Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 BÀI 17:BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN (T2) MỚI NHẤT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Bài 17:BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN
(T2)
I.MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Hiểu được sự cần thiết phải bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn.
2. Kĩ năng:
-Thực hiện một số công việc để hạn chế hao hụt chất dinh dưỡng của một số loại
thực phẩm khi chế biến.
- Áp dụng hợp lý các quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm để tạo nguồn dinh
dưỡng tốt cho sức khoẻ và thể lực.
3. Thái độ:
- Có ý thức quan tâm đến công việc nội trợ và tích cực giữ vệ sinh môi trường và
an toàn trong chế biến thực phẩm
4. Năng lực:
- Năng lực tự học, sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, phát hiện và giải
quyết vấn đề.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH
- GV:
SGK, SBT, tài liệu tham khảo, soạn giáo án
Các mẫu hình phóng to H3.17- 3.19 SGK.
- HS :
Vở ghi, SGK, VBT, đọc trước nội dung bài 17
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, quan sát.
- Kĩ thuật dạy học giao nhiệm vụ, thảo luận cặp đôi.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
A. Hoạt động khởi động : 5’
1. Mục tiêu : Kiểm tra kiến thức cũ, huy động kiến thức,tạo hứng thú cho
hs.Rèn khả năng hợp tác cho hs.
2. Phương thức:Hđ cá nhân.
3. Sản phẩm : Trình bày miệng.
4. Kiểm tra, đánh giá:
Hs đánh giá
Gv đánh giá
5. Tiến trình
* Chuyển giao nhiệm vụ:
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:
C1. Chất dinh dưỡng nào trong thực phẩm dễ bị mất đi khi chuẩn bị chế
biến?
C2. Cách bảo quản thực phẩm trước khi chế biến?
C3. Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến?
HS lắng nghe
*Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Suy nghĩ nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi.
C1: - Chất khoáng và sinh tố trong thực phẩm dễ bị mất đi khi chuẩn bị chế
biến.
C2: - Không ngâm rửa thịt cá sau khi thái
- Rau, củ, quả, đậu hạt tươi: rửa sạch không ngâm lâu trong nước, không thái
nhỏ khi rửa, không để khô héo.
- Đậu, hạt khô, gạo Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Không vo gạo quá kĩ.
C3:- Trong quá trình chế biến một số vitamin và khoáng chất dễ bị mất đi
hoặc biến chất do nhiệt độ vì vậy cần phải quan tâm bảo quản chất dinh
dưỡng khi chế biến.
*Báo cáo kết quả: Hs trình bày miệng
*Đánh giá kết quả:
-Hs nhận xét, bổ sung
GV đánh giá cho điểm.
GV nhận xét và dẫn dắt vào bài
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
HĐ 1: Tại sao phải quan tâm đến bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến:10’ 1.Mục tiêu : - Hiểu được tại sao phải quan tâm đến bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến: 2.Phương thức: Hđ cá nhân, hđn . hoạt động cả lớp 3.Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân, phiếu học tập nhóm,hoàn thành nội dung trong vở ghi 4.Kiểm tra, đánh giá: Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau Gv đánh giá 5.Tiến trình *Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk HĐN trả lời câu hỏi: - GV: Nêu câu hỏi Nấu lâu sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là sinh tố tan trong nước như: sinh tố C, B,PP; thực phẩm biến chất. C1. Em hãy lấy VD minh họa. C2. Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến? C3. Những điểm cần chú ý khi chế biến món ăn để không mất đi nguồn vitamin, chất dd trong thực phẩm? -HS: Lắng nghe câu hỏi *Thực hiện nhiệm vụ: -HS: Làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong nhóm: |
II- Bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến: 1. Tại sao phải quan tâm đến bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến: - Nấu lâu sẽ mất nhiều sinh tố: C,B,PP. - Rán lâu sẽ mất nhiều sinh tố:A,D,E,K. |
-GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực. Dự kiến trả lời: C1: vd rang thịt lâu bị cháy ăn đắng=> thịt bị mất chất, biến chất. C2: - Nấu lâu sẽ mất nhiều sinh tố: C,B,PP. - Rán lâu sẽ mất nhiều sinh tố:A,D,E,K. C3: - Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi. - Khi nấu tránh khuấy nhiều. - Không hâm thức ăn nhiều lần. - Không vo gạo quá kĩ. *Báo cáo kết quả: - Đại diện nhóm hs trình bày kết quả thảo luận nhóm. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá GV: chốt kiến thức, ghi bảng. - Gv chuyển ý: Trong quá trình sử dụng nhiệt, các chất dd chịu nhiều biến đổi dễ bị biến chất hoặc tiêu hủy, do đó chúng ta cần quan tâm sd nhiệt hợp lí trong chế biến món ăn để giữ cho món ăn luôn có giá trị sử dụng tốt. |
HĐ 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thành phần dinh dưỡng:20’ 1.Mục tiêu : - Hiểu được sự ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thành phần dinh dưỡng 2.Phương thức:Hđ cá nhân, hđn . hoạt động cả lớp 3.Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân, phiếu học tập nhóm,hoàn thành nội dung trong vở ghi 4.Kiểm tra, đánh giá: Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau Gv đánh giá 5.Tiến trình *Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk HĐN trả lời câu hỏi: 1. Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến chất dinh dưỡng trong thức ăn? 2. Khi rán có nên để lửa to quá không. 3. Em hãy lấy VD minh họa ảnh hưởng của nhiệt độ đối với chất khoáng và sinh tố. -HS lắng nghe. *Thực hiện nhiệm vụ: -HS: Làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong nhóm: -GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực. Dự kiến trả lời: C1: - Chất đạm nhiệt độ quá cao giá trị dinh dưỡng giảm |
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thành phần dinh dưỡng: - Chất đạm nhiệt độ quá cao giá trị dinh dưỡng giảm - Chất béo: đun nóng nhiều, sinh tố A bị phân huỷ và chất béo bị biến chất. - Chất đường bột:sẽ chuyển màu, có vị đắng ở nhiệt độ 1800C. - Chất khoáng: khi nấu một phần hoà tan trong nước. - Sinh tố: dễ bị mất trong chế biến nhất là sinh tố hoà tan trong nước. |
- Chất béo: đun nóng nhiều, sinh tố A bị phân huỷ và chất béo bị biến chất. - Chất đường bột:sẽ chuyển màu, có vị đắng ở nhiệt độ 1800C. - Chất khoáng: khi nấu một phần hoà tan trong nước. - Sinh tố: dễ bị mất trong chế biến nhất là sinh tố hoà tan trong nước. C2: - Rán lửa vừa phải C3: - Các sinh tố và chất khoáng dễ tan trong nước như C,B,PP, sẽ bị bay hơi theo hơi nước khi luộc rau củ quá lâu. *Báo cáo kết quả: - Đại diện nhóm hs trình bày kết quả thảo luận nhóm. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá GV: chốt kiến thức, ghi bảng. -Gv nhấn mạnh: Cần áp dụng hợp lý các quy trình kỹ thuật trong chế biến món ăn để hạn chế phần nào sự hao hụt chất dinh dưỡng. |
C. Hoạt động luyện tập: 5’
1.Mục tiêu : nắm vững kiến thức để làm bài tâp
2.Phương thức:Hđ cá nhân.
hoạt động cả lớp
3.Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân
4.Kiểm tra, đánh giá:
Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau
Gv đánh giá
5.Tiến trình
*Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu cá nhân học sinh trả lời câu hỏi:
Những điểm cần chú ý khi chế biến món ăn?
Nêu biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng không bị mất trong quá trình chế
biến
Nên sử dụng ở những nhiệt độ nào cho thích hợp?
-HS: hệ thống lại kiến thức
*Thực hiện nhiệm vụ:
-HS: Làm việc cá nhân hệ thống lại kiến thức:
*Báo cáo kết quả:
- Hs trình bày nhanh
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
D. Hoạt động vận dụng: 3’
1.Mục tiêu : nắm vững cách bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn
để vận dụng vào thực tiễn.
2.Phương thức:Hđ cá nhân.
hoạt động cả lớp
3.Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân
4.Kiểm tra, đánh giá:
Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau
Gv đánh giá
5.Tiến trình
*Chuyển giao nhiệm vụ
GV đưa ra bài tập : - Cho hs đọc phần “ có thể em chưa biết” SGK
1. Em hãy điền vào chỗ trống nội dung thích hợp theo bảng sau.
Tên thực phẩm | Biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng |
Thịt bò Tôm tươi Rau cải Cà chua Giá đỗ Khoai tây Cà rốt Hoa quả tráng miệng |
……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… |
*Thực hiện nhiệm vụ:
-HS: Làm việc cá nhân:
*Báo cáo kết quả:
- HS lên bảng làm bài
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: 2’
1.Mục tiêu: Tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức
2.Phương thức: Cá nhân tìm hiểu qua sách báo, mạng internet, trao đổi với
người thân...
3.Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân
4.Kiểm tra, đánh giá:
Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau, người thân đánh giá
Gv đánh giá vào tiết học sau
5.Tiến trình
Gv : hướng dẫn, giao nhiểm vụ về nhà cho hs
- HS học bài ghi và sgk.
- Đọc trước bài 18:’ Các phương pháp chế biến thực phẩm”
*Rút kinh nghiệm: