Dựa vào giá trị độ âm điện của carbon và oxygen, nhận xét về sự phân cực của liên kết C = O trong các hợp chất carbonyl

210

Với giải Câu hỏi 4 trang 126 Hóa học lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 18: Hợp chất carbonyl giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học lớp 11 Bài 18: Hợp chất carbonyl

Câu hỏi 4 trang 126 Hóa học 11: Dựa vào giá trị độ âm điện của carbon và oxygen, nhận xét về sự phân cực của liên kết C = O trong các hợp chất carbonyl.

Lời giải:

Độ âm điện của carbon là: 2,55; độ âm điện của oxygen là: 3,44.

Nhận xét: Liên kết đôi C = O phân cực về phía nguyên tử oxygen.

Lý thuyết Tính chất hóa học

1. Phản ứng khử hợp chất carbonyl

- Với chất khử là LiAlH4 hoặc NaBH4 thì

+ Aldehyde bị khử tạo thành alcohol bậc 1

+ Ketone bị khử tạo thành alcohol bậc 2

  (ảnh 2)

2. Phản ứng oxi hóa aldehyde

a) Phản ứng với nước bromie

- Khi tác dụng với nước bromine, aldehyde bị oxi hóa tạo thành acid.

  (ảnh 3)

b) Phản ứng với thuốc thử Tollens

- Thuốc thử Tollens là dung dịch AgNO3 trong NH3 dư:

AgNO3 + 3NH3 + H2O → [Ag(NH3)2]OH + NH4NO3

- Phản ứng tổng quát giữa thuốc thử Tollens với aldehyde sau:

R-CH=O + 2[Ag(NH3)2]OH → R-COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

c) Phản ứng với Cu(OH)2

- Trong môi trường kiềm, Cu(OH)2 oxi hóa hầu hết các aldehyde thành muối carboxylate và sinh ra kết tủa Cu2O có màu đỏ gạch.

- Ketone không có phản ứng với thuốc thử Tollens hoặc với Cu(OH)2 (trong môi trường kiềm) => có thể dung thuốc thử Tollens hoặc Cu(OH)2 để phan biệt aldehyde hoặc ketone.

3. Phản ứng với hydrogen cyanide: tạo sản phẩm cyanohydrin (hydroxynitrile)

CH3-CH=O + H-C≡C → CH3-CH(OH)-CN

CH3-CO-CH3 + H-C≡C → (CH3)2C(OH)-CN

4. Phản ứng tạo iodoform

- Các aldehyde, ketone có nhóm methyl cạnh nhóm carbonyl (CH3CO-) tham gia được phản ứng iodoform.

CH3-CH=O + I2 + 4NaOH → CHI3 +H-COONa + 3NaI + 3H2O

CH3-CO-CH3 + 3I2 + 4NaOH → CHI+ CH3COONa + 3NaI + 3H2O

Đánh giá

0

0 đánh giá