Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Toán học 7 bài 7: Tính chất đường trung trực của đoạn thẳng chuẩn nhất theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
$7. TÍNH CHẤT ĐƯỜNG TRUNG TRỰC CỦA MỘT ĐOẠN THẲNG
I. Mục tiêu
HS phát biểu và chứng minh được hai định lý về tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng.
Rèn luyện cách vẽ đường trung trực của 1 đoạn thẳng thẳng bằng thước kẻ và com pa. Biết vận dụng định lý để chứng minh lý thuyết.
Thái độ rèn luyện ý thức tự giác tự rèn luyện nắm vững kiến thức
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Sách giáo khoa, sách bài tập, máy tính, màn hình tivi.
- Compa, thước thẳng, ê ke, thước đo độ.
III. Tiến trình dạy học
a) Mục tiêu: Kích thích HS tìm hiểu về cách vẽ đường trung trực của đoạn thẳng không dùng thước chia khoảng.
b) Nội dung: Hãy nêu các bước vẽ đường trung trực của đoạn thẳng AB ở trên. Nếu không có thước chia khoảng mà chỉ có thước thẳng và ê com pa thì có vẽ được đường trung trực đó không ?
c) Sản phẩm: Cách vẽ đường trung trực bằng thước và com pa
d) Tổ chức thực hiện
* Hoạt động 2.1: Định lý về tính chất các điểm thuộc đường trung trực
a) Mục tiêu: HS trình bày được tính chất của các điểm thuộc đường trung trực.
b) Nội dung: Tìm hiểu tính chất của các điểm thuộc đường trung trực.
c) Sản phẩm: Định lí 1 (Định lí thuận)
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
||||
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: - Vẽ đoạn thẳng AB - Vẽ đường trung trực d của AB - Lấy 1 điểm M trên d - Nối MA, MB - So sánh MA và MB (c/m) HS thảo luận nhóm thực hiện vẽ hình, trả lời. GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: Điểm M nằm trên đường trung trực của AB thì MA = MB (M cách đều hai mút A và B) ? Vậy điểm thuộc đường trung trực của đoạn thẳng có tính chất gì ? HS trả lời GV nhânj xét, đánh giá, chốt kiến thức: - Nêu định lí 1, ghi GT, KL và cách c/m |
1. Định lý về tính chất các điểm thuộc đường trung trực
* Định lý 1: (Định lý thuận): SGK/74
|
* Hoạt động 2.2: Định lý 2 (Định lí đảo)
a) Mục tiêu: HS trình bày được định lí đảo.
b) Nội dung: Tìm hiểu định lí đảo.
c) Sản phẩm: Định lí 2 (Định lí đảo)
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: - Xét điểm M cách đều hai mút của đoạn thẳng AB .Hỏi điểm M có nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB hay không? HS thảo luận theo cặp trả lời GV nhânj xét, đánh giá, chốt kiến thức Điểm cách đều hai mút của đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó. GV: Đó là nội dung định lí 2 - Yêu cầu HS viết GT, KL của định lí - HS tìm hiểu SGK nêu cách c/m Gọi HS đứng tai chỗ trình bày c/m GV nhận xét, đánh giá, chốt lại cách c/m ? Qua định lí thuận và định lí đảo có thể phát biểu gộp thế nào ? * HS trả lời, GV đánh giá câu trả lời * GV chốt kiến thức bằng nhận xét |
2. Định lý 2 (Định lí đảo) : SGK/75 GT Đoạn AB, MA=MB KL M Î trung trực của đoạn AB
Chứng minh: Xem SGK Nhận xét: Tập hợp các điểm cách đều hai mút của một đoạn thẳng là đường trung trực của đoạn thẳng đó. |
* Hoạt động 3.1: Ứng dụng
a) Mục tiêu: Củng cố hai định lí. HS biết cách vẽ đường trung trực bằng thước và compa
b) Nội dung: Làm bài tập 44/76SGK
