Với giải Thí nghiệm 1 trang 128 Hóa học lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 18: Hợp chất carbonyl giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học lớp 11 Bài 18: Hợp chất carbonyl
Thí nghiệm 1 trang 128 Hóa học 11: Phản ứng oxi hoá aldehyde bằng thuốc thử Tollens
Chuẩn bị: Dung dịch AgNO3 1%, dung dịch NH3 5%, dung dịch CH3CHO 5%; ống nghiệm.
Tiến hành: Cho vào ống nghiệm khoảng 1 mL dung dịch AgNO3 1% và nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 5% và lắc nhẹ cho đến khi vừa hoà tan hết kết tủa silver oxide, thu được thuốc thử Tollens (thuốc thử Tollens sẽ kém nhạy nếu dư dung dịch NH3).
Nhỏ vài giọt dung dịch acetaldehyde 5% vào dung dịch thuốc thử Tollens, lắc đều ống nghiệm. Đun nóng nhẹ hỗn hợp trong ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.
Yêu cầu: Quan sát, mô tả hiện tượng xảy ra và giải thích.
Lời giải:
Hiện tượng: Có lớp bạc trắng sáng bám thành ống nghiệm.
Giải thích bằng phương trình hoá học:
AgNO3 + 3NH3 + H2O → [Ag(NH3)2]OH (thuốc thử Tollens) + NH4NO3
CH3CHO + 2[Ag(NH3)2]OH CH3COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O.
Lý thuyết Tính chất hóa học
1. Phản ứng khử hợp chất carbonyl
- Với chất khử là LiAlH4 hoặc NaBH4 thì
+ Aldehyde bị khử tạo thành alcohol bậc 1
+ Ketone bị khử tạo thành alcohol bậc 2
2. Phản ứng oxi hóa aldehyde
a) Phản ứng với nước bromie
- Khi tác dụng với nước bromine, aldehyde bị oxi hóa tạo thành acid.
b) Phản ứng với thuốc thử Tollens
- Thuốc thử Tollens là dung dịch AgNO3 trong NH3 dư:
AgNO3 + 3NH3 + H2O → [Ag(NH3)2]OH + NH4NO3
- Phản ứng tổng quát giữa thuốc thử Tollens với aldehyde sau:
R-CH=O + 2[Ag(NH3)2]OH → R-COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O
c) Phản ứng với Cu(OH)2
- Trong môi trường kiềm, Cu(OH)2 oxi hóa hầu hết các aldehyde thành muối carboxylate và sinh ra kết tủa Cu2O có màu đỏ gạch.
- Ketone không có phản ứng với thuốc thử Tollens hoặc với Cu(OH)2 (trong môi trường kiềm) => có thể dung thuốc thử Tollens hoặc Cu(OH)2 để phan biệt aldehyde hoặc ketone.
3. Phản ứng với hydrogen cyanide: tạo sản phẩm cyanohydrin (hydroxynitrile)
CH3-CH=O + H-C≡C → CH3-CH(OH)-CN
CH3-CO-CH3 + H-C≡C → (CH3)2C(OH)-CN
4. Phản ứng tạo iodoform
- Các aldehyde, ketone có nhóm methyl cạnh nhóm carbonyl (CH3CO-) tham gia được phản ứng iodoform.
CH3-CH=O + I2 + 4NaOH → CHI3 +H-COONa + 3NaI + 3H2O
CH3-CO-CH3 + 3I2 + 4NaOH → CHI3 + CH3COONa + 3NaI + 3H2O
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Luyện tập 1 trang 123 Hóa học 11: Cho các hợp chất có công thức sau:.....
Câu hỏi 1 trang 123 Hóa học 11: Hãy mô tả hình dạng phân tử methanal và ethanal.....
Luyện tập 5 trang 128 Hóa học 11: Hãy trình bày cách phân biệt acetaldehyde và acetone.....
Thí nghiệm 1 trang 128 Hóa học 11: Phản ứng oxi hoá aldehyde bằng thuốc thử Tollens....
Thí nghiệm 2 trang 128 Hóa học 11: Phản ứng oxi hoá aldehyde bằng Cu(OH)2.....
Thí nghiệm 3 trang 129 Hóa học 11: Phản ứng tạo iodoform....
Bài 1 trang 131 Hóa học 11: Công thức cấu tạo của acetone là...
Bài 2 trang 131 Hóa học 11: Khử CH3COCH3 bằng LiAlH4 thu được sản phẩm là....
Xem thêm các bài giải SGK Hóa học lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác: