Giáo án Sinh học 12 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể mới nhất

Tải xuống 6 1.4 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 12 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                    BÀI 36: QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁ CÁ THỂ TRONG QTSV.
* Kiểm tra bài cũ: Không
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1.
Tình huống xuất phát (mở đầu)
(1) Mục tiêu: Giúp HS tìm kiếm kênh tiếng, kênh hình,.. Từ đó đặt ra được vấn đề
và câu hỏi chính của bài học. (Học sinh biết được mục tiêu của chuyên đề hướng
tới).
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Tạo tình huống có vấn đề
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: HS xem 1 đoạn phim khoa học và trả lời theo câu
hởi của GV
(4) Phương tiện dạy học: Đoạn phim về cuộc sống quần thể và bầy đàn của một số
động vật
(5) Sản phẩm:
HS trả lời Sinh vật có sống đơn lẻ không? Sống theo hình thức
nào?Tại sao chúng lại sống theo hình thức đó? Liệu rằng giữa chúng có xảy ra xung
đột không?
Nội dung của HĐ1 : HS cùng xem một đoạn phim khoa học động vật và trả lời
theo câu hỏi của GV:
- Sinh vật có sống đơn lẻ không?
- Sống theo hình thức nào?
- Tại sao chúng lại sống theo hình thức đó?
- Liệu rằng giữa chúng có xảy ra xung đột không?

Hoạt động của GV: Hoạt động của HS:
- Chiếu phim cho tình huống
- HS thảo luận và đưa ra đáp án phù hợp
- GV đánh giá.
- HS trao đổi cặp đôi để trả lời
- Báo cáo kết quả.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 2. QTSV và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
(1) Mục tiêu: nắm được khái niệm QT, quá trình hình thành QT và mối quan hệ trong
QT: hỗ trợ và canh tranh.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Chuyên gia, mảnh ghép, phòng tranh, góc
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Các nhóm chuyên gia hoạt động → các nhóm mảnh
ghép hoạt động theo các góc.
(4) Phương tiện dạy học: tranh ảnh, thước, máy chiếu, bảng nhóm, bút lông, phấn
(5) Sản phẩm: Mỗi HS thu nhận kiến thức về khái niệm QT, quá trình hình thành
QT và mối quan hệ trong QT: hỗ trợ và canh tranh từ bạn mình.
Dự kiến các nội dung HS chuẩn bị
I. Khái niệm về quần thể:
Quần thể là nhóm cá thể của một loài, phân bố trong vùng phân bố của loài một
thời gian nhất định, có khả năng sinh ra các thế hệ mới hữu thụ, kể cả loài sinh sản
vô tính hay trinh sản
VD: SGK
II. Các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể:
1. Quan hệ hỗ trợ:
- Quan hệ hỗ trợ là sự tụ họp, sống bầy đàn, sống thành xã hội (trong nhiều
trường hợp, quần tụ chỉ là tạm thời ở những thời gian nhất định như các con sống
quây quần bên cha, mẹ hoặc các cá thể họp đàn để sinh sản săn mồi hay chống kẻ
thù)
- Trong cách sống đàn cá thể nhận biết nhau bằng các mùi đặc trưng, màu sắc
đàn, vũ điệu,..
- Hiệu suất nhóm: Là đặc điểm sinh lý và tập tính sinh thái có lợi: giảm lượng
tiêu hao oxi, tăng cường dinh dưỡng…
2. Quan hệ cạnh tranh:
- Khi mật độ quần thể vượt quá “sức chứa đựng” của môi trường các cá thể
cạnh tranh nhau làm giảm mức tử vong, giảm mức sinh sản… đó là hiện tượng tỉa
thưa.
- Ngoài ra còn có kiểu quan hệ: Kí sinh cùng loài, ăn thịt đồng loại trong những
điều kiện môi trường xác định, giúp cho loài tồn tại và phát triển ổn định.
Nội dung của hoạt động 2:GV chuyển giao nhiệm vụ cho các nhóm chuyên gia
chuẩn bị trước ở nhà trên giấy A
0
- Nhóm 1: + QTSV là gì? VD minh họa
+ Quá trình hình thành QTSV
- Nhóm 2: Trình bày về quan hệ hỗ trợ trong QT: khái niệm, VD và vai trò của mối
quan hệ này
- Nhóm 3: + Hiệu quả nhóm ( Hiệu suất nhóm) là gì ? VD? ý nghĩa
+ Hoàn thành bảng 36 Quan hệ hỗ trợ giữa các loài trang 158
+ Câu hỏi lệnh ở trang 159
- Nhóm 4: Trình quan hệ cạnh tranh trong QT: KN, VD, các kiểu cạnh tranh
nào? VD? Ý nghĩa của sự cạnh tranh ?
GV chia thành 4 nhóm mảnh ghép và cho đứng vào 4 góc ứng với 4 tranh của
nhóm chuyên gia chuẩn bị. GV điều khiển cho các nhóm mảnh ghép hoạt động
trong 3 phút theo sơ đồ sau:

