Giáo án Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mới nhất - CV5512

Tải xuống 8 3.2 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN SINH HỌC 12 BÀI 5: NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ MỚI NHẤT - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

Bài giảng Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

                                       Bài 5 . NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Mô tả được cấu trúc siêu hiển vi của NST. Những biến đổi hình thái NST qua các kì phân
bào và cấu trúc được duy trì liên tục qua các chu kì tế bào.
- Nêu nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc NST, kể tên và nêu được cơ chế các loại đột
biến cấu trúc NST và hậu quả , ý nghĩa của dạng đột biến này trong tiến hoá
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ sống: kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, lắng nghe tích cực,thể hiện sự tự tin khi
trình bày,ra quyết định,quản lí thời gian,.
3. Thái độ
- Thấy được tính cấp thiết của việc bảo vệ môi trường, ngăn ngừa, giảm thiểu việc sử dụng
các tác nhân gây đột biến gen.
- Bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn gen động và thực vật quý hiếm.
- Tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện, hình thành thói quen tốt trong cuộc sống hằng
ngày như giữ chế độ ăn uống, làm việc, luyện tập thể dục, nghỉ ngơi.
4. Năng lực hướng tới:
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin; biết phân tích
tình huống, phát hiện và nêu được tình huống, biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải
quyết vấn đề; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất đặt ra trong học tập và cuộc sống.
- Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội: Vận dụng được kiến thức khoa học vào một số tình
huống cụ thể; mô tả, dự đoán, giải thích hiện tượng, giải quyết các vấn đề một cách khoa học. Biết
ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của bản thân, gia đình và
cộng đồng.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ và thể chất: Phát triển ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thông qua trình
bày, tranh luận, thảo luận về tập tính. Có thói quen và biết lựa chọn các hình thức tập luyện TDTT
phù hợp để cải thiện và nâng cao các tố chất thể lực cơ bản cho bản thân.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Thiết bị dạy học
1. Bảng số lượng NST ( 2n) của 1 số loài sinh vật
2. Sơ đồ biến đổi hình thái của NST qua các kì của quá trình nguyên phân
3. Sơ đồ cấu trúc NST
4. Sơ đồ sự sắp xếp cua ADN trong NST của sinh vật nhân chuẩn
2. Học sinh : Nghiên cứu bài mới , làm bài tập về nhà, học bài cũ ,chuẩn bị mô hình học tập theo
yêu cầu giáo viên.
III. PHƯƠNG PHÁP , KỸ THUẬT DẠY HỌC:
Giáo viên linh hoạt chọn các phương pháp và kỹ thuật dạy học sau cho phù hợp bài
học
Hoạt động nhóm theo dự án và trải nghiệm sáng tạo + hướng dẫn học sinh phát triễn năng lực tự
học + bàn tay nặn bột + một số phương pháp khác
Kỹ thuật khăn trãi bàn + kỹ thuật mãnh ghép + đóng vai chuyên gia + một số kỹ thuật khác
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động / tạo tình huống:
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Tìm hiểu hình thái ,cấu trúc NST

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Gv thông báo : ở sinh vật có nhân chính
thức,VCDT ở cấp độ tế bào là NST
Tìm hiểu hình thái ,cấu trúc NST
? VCDT ở vi rut và sv nhân sơ là gì ?( ở
VR là ADN kép hoặc down hoặc ARN.
Ở sv nhân sở là ADN mạch kếp dạng
vòng.
Gv thông báo: chúng ta tìm hiểu về vcdt
ở sv nhân thực đó là NST
* HS đọc mục I.3.a tìm hiểu về vật chất
cấu tạo nên NST, tính đặc trưng của bộ
NST mỗi loài, trạng thái tồn tại của các
NST trong tế bào xôma
* GV yêu cầu hs nhớ lại kiến thức cũ về
phân bào? Hình thái NST qua các kì
phân bào và đưa ra nhận xét
I. Nhiễm sắc thể
1. Hình thái và cấu trúc hiển vi của
NST

 

( yêu cầu nêu dc :hình dạng đặc trưng
cho từng loài và nhin rõ nhất ở kì giữa
của np)
bộ NST ở các loài khác nhau có khác
nhau ko?
** Quan sát hình 5.1 sgk hãy mô tả cấu
trúc hiển vi của NST ??
? Tâm động có chức năng gì
( GV bổ sung thêm kiến thức SGK)
Tìm hiểu về cấu trúc siêu hiển vi của
NST
- GV cho hs quan sát tranh hình 5.2 sgk
* Hình vẽ thể hiện điều gi?( mức độ
xoắn)
Gv đặt vấn đề: trong nhân mỗi tế bào
đơn bội chứa 1m ADN, bằng cách nào
lượng ADN khổng lồ này có thể xếp
gọn trong nhân
Hs:ADN được xếp vào 23 NST và được
gói gọn theo các mức độ xoắn cuộn
khác nhau làm chiều dài co ngắn lại
hàng nghìn lần
? NST được cấu tạo từ những thành
phần nào?
?Trật tự sắp xếp của pt ADN và các
khối cầu prôtêin
? Cấu tạo của 1 nuclêoxôm
? Chuỗi poli nuclêôxôm
? đường kính của sợi cơ bản ,sợi nhiễm
sắc
2. Cấu trúc siêu hiển vi
Thành phần : ADN và prôtêin hi ston
* Các mức cấu trúc:
+ Sợi cơ bản( mức xoắn 1)
+ Sợi chất nhiễm sắc( mức xoắn 2)
+ Crômatit ( mức xoăn 3)
* Mỗi NST có 3 bộ phận chủ yếu
+ Tâm động:
+đầu mút
+Trình tự khởi đầu nhân đôi ADN

 

??Dựa vào cấu trúc hãy nêu chức năng
của NST: ?
-Lưu giữ ,bảo quản vf truyền đạt TTDT
( lưu giữ nhờ mang gen, bảo quản vì
ADN liên kết với histon và các mức độ
xoắn khác nhau. truyền đạt vì có khả
năng tự nhân đôi, phân li ,tổ hợp )

Hoạt đông 2 : Tìm hiểu đột biến cấu trúc NST

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt đông 2 : Tìm hiểu đột biến cấu
trúc NST
* GV yêu cầu hs đọc thông tin sgk nêu
khái niệm đột biến cấu trúc nst
? Có thể phát hiện đột biến cấu trúc
NST bằng cách nào
Pp tế bào vì NST là vcdt ở cấp độ tế
bào)
GV phát PHT cho hs yêu cầu
hoàn thành pht
Từ sơ đồ ABCDE. FGHIK
? Đoạn bị mất có thể là E. FG dc ko?
tại sao đb dạng này thường gây chết (
do mất cân bằng hệ gen)
*Tại sao dang đột biến đảo đoạn ít hoặc
ko ảnh hưởng đến sức sống
( ko tăng,ko giảm VCDT ,chỉ làm tăng
sự sai khác giữa các NST)
*Tại sao dạng đb chuyển đoạn thường
gây hậu quả nghiêm trọng?
II. Đột biến cấu trúc NST
1. Khái niệm
Là những biến đổi trong cấu trúc của
NST, có thể làm thay đổi hình dạng và
cấu trúc NST
2. Các dạng đột biến cấu trúc NST
và hậu quả của chúng
* Nguyên nhân:
- Tác nhân vật lí, hoá học , sinh học
* Các dạng đột biến cấu trúc NST và
hậu quả của chúng
Đáp án phiếu học tập

 

( Do sự chuyển đoạn có thay đổi lớn
trong cấu trúc,khiến cho các NST trong
cặp mất trạng thái tương đồng → khó
khăn trong phát sinh giao tử )

3. Hoạt động luyện tập :
Phân biệt các dạng đột biến

Dạng đột
biến
Khái niệm hậu quả Ví dụ
1. Mất
đoạn
sự rơi rụng từng đoạn
NST,làm giảm số lưọng gen
trên đó
thường gây chết, mất đoạn
nhỏ không ảnh hưởng
mất đoạn NST 22 ở
người gây ung thư
máu
2. Lặp
đoạn
1 đoạn NST bị lặp lại 1 lần
hay nhiều lần làm tăng số
lưọng gen trên đó
Làm tăng hoặc giảm cường
độ biểu hiện của tính trạng
lặp đoạn ở ruồi giấm
gây hiện tượng mắt lồi
, mắt dẹt
3. đảo
đoạn
1 đoạn NST bị đứt ra rồi quay
ngược 1800 làm thay đổi
trình tự gen trên đó
Có thể ảnh hưởng hoặc
không ảnh hưởng đến sức
sống
ở ruồi giấm thấy có 12
dạng đảo đoạn liên
quan đến khả năng
thích ứng nhiệt độ
khác nhau của môi
trường
4.
Chuyển
đoạn
Là sự trao đổi đoạn giữa các
NST không tương đồng ( sự
chuyển đổi gen giữa các
nhóm liên kết )
- chuyển đoạn lớn thường
gây chết hoặc mất khả năng
sinh sản. đôi khi có sự hợp
nhất các NST làm giảm số
lượng NST của loài, là cơ
chế quan trọng hình thành
loài mới
- chuyển đoạn nhỏ ko ảnh
hưởng gì


4. Hoạt động vận dụng :
Trong 1 quần thể ruồi giấm người ta phát hiện NST số III có các gen phân bố theo những trình tự khác
nhau như sau
1. ABCGFEDHI
2. ABCGFIHDE
3. ABHIFGCDE

Cho biết đây là những đột biến đảo đoạn NST. Hãy gạch dưới những đoạn bị đảo và thử xác
định mối liên hệ trong qt phát sinh các dạng bị đảo đó.
5. Hoạt động mở rộng :
Ở 4 dòng ruồi giấm có trình tự các gen trên nhiễm sắc thể số 2 là:

Dòng 1: A B F . E H G I D C K.
Dòng 3: A B C D E . F G H I K.
Dòng 2: A B F . E D C G HI K.
Dòng 4: A B F . E H G C D I K.
Giả thiết dòng 1 là dòng gốc và mỗi lần đột biến xảy ra chỉ có một dạng, ở một vị trí thì các dòng
mới đã tạo được ra theo trình tự nào sau đây là đúng?
A. Dòng 1 Dòng 3 Dòng 4 dòng 2. B. Dòng 1 Dòng 2 Dòng 4 dòng 3.

C. Dòng 1 Dòng 4 Dòng 3 dòng 2. D. Dòng 1 Dòng 4 Dòng 2 dòng 3.
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC :
1. HD học bài cũ :
Sơ đồ hóa bằng sơ đồ tư duy về nội dung bài học
2. HD chuẩn bị bài mới :
Giao nhiệm vụ:
Nhóm 1- Tìm hiểu khái niệm đột biến số lượng nhiểm sắc thể ? phân biệt các dạng
đột biến số lượng NST ?
Nhóm 2- Tìm hiểu cơ chế đột biến số lượng nhiễm sắc thể ? hậu quả?
Nhóm 3- Tìm hiểu ý nghĩa các dạng bài tập đột biến số lượng nhiễm sắc thể ?
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mới nhất - CV5512 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mới nhất - CV5512 (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mới nhất - CV5512 (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mới nhất - CV5512 (trang 8)
Trang 8
Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống