cùng phía so với các điểm C, D.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Cho hình vẽ sau:

Bài tập trắc nghiệm Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng có đáp án | Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

Điểm A và C nằm cùng phía với điểm nào?

A. điểm D

B. điểm B

C. điểm A

D. Cả điểm D và điểm B

Trả lời:

Trên hình vẽ, hai điểm A, C nằm cùng phía so với điểm D và nằm khác phía so với điểm B.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Cho hình vẽ sau:

Bài tập trắc nghiệm Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng có đáp án | Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

Chọn câu sai.

A.Điểm B nằm giữa A và C.

B.Điểm B nằm giữa A và D.

C.Điểm C nằm giữa A và B.

D.Điểm C nằm giữa D và A.

Trả lời:

Đáp án A: Điểm B nằm giữa A và C nên A đúng và C sai.

Đáp án B: Điểm B nằm giữa A và D nên B đúng.

Điểm C nằm giữa D và A nên D đúng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Có bao nhiêu bộ ba điểm thẳng hàng trong hình vẽ dưới đây?

Bài tập trắc nghiệm Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng có đáp án | Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

A.7

B.4     

C.5  

D.6

Trả lời:

Các bộ ba điểm thẳng hàng trong hình vẽ là:

Bài tập trắc nghiệm Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng có đáp án | Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

Vậy có 4 cặp điểm thỏa mãn bài toán.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18: Có bao nhiêu bộ ba điểm không thẳng hàng trong hình vẽ sau

Bài tập trắc nghiệm Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng có đáp án | Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

A.3

B.5

C.4     

D.6

Trả lời:

Các bộ ba điểm trong hình vẽ là:

(M, N, P), (M, N, Q), (M, P, Q), (N, P, Q)

Vậy có 4 bộ ba điểm không thẳng hàng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Cho 5 điểm A, B, C, D, O sao cho 3 điểm A, B, C cùng thuộc đường thẳng d; 3 điểm B, C, D thẳng hàng và 3 điểm C, D, O không thẳng hàng. Hỏi điểm nào nằm ngoài đường thẳng d?  

A. O, A            

B. O

C. D

D. C, D

Trả lời:

Bài tập trắc nghiệm Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng có đáp án | Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

Vì ba điểm A, B, C thuộc d và B, C, D thẳng hàng nên D ∈ d

Mà C, D ∈ d nên nếu C, D, O không thẳng hàng thì O ∉ d

Vậy điểm O không thuộc đường thẳng d

Đáp án cần chọn là: B

B. Lý thuyết Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng

1. Ba điểm thẳng hàng

- Ba điểm phân biệt A, B, C cùng thuộc một đường thẳng được gọi là ba điểm thẳng hàng.

Ta có hình vẽ:

Bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

- Ba điểm D, E, F không cùng thuộc bất kì một đường thẳng nào được gọi là ba điểm không thẳng hàng.

Ta có hình vẽ:

Bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

2. Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng

Trong ba điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

Ví dụ 1. Với ba điểm A, B, C thẳng hàng. Điểm B nằm giữa hai điểm còn lại (như hình vẽ).

Bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

Trong hình vẽ trên:

- Các điểm B và C nằm cùng phía đối điểm A;

- Các điểm A và C nằm khác phía đối với điểm B.

Đánh giá

0

0 đánh giá