Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 BÀI 11: SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÝ TRONG GIA ĐÌNH (T2) MỚI NHẤT – CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 11: SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÝ TRONG GIA ĐÌNH (T2)
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết được cách sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở.
- Biết giữ gìn nhà ở sạch sẽ gọn gàng, ngăn nắp.
2. Kỹ năng:
- Sắp xếp được chỗ ở,nơi học tập của bản thân ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.
3. Thái dộ:
- Có ý thức giữ gìn nhà ở sạch đẹp sắp xếp đồ đạc hợp lý
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK, một số tranh ảnh về nhà ở.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi, tranh ảnh về một số khu vực sinh hoạt trong gia đình
C. PHƯƠNG PHÁP
Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học:
+ PPDH gợi mở - vấn đáp
+ PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề
+ PPDH luyện tập, thực hành
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức :
Kiểm tra sĩ số lớp: ……………………………………………………..………
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Nhà ở có vai trò như thế nào đối với đời sống con người? Em hiểu
thế nào là đồ đạc trong gia đình?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG |
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực GV: Theo em đồ đạc ở trong gia đình được bố trí như thế nào? Giống nhau hay khác nhau? HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi GV: Hướng dẫn học sinh lấy một vài ví dụ về việc sắp xếp một số đồ dùng trong gia đình? GV: Cho học sinh tự sắp xếp đồ dùng học tập trong cặp sách. HS: Sắp xếp tuần tự GV: Kết luận Hoạt động 2: Tìm hiểu một số cách bố trí, sắp xếp đồ đạc trong nhà của người Việt Nam. GV: Em hãy nêu một số loại nhà ở thành phố ? Vì sao lại có những đặc điểm đó? HS: Suy nghĩ , trả lời |
2. Sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực. - Cách bố trí đồ đạc cần phải thuận tiện, có tính thẩm mỹ song cũng lưu ý đến sự an toàn và để lau chùi, quét dọn. 3.Một số ví dụ về bố trí, sắp xếp đồ đạc trong nhà ở của người Việt Nam. a. Nhà ở nông thôn. + Nhà ở, ở đồng bằng bắc bộ + Nhà ở đồng bằng sông cửu long (SGK - 36, 37) b.Nhà ở thành phố thị xã, thị trấn. + Nhà ở tập thể trung cư cao tầng: Các khu vực của từng gia đình khép kín, mọi sinh hoạt của gia đình diễn ra trong phạm vi nhà ở được quy hoạch. các khu vực được phân bố như phòng khách, phòng ngủ,... Tùy theo số người ở trong |
GV: Em hiểu thế nào là nhà cấp 1, 2, 3, 4? HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi GV: Kết luận |
gia đình mà chủ nhân có cách bố trí các phòng phù hợp với yêu cầu sử dụng. + Nhà ở độc lập phân chia theo cấp nhà: + Nhà ở dạng khác Kết luận: Tùy thuộc vào đặc điểm của từng gia đình mà chúng ta có thể phân chia cụ thể hoặc tương đối từng khu vực sinh hoạt sao cho hợp lý và thuận tiện cho việc sử dụng. c. Nhà ở miền núi (SGK - 38) |
4.Củng cố
- Cho học sinh đọc phần ghi nhớ SGK - 39
- Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài
5. Hướng dẫn học bài về nhà
- Về nhà học bài theo vở ghi và trả lời các câu hỏi cuối bài
- Cắt bìa làm một số đồ đạc gia đình.
E. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 28/10/2018
Ngày giảng:
BÀI 12: THỰC HÀNH SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÍ TRONG NHÀ Ở (T1)
A. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Củng cố những kiến thức về xắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở.
- Biết cách xắp xếp đồ đạc chỗ ở của bản thân và gia đình.
2. Về kỹ năng:
- Sắp xếp được chỗ ở, nơi học tập của bản thân ngăn nắp, sạch sẽ.
- Rèn luyện tính cẩn thận,sạch sẽ, gọn gàng.
3. Về thái độ:
- Giáo dục nề nếp ăn ở gọn gàng, ngăn nắp.
- Có ý thức giữ gìn nhà ở sạch đẹp và sắp xếp đồ đạc hợp lý.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Chuẩn bị một phòng ở và một số đồ đạc
2. Học sinh: Đọc trước bài 9 SGK cắt bìa làm một số đồ đạc gia đình
C. PHƯƠNG PHÁP
Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học:
+ PPDH gợi mở - vấn đáp
+ PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề
+ PPDH luyện tập, thực hành
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức :
Kiểm tra sĩ số lớp:: ………………………………………………..………
2. Kiểm tra bài cũ :
*Câu hỏi: Em hãy nêu một số kiểu nhà ở của người Việt Nam?
*Đáp án: - Nhà ở nông thôn
- Nhà ở bắc bộ
- Nhà ở đồng bằng sông cửu long
- Nhà ở thành phố, thị trấn
- Nhà ở tập thể
- Căn hộ chung cư
- Nhà ở miền núi.
3/ Bài mới:
Đặt vấn đề: Ở tiết trước chúng ta đã được học cách xắp xếp đồ đạc hợp lý
trong gia đình và nắm được ý nghĩa của nó. Vậy làm thế nào để sắp xếp được đồ đạc
hợp lý trong gia đình.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG |
HĐ 1:Chuẩn bị GV: Yêu cầu kiểm tra lại sơ đồ mặt bằng phòng ở. Đồ đạc đã chuẩn bị ở nhà. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. HĐ 2: Thực hành GV: Hướng dẫn học sinh cách cắt mô hình và đồ đạc trong phòng HS: Làm theo sự hướng dẫn của giáo viên HS: Thực hành GV: Uốn nắn, hướng dẫn HS yếu. GV gọi đại diện Các nhóm trình bày mô hình sắp xếp nhà ở của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét bổ sung. GV: nhận xét, đánh giá phần thực hành của từng nhóm chấm điểm. GV: Yêu cầu kiểm tra lại sơ đồ mặt bằng phòng ở. Đồ đạc đã chuẩn bị ở nhà. HS: Kiểm tra lại đồ đạc. |
I.Chuẩn bị - Đồ đạc chuẩn bị: + Mặt bằng phòng ở + Cắt bìa ( Giường, tủ, bàn ghế, ti vi…) II. Thực hành 1. Cắt sơ đồ mặt bằng và mô hình các đồ đạc trong phòng. Với kích thước cụ thể: + Mặt bằng phòng ở: 35x75 cm + Các đồ đạc Giường: 10x15 cm Tủ đầu giường; 5x8 cm Tủ quần áo: 8x12 cm Bàn học: 8x10 cm Ghế: 2x4 cm Giá sách: 5x10cm |
GV: Quan sát bao quát việc kiểm tra chuẩn bị của học sinh. GV: Căn cứ vào phòng ở và đồ đạc đã chuẩn bị hướng dẫn học sinh cách bố trí đồ đạc trong nhà. HS: Làm theo sự hướng dẫn của giáo viên GV: Với vai trò định hướng uốn nắn cá nhân phân nhóm. HS: Các nhóm đại diện trình bày ý kiến. GV: Bao quát chung GV: Nêu nội dung cần đạt đối chiếu với nội dung lý thuyết. |
4. Củng cố
Bài học trong 2 tiết, tiết 1 chúng ta dừng lại ở phần trình bày ý kiến sắp xếp đồ
đạc. 5. Hướng dẫn về nhà:
- Cắt bằng bìa sơ đồ mặt bằng phòng ở và đồ đạc theo hình 2.7 trang 39
SGK (có thể phóng to).
- Tập sắp xếp đồ đạc ở nhà.
E. RÚT KINH NGHIỆM