c) Sản phẩm: Lời giải bài 44/76SGK
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
||
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: - Tìm hiểu SGK, nêu cách vẽ đường trung trực của đoạn thẳng Cá nhân HS tìm hiểu sgk nêu cách vẽ GV nhận xét, đánh giá, chốt lại cách vẽ và thực hiện vẽ minh họa trên bảng HS vẽ vào vở. GV: Nêu chú ý SGK - Làm bài 44 sgk Cá nhân HS áp dụng định lí 1 trả lời GV nhận xét, đánh giá, chốt lại câu trả lời. |
3. Ứng dụng: Vẽ đường trung trực của đoạn MN bằng thước và compa Chú ý: (SGK)
Bài 44/ 76 sgk Vì M nằm trên đường trung trực của AB nên MA = MB. Mà MA = 5 cm nên MB = 5 cm. |
* Hoạt động 3.2: Chứng minh hai tam giác bằng nhau, so sánh các đoạn thẳng
a) Mục tiêu: Vận dụng định lí 1 để giải bài tập
b) Nội dung: Làm bài tập 47, 48sgk
c) Sản phẩm: Lời giải bài 47, 48sgk
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
||||
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: * Làm bài 47 /76 sgk - Vẽ hình - Ghi GT, KL của bài toán - Chứng minh HS thảo luận theo cặp làm bài 1 HS lên bảng trình bày GV nhận xét, đánh giá., chốt lời giải
* Làm bài 48/77 SGK - Gọi HS đọc bài toán - GV hướng dẫn vẽ hình, phân tích cách c/m . So sánh IM + IN và LN ? GV: Nếu I ¹ P thì IL + IN so với LN như thế nào? tại sao ? GV: Nếu I º P thì IL + IN so với LN như thế nào ? * HS trả lời, GV nhận xét, đánh giá * GV chốt lời giải, hướng dẫn cách trình bày |
Bài 47/ 76 (SGK)
Chứng minh Xét D AMN và D BMN có: MA = MB, NA = NB (do M, N thuộc đường trung trực của AB) MN là cạnh chung Do đó D AMN = D BMN (c.c.c) Bài 48/ 77 (SGK) Chứng minh L đối xứng với M qua xy nên xy là trung trực của đoạn ML, I Î xy => IM = IL Nếu I ¹ P thì IL + IN > LN hay IM + IN > LN (bđt tam giác) Nếu I º P thì IL + IN = PL + PN = LN IM + IN nhỏ nhất khi I º P |
a) Mục tiêu: HS vận dụng định lí vào thực tế
b) Nội dung: Làm bài tập 49, 50, 51 sgk
c) Sản phẩm: Lời giải bài 49, 50, 51 sgk
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: * Làm bài 49/77 SGK - Gọi HS đọc bài toán - GV hướng dẫn vẽ hình, tìm câu trả lời: ? Bài tập này liên quan đến bài tập nào. HS: Liên quan đến bài tập 48. ? Vai trò điểm A, C, B như các điểm nào của bài tập 48. HS: A, C, B tương ứng M, I, N ? Vậy đặt điểm C ở đâu để AC + CB ngắn nhất. - Học sinh nêu phương án. GV nhận xét, đánh giá., chốt lời giải * Làm BT 50 SGK - Đọc bài toán, Bài này áp dụng định lí nào ? => Địa điểm xây dựng trạm y tế HS trả lời GV nhận xét, đánh giá., chốt lời giải * Làm BT 51 SGK Vẽ lại hình 46 SGK Yêu cầu HS c/m PC ^ d Gọi 1 HS trình bày c/m GV nhận xét, đánh giá |
Bài tập 49/ 77sgk Lấy R đối xứng A qua a. Nối RB cắt a tại C. Vậy xây dựng trạm máy bơm tại C. Bài 50/ 77 (SGK) Địa điểm xây dựng trạm y tế là giao của đường trung trực nối hai điểm dân cư với cạnh đường quốc lộ Bài tập 51/ 77sgk Theo cách dựng PA = PB ; CA = CB Þ P, C nằm trên trung trực của đoạn AB Þ vậy PC là trung trực của đoạn AB Þ PC ^ AB => d AB |
HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Xem lại các dạng BT đã làm
- Ôn tập các định lý về tính chất đường trung trực của 1 đoạn thẳng, các tính chất tam giác cân
- BTVN: 53 ; 59 ; 60, 61/ 30, 31 (SBT)
- Xem trước bài: Tính chất ba đường trung trực của tam giác.