Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 BÀI 8: SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÝ TRONG NHÀ Ở (T2) MỚI NHẤT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Bài 8: SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÝ TRONG NHÀ Ở (T.2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Trình bày được vai trò của nhà ở đối với con người.
- Kể tên được mọt số khu vực chính của nhà ở và trình bày được các
yêu cầu đối với các khu vực chính của nhà ở.
- Phân biệt được một số kiểu nhà ở thông thường ở nước ta.
2. Kĩ năng: - Biết vận dụng hợp lý sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp nơi ngủ, góc học
tập, gắn bó và yêu quý nơi ở của gia đình.
3. Thái độ: Yêu quý ngôi nhà của mình và có ý thức giữ gìn nhà ở sạch sẽ.
4.Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực tư duy, năng lực
phân tích, tổng hợp thông tin . Nl hợp tác. Nl sử dụng ngôn ngữ
- Phẩm chất: Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Sưu tầm các tranh ảnh về nhà ở, máy chiếu; Phiếu học tập
2. Học sinh: SGK, sưu tầm tranh ảnh, trang trí nội thất trong gia đình.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A.Hoạt động khởi động: 5’
1.Mục tiêu : huy động kiến thức,tạo hứng thú cho hs.Rèn khả năng hợp tác cho hs.
2.Phương thức:Hđ cá nhân.
3.Sản phẩm : Phiếu học tập
4.Kiểm tra, đánh giá:
- Hs đánh giá
- Gv đánh giá
5.Tiến trình
*Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên chiếu môt số hình ảnh về cách xắp xếp đồ đạc hợp lý và không
hợp lý?
- Dù nơi ở rộng hay hẹp, nhà nhiều phòng hay ít phòng. Nhà ngói hay nhà
tranh… cũng cần phải sắp xếp hợp lí, phù hợp với mọi sinh hoạt của gia đình…
*Thực hiện nhiệm vụ
-Hs : trả lời câu hỏi
Gv : theo dõi
*Báo cáo kết quả
Hs: đại diện nhóm báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
Đặt vấn đề : Giờ trước chúng ta đã được phân chia các khu vực sinh hoạt
trong gia đình. Nhưng để có thể sắp xếp hợp lí nhất các đồ đạc và dụng cụ trong nhà
cần làm thế nào?
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
Hoạt động 1 : Sắp xếp đồ đặc trong từng khu vực: 12’ Mục tiêu : HS nắm được sự sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực sao cho hợp lí. Nhiệm vụ : HS trả lời các câu hỏi GV đưa ra, trao đổi thảo luận nhóm Phương thức hoạt động : hoạt động cá nhân, hoạt động cá nhân. Sản phẩm : nội dung câu trả lời cá nhân của HS, sản phẩm của nhóm ghi vào phiếu học tập Gợi ý tiến trình hoạt động Gv : yêu câu hs hđ cá nhân nghiên cứu sgk, tl câu *Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS đọc mục II.2 SGK/36 kết hợp quan sát 1 số hình ảnh về cách xắp xếp đồ đạc hợp lý và không hợp lý? |
2. Sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực. |
- GV yêu cầu HS đọc, quan sát và suy nghĩ trong thời gian 1 phút tìm hiểu thông tin. - GV yêu cầu Hs hoạt động cặp đôi trong thời gian 3 phút chọn ra đâu là cách sắp xếp hợp lý và đâu là cách sắp xếp không hợp lý? Vì sao cần sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở? *Thực hiện nhiệm vụ - HS cá nhân nghiên cứu trả lời. *Báo cáo kết quả hs trả lời, - GV:Nhận xét -> Chốt lại nội dung chính của mỗi gia đình, sự cần thiết phải bố trí khu vực sinh hoạt. - GV: ở nhà em khu vực sinh hoạt được bố trí như thế nào? Tại sao lại bố trí như vậy? Em có muốn thay đổi không , trình bày lý do. HS: Trả lời - Các hộ gia đình thuộc dân tộc miền núi thường sống ở nhà sàn.......Các hộ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu sống trên thuyền?(Dân tộc: Tiếp khách ->Thờ cúng-> Sinh hoạt chung-> Ngủ, nghỉ đều quanh bếp chính. - ĐBSCL: Đơn sơ, chật hẹp, chủ yếu chỉ để ngủ còn các sinh hoạt khác thì thiếu thốn…..) GV: Sự phân chia khu vực cần tính toán hợp lý tuỳ theo diện tích nhà ở, phù hợp với tính chất, công việc mỗi gia đình cũng như địa phương để đảm bảo cho mọi thành viên sống thoả mái, thuận tiện. *Đánh giá kết quả - 1 HS khác nhận xét. |
- Cách bố trí đồ đạc cần phải thuận tiện, có tính thẩm mỹ song cũng lưu ý đến sự an toàn và để lau trùi, quét dọn. . |
- Gv phân tích thêmGV: Cho học sinh tự sắp xếp đồ dùng học tập trong cặp sách. HS: Sắp xếp tuần tự - GV: Đưa tranh vẽ về sự sắp xếp đồ đạc hợp lý - GV: Kết luận: sắp xếp đồ đạc hợp lí tạo môi trường sống trong nhà ở thoải mái, thuận tiện. GV giáo dục: không cần nhà ở chúng ta phải to thì mới bố trí hợp lí mà chỉ cần 1 ngôi nhà lúc nào cũng sạch sẽ, thoáng, bố trí theo từng không gian, vậy là đã rất đẹp. Bản thân chúng ta cần có thói quen ăn ở sạch sẽ, ngăn nắp. |
|
Hoạt động 2: Một số ví dụ về bố trí, sắp xếp đồ đạc trong nhà ở của Việt Nam: 18’ 1.Mục tiêu : giúp hs hiểu được cách bố trí sắp xếp đồ đạc trong nhà ở các khu vực khác nhau 2.Phương thức: hđ nhóm, hđ cá nhân. 3.Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân, nhóm. phiếu học tập nhóm,hoàn thành nội dung trong vở ghi 4.Kiểm tra, đánh giá: - Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau - Gv đánh giá 5.Tiến trình Gv : yêu câu hs hđ cá nhân nghiên cứu sgk, tl câu *Chuyển giao nhiệm vụ Cho học sinh đọc nội dung mục II.3 SGK/36 kết hợp quan sát hình 2.2 suy nghĩ tìm hiểu thông tin chính. Cho Hs thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi sau: |
3. Một số ví dụ về bố trí, sắp xếp đồ đạc trong nhà ở của người Việt Nam. (Nhóm 1,2) a. Nhà ở nông thôn: - Nhà ở đồng bằng Bắc bộ:Thường có 2 ngôi nhà: |
- Nêu những hiểu biết về nhà ở của địa phương? Đặc điểm địa hình và khí hậu ở đồng bằng sông cửu Long như thế nào? Cách sắp xếp đồ đạc như thế nào?(Nhóm 1) - Em hãy nêu 1 số loại nhà ở thành phố?(Nhóm 2) - Em hãy mô tả kiểu nhà ở miền núi? Tại sao lại bố trí như vậy?( Nhóm 3) ? Đặc điểm chung của nhà ở ở nông thôn Bắc bộ, thành phố, ở đồng bằng sông Cửu Long và ở miền núi? *Thực hiện nhiệm vụ - HS cá nhân nghiên cứu trả lời. *Báo cáo kết quả hs trả lời, - GV:Nhận xét -> Chốt lại nội dung chính của mỗi gia đình, sự cần thiết phải bố trí khu vực sinh hoạt. - GV: ở nhà em khu vực sinh hoạt được bố trí như thế nào? Tại sao lại bố trí như vậy? Em có muốn thay đổi không , trình bày lý do. HS: Trả lời - Các hộ gia đình thuộc dân tộc miền núi thường sống ở nhà sàn.......Các hộ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu sống trên thuyền?(Dân tộc: Tiếp khách ->Thờ cúng-> Sinh hoạt chung-> Ngủ, nghỉ đều quanh bếp chính. - ĐBSCL: Đơn sơ, chật hẹp, chủ yếu chỉ để ngủ còn các sinh hoạt khác thì thiếu thốn…..) GV: Sự phân chia khu vực cần tính toán hợp lý tuỳ theo diện tích nhà ở, phù hợp với tính chất, công việc mỗi gia đình cũng như địa phương để đảm bảo cho mọi thành viên sống thoả mái, thuận tiện. |
+ Nhà chính + Nhà phụ + Ngoài ra còn có chuồng trại chăn nuôi và nhà vệ sinh được đặt ở xa nhà. - Nhà ở đồng bằng sông Cửu Long: Nên sử dụng các đồ vật nhẹ có thể gắn kết với nhau tránh thất lạc khi có nước lên. (Nhóm 3,4) b. Nhà ở thành phố, thị xã: (Nhóm 5,6) c. Nhà ở miền núi: Nhà sàn: - Phần sàn để ở và sinh hoạt - Dưới sàn: để dụng cụ lao động. |
*Đánh giá kết quả - 1 HS khác nhận xét. |
C.Hoạt động luyện tập: 5’
1.Mục tiêu : nắm vững được vai trò của các chất dinh dưỡng để làm bài tâp
2.Phương thức:Hđ cá nhân.