Góc 1 Góc 2
Góc 4 Góc 3
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV: Yêu cầu HS thuộc nhóm chuyên gia tại
mỗi góc giảng giải lại nội dung cho các bạn nắm
và giải đáp các thắc mắc bạn mình đưa ra.
- GV hỗ trợ HS về nội dung và hình thức trình
bày
- GV hoàn thiện kiến thức.
- Đại diện HS nhóm chuyên
gia thuyết trình, các HS khác
bổ sung.
- Các bạn HS khác tại mỗi góc
nghe nhóm chuyên gia thuyết
trình và đặt câu hỏi.

C. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
HOẠT ĐỘNG 4. Bài tập
(1) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về QT và các mối quan hệ trong quần thể
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Động não viết
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: HS giải bài tập
(4) Phương tiện dạy học: bảng nhóm hoặc giấy A
0, bút lông,...
(5) Sản phẩm: Hoàn thành các bài tập

Nội dung của hoạt động 4
Câu 1. Những đặc điểm nào dưới đây có thể có ở một quần thể sinh vật?
1. Quần thể là tập hợp của nhiều cá thể sinh vật.
2. Quần thể là tập hợp của các cá thể cùng loài.
3. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.
4. Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở nhiều nơi xa nhau.
5. Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.
6. Quần thể có thể có khu vực phân bố rộng
Câu 2: Tập hợp sinh vật nào dưới đây thuộc quần thể?
1. Cá trắm cỏ trong ao.
2. Cá rô phi đơn tính.
3. Bèo trên mặt ao.
4. Sen đỏ trong đầm.
5. Các cây ven hồ.
6. Voi ở khu bảo tồn Yokđôn.
7. Ốc bươu vàng ở ruộng lúa.
8. Chuột trong vườn.
9. Chim ở luỹ tre làng
Câu 3. Điều nào sau đây không đúng với vai trò quan hệ hỗ trợ?

A. Tạo nguồn dinh dưỡng cho quần thể.
tại ổn định.
B. Đảm bảo cho quần thể tồn

 

C. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
và sinh sản của các cá thể.
D. Làm tăng khả năng sống sót

Câu 4: Cá Vược Châu Âu khi trưởng thành là cá dữ, nó sẽ ăn thịt con của mình.
Đây là hình thức:
A. cạnh tranh dinh dưỡng B. kí sinh cùng loài C. ăn thịt đồng loại
D. vật ăn thịt – con mồi

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV đưa ra bài tập và hướng dẫn HS hoàn - HS hoạt động theo hướng dẫn của GV

 

thành bài tập

D. NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP
HOẠT ĐỘNG 5. Bài tập, chuẩn bị cho tiết 2.
(1) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn và giải thích các hiện tượng cụ thể.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Động não viết
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: HS giải bài tập
(4) Phương tiện dạy học: Nội dung bài tập và vở viết
(5) Sản phẩm: Vận dụng được các hiện tượng cụ thể
Nội dung của hoạt động 5:
Câu 1. Về lý thuyết, cạnh tranh cùng loài là rất khốc liệt, vì sao? Tại sao trên thực
tế, sự cạnh tranh cùng loài ít khi xảy ra?
Câu 2. Tại sao nói quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh trong quần thể là các đặc
điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, giúp cho quần thể tồn tại và phát
triển ổn định?
Câu 3. Hãy điền vào bảng sau:

Nội dung: Ở thực vật: Ở động vật:
1. Nguyên nhân
dẫn đến cạnh
tranh
2. Hình thức cạnh
tranh
3. Kết quả cạnh
tranh
4. Ý nghĩa của
cạnh tranh

E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Học bài theo câu hổi SGK phần kiến thức liên quan tiết học
- Chuẩn bị nội dung tiết 2 của chủ đề : “CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA

QUẦN THỂ SINH VẬT” 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 12 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 12 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 12 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 12 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 12 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 12 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể mới nhất (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống