Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN SINH HỌC 12 GIÁO ÁN SINH HỌC 12 BÀI 25: HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN MỚI NHẤT - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Bài 25: HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, HS cần:
1. Kiến thức:
- Giải thích được nội dung chính của học thuyết Đacuyn.
- Nêu được những ưu, nhược điểm của học thuyết Đacuyn.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh; tư duy, suy luận...
3. Thái độ:
- Giải thích được tính đa dạng và tiến hoá của sinh giới ngày nay.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: - Tranh H25 SGV/105
- Tranh vẽ phóng hình 25.1, 25.2 SGK
2. HS: Vở ghi + SGK
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Hãy nêu 1 số bằng chứng phôi sinh học (tế bào học, sinh học phân tử) để chứng
minh mọi sinh vật trên trái đất đều có chung 1 nguồn gốc?
3.Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
*Hoạt động 1: Tìm hiểu học thuyết Đacuyn -Gv: Đacuyn đã qs đc những gì trong chuyến đi vòng quanh t/giới của mình và từ đó rút ra đc điều gì để xây dựng học thuyết tiến hoá? (PHT) |
I- Học thuyết Lamac: giảm tải không dạy II. Học thuyết tiến hóa ĐacUyn |
-Hs: Đaccuyn đã thu thập đc các bằng chứng hóa thạch ở Nam Mĩ, các bằng chứng địa lí SH cho thấy các loài giống nhau là do chúng có cùng tổ tiên, sự khác biệt giữa các loài là do chúng có đc các BD DT thích nghi với điều kiện MT. -Gv: Đacuyn nhận thấy, các sv sống trên các đảo có cùng vĩ độ ở các vùng khác nhau trên t/g ko giống nhau mà chúng chỉ giống với những sv sống ở vùng đất liền gần kề. Từ qs này, Dacuyn đã rút ra đc điều gì về vai trò của yếu tố DT? -Hs:... -Gv: Các biến dị theo quan niệm của Đacuyn di truyền học hiện đại gọi là biến dị gì? -Hs: biến dị tổ hợp và thường biến. -Gv: Quá trình CLTN diễn ra như thế nào? kết quả của nó? -Hs: tác động lên mọi sinh vật và phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. -Gv: Vật nuôi, cây trồng có chịu tác động của chọn lọc không? kết quả của quá trình chọn lọc này như thế nào? -Hs: -Gv: Chiều hướng tiến hóa theo ĐacUyn là gì? GV: Đacuyn đã giải thích nguồn gốc và quan hệ các loài trên trái đất như thế nào? |
1. Nguyên nhân tiến hóa - Chọn lọc tự nhiên thông qua các đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật - KN CLTN: là quá trình hình thành những biến dị có lợi và đào thải những biến dị có hại đối với bản thân sv. 2. Cơ chế tiến hóa - Sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại dưới tác động của CLTN trải qua lịch sử - Nhân tố tiến hóa: + Biến dị cá thế: + CLTN 3. Sự hình thành các đặc điểm thích nghi - Là sự tích lũy những biến dị có lợi dưới tác dụng của CLTN: Chọn lọc tự nhiên đã đào thải các dạng kém thích nghi, bảo tồn những dạng thích nghi nhất với hoàn cảnh sống. 4. Quá trình hình thành loài - Loài được hình thành dưới tác động của CLTN theo con đường phân li tính trạng từ 1 nguồn gốc chung. 5. Chiều hướng tiến hóa: |
GV: Em hãy chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm của Đacuyn? HS: - Ưu: + Phát hiện ra 2 đặc tính cơ bản của sinh vật: Biến dị và di truyền làm cơ sở cho tiến hóa + Giải thích thành công sự hình thành Đ2TN + Xây dựng được luận điểm về nguồn gốc thống nhất các loài. - Nhược: Đacuyn chưa hiểu rõ về nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền biến dị. |
- Ngày càng đa dạng phong phú, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lý. 6. Ưu điểm và hạn chế * Ưu điểm: + Phát hiện ra 2 đặc tính cơ bản của sinh vật: Biến dị và di truyền làm cơ sở cho tiến hóa + Giải thích thành công sự hình thành Đ2TN + Xây dựng được luận điểm về nguồn gốc thống nhất các loài. * Hạn chế - Chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị ko DT - Chưa hiểu nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế DT biến dị - Chưa thấy được vai trò của sự cách li đối với việc hình thành loài. |
4. Củng cố:
- HS trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài.
- GV tóm tắt nội dung chính của bài.
5. Dặn dò:
- Câu hỏi và bài tập về nhà.(1’)
- Học bài và làm bài theo SGK.