3.Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân
phiếu học tập nhóm
4.Kiểm tra, đánh giá:
- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau
- Gv đánh giá
5.Tiến trình
- Điều quan trọng nhất các em được học hôm nay là gì? Theo em vấn đề gì
là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?
Hãy suy nghĩ và viết ra giấy, GV gọi đại diện một số em, mỗi em sẽ có thời
gian 1 phút trình bày trước lớp về những điều các em đã được học và những câu
hỏi các em muốn được giải đáp.
- Gọi 1 vài học sinh đọc ghi nhớ SGK/33.
- GV phát phiếu bài tập yêu cầu HS hoạt động nhóm trong thời gian 3 phút
thảo luận và hoàn thành :
Trong nhà ở, một vài khu vực có thể đ ược bố trí chung trong cùng một khu
vực. Hãy ghép các khu vực trong nhà ở cho dưới đây thành từng nhóm sao cho phù
hợp nhất.
A. Nơi thờ cúng | F. Nơi học tập |
B. Nơi tiếp khách | G. Nơi tắm giặt |
C. Nơi ngủ, nghỉ | H. Nơi làm kho |
D. Nơi nấu ăn | I. Nơi vệ sinh |
E. Nơi ăn uống | J. Nơi chăn nuôi. |
- Nhóm thảo luận xem nếu cần ghép ba khu vực trong nhà ở với nhau thì đó
là những khu vực nào và có khu vực nào không thể ghép chung được với các khu
vực khác.
- Nhóm thảo luận biện pháp phân chia khu vực trong điều kiện nhà ở chỉ có
một hoặc hai phòng. Khi đó, có những khu vực nào không thể bố trí trong nhà ở
được.
- Gợi ý: Có thể dùng vách ngăn bằng gỗ mỏng, rèm, tủ đứng... để chia khu
vực tạm thời.
- HS báo cáo kết quả những việc mà mình đã làm.
- Bài tập: Đánh dấu (x) vào cột Nên/Không nên trong bảng sau về việc sắp
xếp hợp lí đồ đạc trong nhà ở.
STT | Sắp xếp đồ đạc trong nhà | Nên | Không nên |
01 | Kê giường gần cửa ra vào | ||
02 | Kê giường gần cửa sổ | ||
03 | Kê tủ chắn cửa sổ | ||
04 | Kê ti vi trong phòng khách | ||
05 | Kê bàn học trong phòng khách | ||
06 | Khu vệ sinh bố trí trước nhà và đầu hướng gió | ||
07 | Nhà chật chội thì không thể sắp xếp đồ đạc hợp lí. | ||
08 | Bàn học có thể bố trí trong phòng ngủ | ||
09 | Phòng ngủ nên bố trí ở nơi riêng biệt, yên tĩnh. |
- Hãy lên bảng hãy tóm tắt toàn bộ nội dung bài 8 bằng bản đồ tư duy
D.Hoạt động vận dụng: 3’
1.Mục tiêu : nắm vững được vai trò của các chất dinh dưỡng vận dụng vào thực tế
2.Phương thức:Hđ cá nhân.
3.Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân
4.Kiểm tra, đánh giá:
- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau
- Gv đánh giá
5.Tiến trình
- Đề xuất ý tưởng bố trí lại một vài khu vực trong nhà ở của gia đình em sao cho
khoa học và hợp lí hơn. Trao đổi, bàn bạc với gia đình về ý tưởng của em và cách
thực hiện - Thảo luận với bạn xem ăn uống như vậy đã hợp lí chưa? Giải thích
vì sao?Nếu chưa thì cần điều chỉnh như thế nào cho hợp lí?
- Ghi câu trả lời ra giấy để chia sẻ với các bạn trong nhóm.
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: 2’
1.Mục tiêu: Tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức
2.Phương thức:Hđ cá nhân, trao đổi với người thân
3.Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân
phiếu học tập nhóm
4.Kiểm tra, đánh giá:
- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau, người thân đánh giá
- Gv đánh giá vào tiết học sau
5.Tiến trình
- Trao đổi với người thân, bạn bè để cho biết vì sao người dân ở vùng cao thường
làm nhà kiểu nhà sàn?
- Giáo viên chia nhóm, sau đó mỗi nhóm cùng nhau trao đổi, thảo luận đưa
ra sơ đồ thiết kế, bố trí khu vực trong nhà ở.
*. Về học bài và trả lời các câu hỏi SGK.Xem trước bài 9: Thực hành- Sắp
xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở –SGK trang 39 và sưu tầm tranh .
- Chuẩn bị: Sơ đồ hình 2.7.SGK trang 39 và một số mẫu bìa giáo viên đã
hướng dẫn.
Rút kinh nghiệm.