Lý thuyết Alcohol (Chân trời sáng tạo 2024) hay, chi tiết | Hóa học 11

3.8 K

Với tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 11 Bài 16: Alcohol sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học 11.

Lý thuyết Hóa học lớp 11 Bài 16: Alcohol

A. Lý thuyết Alcohol

1. Khái niệm và cấu trúc

- Alcohol là hợp chấy hữu cơ có nhóm chức hydroxy (-OH) liên kết với nguyên tử carbon no.

- Alcohol no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là CnH2n+1OH (n≥1).

- Alcohol có nhiều hơn 1 nhóm –OH gọi là polyalcohol.

- Bậc alcohol là bậc của nguyên tử carbon liên kết với nhóm –OH.

2. Đồng phân và danh pháp

a) Đồng phân

- Các alcohol no, đơn chức, mạch hở trong phân tử có từ 3 nguyên tử carbon trở lên có đồng phân vị trí nhóm –OH, có từ nguyên tử 4 carbon trở lên có thêm đồng phân mạch carbon.

b) Danh pháp

- Tên theo danh pháp thay thế của alcohol đơn chức:

Tên hydrocarbon (bỏ kí tự e ở cuối)-Số chỉ vị trí nhóm (–OH)–ol

- Tên theo danh pháp thay thế của alcohol đa chức

Tên hydrocarbon-Các số chỉ vị trí nhóm (-OH)-Từ chỉ số lượng nhóm –OH(di, tri,…)+ol

3. Tính chất vật lý

- Ở điều kiện thường, các alcohol tồn tại ở thể lỏng hoặc thể rắn.

- Nhiệt độ sôi tăng khi phân tử khối tăng

- Polyalcohol có nhiệt độ sôi cao hơn alcohol đơn chức có phân tử khối tương đương.

- Do các phân tử alcohol có liên kết hydrogen liên phân tử nên có nhiệt độ sôi cao hơn hydrocarbon hoặc ether có phân tử khối tương đương.

- Do tạo liên kết hydrogen với nước nên các alcohol có phân tử khối nhỏ tan tốt trong nước, độ tan giảm khi số nguyên tử carbon tăng.

4. Tính chất hóa học

a) Phản ứng thế nguyên tử H của nhóm –OH

- Alcohol có phản ứng thế nguyên từ hydrogen của nhóm –OH

R(OH)n+nNaR(ONa)n+n2H2

b) Phản ứng tạo ether

- Phản ứng giữa hai phân tử alcohol tạo ehter

  (ảnh 1)

c) Phản ứng tạo thành alkene

- Phản ứng tách nước từ alkanol tạo alkene

  (ảnh 2)

- Có thể dự đoán sản phẩm chính, phụ của phản ứng dựa vào quy tắc Zaitsev.

d) Phản ứng oxi hóa alcohol

- Phản ứng oxi hóa hoàn toàn (phản ứng cháy)

Alcohol + oxygen → carbon dioxide + nước

- Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn

 (ảnh 3) 

e) Phản ứng riêng của polyalcohol

Các polyalcohol có các nhóm –OH liền kề như ethylene glycol, glycerol,.. có thể tạo phức chất với Cu(OH)2, sản phẩm có màu xanh đặc trưng.

  (ảnh 4)

5. Ứng dụng và điều chế

a) Ứng dụng

- Nhiều alcohol được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực:đồ uống, dược mĩ phẩn, y tế, phẩm nhuộm hoặc làm nhiên liệu.

- Lạm dụng đồ uống có cồn sẽ gây hại cho sức khỏe, gây tai nạn khi tham gia giao thông.

b) Điều chế

- Ethanol được điều chế bằng phản ứng hợp nước của ethylene hoặc lên men tinh bột:

 (ảnh 5) 

- Glycerol được điều chế từ propylene hoặc chất béo:

  (ảnh 6)

Sơ đồ tư duy Alcohol

B. Trắc nghiệm Alcohol

Câu 1. Công thức phân tử của glycerol là

A. C3H8O.

B. C2H6O2.

C. C2H6O.

D. C3H8O3.

Đáp án đúng là: D

Công thức phân tử của glycerol là C3H8O3.

Câu 2. Chất nào sau đây là alcohol bậc II?

A. propan-1-ol.

B. propan-2-ol.

C. 2-methylpropan-1-ol.

D. 2-methylpropan-2-ol.

Đáp án đúng là: B

Bậc của alcohol chính là bậc của nguyên tử carbon no liên kết với nhóm hydroxy.

Vậy alcohol bậc II là propan – 2 – ol (CH3-CHOH-CH3).

Câu 3. Chất nào sau đây tác dụng với kim loại Na sinh ra khí H2?

