Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 BÀI 16: VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM(T3) MỚI NHẤT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 16: VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM( T3)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS hiểu được thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Kĩ năng: Cách lựa chọn thực phẩm phù hợp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm.
3. Thái độ: Có ý thức giữ vệ sinh và an toàn thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho bản
thân, cộng đồng, phòng chống ngộ độc thức ăn.
4. Năng lực,phẩm chất:
- Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực khái quát hóa; Năng lực
phân tích, tổng hợp thông tin.
- Phẩm chất: Trung thực, tự tin, chấp hành kỉ luật.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Máy chiếu, phiếu học tập, giấy Ao, bút dạ.
- Một số rau quả tươi, đồ hộp.
2. Học sinh: Sách vở và đồ dùng học tập
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, quan sát.
- Kĩ thuật dạy học giao nhiệm vụ, thảo luận cặp đôi.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
A. Khởi động: 5’
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung (ghi bảng) |
1.Mục tiêu : Huy động kiến thức,tạo hứng thú cho hs.Rèn khả năng hợp tác cho hs. 2.Phương thức:Hđ cá nhân, hđn 3.Sản phẩm : Phiếu học tập 4.Kiểm tra, đánh giá: - Hs đánh giá - Gv đánh giá 5.Tiến trình |
*Chuyển giao nhiệm vụ Với hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân, em hãy suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau để đánh giá sự hiểu biết của mình về ngộ độc thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm: + Em cho rằng ngộ độc thực phẩm do những nguyên nhân nào? + Hãy kể tên những sự việc, trường hợp mà em cho rằng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở nơi em sống? -Hs : nghe *Thực hiện nhiệm vụ -Hs : Hđ nhóm Gv : theo dõi *Báo cáo kết quả Hs: đại diện nhóm báo cáo kết quả *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học … ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học… |
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
Hoạt động 2.Tìm hiểu biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc TP.( 30’) 1.Mục tiêu : nắm biện pháp phòng tránh nhiễm trùng nhiễm độc thực phẩm 2.Phương thức:Hđ cá nhân, hđn ,Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; hoạt động cả lớp |
III- Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm. |
3.Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân phiếu học tập nhóm,hoàn thành nội dung trong vở ghi 4.Kiểm tra, đánh giá: - Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau - Gv đánh giá 5.Tiến trình *Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc kỹ phần III SGK/79 thảo luận nhóm 5 phút sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn hãy nêu nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn? *Thực hiện nhiệm vụ - Đại diện nhóm lên bảng treo và trình bày kết quả của nhóm mình *Báo cáo kết quả Hs: đại diện nhóm báo cáo kết quả nhóm khác theo dõi,quan sát nhận xét, bổ sung *Đánh giá kết quả - GV nhận xét, chốt. - Cần bảo quản như thế nào đối với các loại thực phẩm sau đây ? -Thực phẩm đã chế biến - Thực phẩm đóng hộp - Thực phẩm khô - GV hướng dẫn HS đọc mục 1 trang 78 SGK |
1. Nguyên nhân ngộ độc thức ăn. - Ngộ độc do thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố của nước. - Do thức ăn bị biến chất. - Do bản thân thức ăn có săn chất độc - Do thức ăn bị ô nhiễm các chất độc hoá học. 2. Các biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn. a. Phòng tránh nhiễm trùng. - Chọn thực phẩm tươi ngon, không bị bầm dập, sâu úa, ôi ươn,. . . - Sử dụng nước sạch. - Chế biến làm chín thực phẩm. - Rửa sạch dụng cụ ăn uống, chống ô nhiểm. - Cất giữ thực phẩm ở nơi an toàn. - Bảo quản thực phẩm chu đáo. |
+ HS quan sát SGK, nhận xét những nguyên nhân gây nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm - Các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng và ngộ độc thức ăn? - Chọn thực phẩm như thế nào? - HS trả lời. - Sử dụng nước như thế nào? - Khi có dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn, tuỳ mức độ nặng nhẹ mà có biện pháp xử lý thích hợp - Nếu hiện tượng xảy ra nghiêm trọng, hoặc chưa rõ nguyên nhân, cần đưa ngay bệnh nhân và bệnh viện cấp cứu và chữa trị kịp thời. - Nêu một số biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm thường dùng ? - Đối với TĂ đã chế biến cần bảo quản như thế nào ? - Đối với TP đóng hộp phải bảo quản như thế nào ? - Uốn nắn, bổ sung sai sót và cho HS ghi vở. - Bổ sung và kết luận : Để tránh nhiễm trùng , nhiễm độc TP cần vệ sinh nơi nấu nướng và vệ sinh nhà bếp, thường xuyên lau chùi, cọ rửa sạch sẽ...Khi dùng xong cần rửa sạch, để ráo, phơi khô các dụng |
- Rửa kỹ các loại rau, quả ăn sống bằng nước sạch. b. Phòng tránh nhiễm độc. - Không dùng thực phẩm có chất độc. - Không dùng thức ăn bị biến chất, nhiễm chất độc hóa học... - Không dùng đồ hộp đã quá hạn sử dụng, những hộp bị phồng. => Việc giữ gìn vệ sinh TP là điều cần thiết và phải thực hiện để đảm bảo sức khoẻ cho bản than, gia đình và cả xã hội. Giữ vệ sinh ATTP đồng thời tiết kiệm chi phí cho gia đình và xã hội. |
cụ nấu nướng, ăn uống và để vào nơi quy định. - Khi có hiện tượng ngộ độc cần xử lý như thế nào ? - Việc phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc tại gia đình mang lại lợi ích gì cho bản thân, gia đình và xã hội ? |
C. Hoạt động luyện tập: 5’
1.Mục tiêu : nắm vững được những kiến thức cơ bản để làm bài tâp
2.Phương thức:Hđ cá nhân, hđn ,Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ;
hoạt động cả lớp
3.Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân
phiếu học tập nhóm
4.Kiểm tra, đánh giá:
- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau
- Gv đánh giá
5.Tiến trình
Gv : yêu cầu hs hđ cá nhân tl câu hỏi, làm bài tập
- Điều quan trọng nhất các em học được hôm nay là gì? Theo em vấn đề gì
là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?
- HS suy nghĩ và viết ra giấy, GV gọi đại diện một số em, mỗi em sẽ có thời
gian 1 phút trình bày trước lớp về những điều các em đã học và những câu hỏi các
em muốn được giải đáp.
- Yêu cầu HS làm 1 số bài tập trong vbt
- Liên hệ với bản thân, gia đình và địa phương, nêu thêm và ghi vào vở
những việc nên hoặc không nên làm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
D. Hoạt động vận dụng: 3’
1.Mục tiêu : nắm vững được vai trò của các chất dinh dưỡng vận dụng vào thực tế
2.Phương thức:Hđ cá nhân, hđn ,Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ;
hoạt động cả lớp
3.Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân
phiếu học tập nhóm
4.Kiểm tra, đánh giá:
- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau
- Gv đánh giá
5.Tiến trình
Gv: Yêu cầu hs vận dụng kiến thức đã học, tl câu hỏi
- Em hãy quan sát không gian bếp và những hoạt động phục vụ cho bữa ăn trong
nhà mình.
Ghi ra những việc cần làm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bản thân em
thực hiện và chia sẻ với gia đình để cùng thực hiện.
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: 2’
1.Mục tiêu: Tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức
2.Phương thức:Hđ cá nhân, trao đổi với người thân
3.Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân
phiếu học tập nhóm
4.Kiểm tra, đánh giá:
- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau, người thân đánh giá
- Gv đánh giá vào tiết học sau
5.Tiến trình
Gv : hướng dẫn, giao nhiểm vụ về nhà cho hs
- Hiện nay, ở nhiều vùng miền, một số người vẫn thích ăn món tiết canh.
Em có biết những nguy cơ gì trong món tiết canh đó không?
- Em hãy tìm hiểu thêm thông tin trên tivi, báo chí và mạng internet về
những loại thức ăn hoặc các hiện tượng đang được cảnh báo mất vệ sinh an toàn
thực phẩm.
* Về học bài
- Xem bài 17: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn SGK trang
81
- Về nhà học thuộc bài, học thuộc phần ghi nhớ.
- Làm bài tập 2, 3, 4 trang 80 SGK.
- Bảo quản thịt, cá, rau, củ, quả, đậu hạt tươi, đậu hạt khô, gạo khi chuẩn bị
chế biến.
* Rút kinh nghiệm.