A. C2H5OH.

B. CH3COOCH3.

C. HCHO.

D. CH4.

Đáp án đúng là: A

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

Câu 4. Đun nóng C2H5OH với H2SO4 đặc ở 140 oC, thu được sản phẩm là

A. CH2=CH2.

B. CH3-O-CH3.

C. C2H5-O-C2H5.

D. CH3-CH=O.

Đáp án đúng là: C

2C2H5OH H2SO4,140oC C2H5OC2H5 + H2O

Câu 5.Cho phản ứng hóa học sau:

CH3C|HCH2CH3H2SO4đ                 OH

Sản phẩm chính theo quy tắc Zaisev trong phản ứng trên là

A. but-1-ene.

B. but-2-ene.

C. but-1-yne.

D. but-2-yne.

Đáp án đúng là: B

Quy tắc Zaitsev: nhóm -OH ưu tiên tách cùng nguyên tử hydrogen ở nguyên tử carbon bên cạnh có bậc cao hơn.

Vậy sản phẩm chính theo quy tắc Zaisev trong phản ứng trên là but-2-ene.

CH3C|HCH2CH3H2SO4đCH3CH=CHCH3+H2O                 OH

Câu 6. Hợp chất nào sau đây không phải là alcohol?

A. CH2=CH-OH.

B. CH3CH2OH.

C. CH2=CH-CH2OH.

C. C6H5CHOH.

Câu 7. Alcohol no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là

A. CnH2n+1OH (n ≥ 1).

B. CnH2n+2O (n ≥ 2).

C. CnH2nOH (n ≥ 1).

D. CnH2MOH (n ≥ 2).

Đáp án đúng là: A

Alcohol no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là CnH2n+1OH (n ≥ 1).

Câu 8. Ethyl alcohol có công thức cu tạo là

A. CH3OCH3.

B. CH3CH2OH.

C. HOCH2CH2OH.

D. CH3CH2CH2OH.

Đáp án đúng là: B

Ethyl alcohol có công thức cu tạo là CH3CH2OH.

Câu 9. Tên thay thế của alcohol có công thức cấu tạo:

Trắc nghiệm Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 16 (có đáp án): Alcohol (ảnh 1)

A. isobutan-2-ol.

B. 2-methylbutan-2-ol.

C. 3-methylbutan-2-ol.

D. 2-methylbutan-3-ol.

Đáp án đúng là: C

Trắc nghiệm Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 16 (có đáp án): Alcohol (ảnh 2)

3-methylbutan-2-ol.

Câu 10. Công thức cấu tạo của 2-methylbutan-1-ol là

A. CH3CH2CH(CH3)-CH2OH.

B. CH3CH2CH2CH2OH.

C. (CH3)2CHCH2-CH2OH.

D. (CH3CH2)2CH-OH.

Đáp án đúng là: A

Công thức cấu tạo của 2-methylbutan-1-ol là: CH3CH2CH(CH3)-CH2OH.

Giải thích:

- Từ tên gọi xác định được hợp chất là alcohol no, có nhóm -OH gắn với C số 1 (đầu mạch).

- Cụm từ “butan” cho thấy mạch chính có 4 carbon.

- Cụm từ “2 – methyl” cho thấy ở vị trí C số 2 có nhánh -CH3.

Câu 11. Oxi hóa propan-2-ol bằng CuO nung nóng, thu được sản phẩm nào sau đây?

A. CH3CHO

B. CH3CH2CHO

C. CH3COCH3

D. CH3COOH

Đáp án đúng là: C

Propan – 2 – ol là alcohol bậc II nên bị oxi hoá bởi CuO nung nóng tạo thành acetone.

CH3-CHOH-CH3 + CuO to CH3COCH3 + Cu + H2O

Câu 12. Alcohol có phản ứng đặc trưng với Cu(OH)2 

A. propane-1,2-diol, CH3CH(OH)CH2OH.

B. propan-2-ol, CH3CH(OH)CH3.

C. propane-1,3-diol, HOCH2CH2CH2OH.

D. ethanol, CH3CH2OH.

Đáp án đúng là: A

Các polyalcohol có từ hai nhóm hydroxy liền kề trở lên có khả năng hoà tan Cu(OH)2 tạo phức xanh đặc trưng.

Vậy alcohol có phản ứng đặc trưng với Cu(OH)2 propane-1,2-diol, CH3CH(OH)CH2OH.

Câu 13. Số hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C3H8O phản ứng được với Na là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: B

Ứng với công thức phân tử C3H8O có các đồng phân phản ứng được với Na (tức đồng phân alcohol) là: CH3CH2CH2OH và CH3CH(OH)CH3.

Câu 14. Ứng với công thức phân tử C4H10O có bao nhiêu alcohol là đồng phân cấu tạo của nhau?

A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 5.

Đáp án đúng là: A

Ứng với công thức phân tử C4H10O có 4 đồng phân alcohol:

CH3CH2CH2CH2OH; CH3CH(OH)CH2CH3; CH3-C(OH)(CH3)2; CH3CH(CH3)CH2OH.

Câu 15. Khi đun nóng hỗn hợp alcohol gồm CH3OH và C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc, ở 140oC) thì số ether thu được tối đa là

A. 4.

B. 2.

C. 1.

D. 3.

Đáp án đúng là: D

Thu được tối đa 3 ether là: CH3OCH3; C2H5OC2H5 và CH3OC2H5.

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Hóa học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá