Giáo án Sinh học 12 Bài 4: Đột biến gen mới nhất - CV5512

Tải xuống 7 2.4 K 9

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN SINH HỌC 12 BÀI 4: ĐỘT BIẾN GEN MỚI NHẤT - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                                                            Bài: 04 ĐỘT BIẾN GEN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học sinh cần phải:
- Hiểu được khái niệm đột biến, thể đột biến
-
Nêu được nguyên nhân gây đột biến và cách thức tác động
- Nêu cơ chế chung của các dạng đột biến gen,
- Hậu quả của đột biến gen
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ sống: kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, lắng nghe tích cực,thể hiện sự tự tin khi
trình bày,ra quyết định,quản lí thời gian,.
3. Thái độ
- Thấy được tính cấp thiết của việc bảo vệ môi trường, ngăn ngừa, giảm thiểu việc sử dụng
các tác nhân gây đột biến gen.
- Bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn gen động và thực vật quý hiếm.
- Tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện, hình thành thói quen tốt trong cuộc sống hằng
ngày như giữ chế độ ăn uống, làm việc, luyện tập thể dục, nghỉ ngơi.
4. Năng lực hướng tới:
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
- Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội:
- Phát triển năng lực ngôn ngữ và thể chất:
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Thiết bị dạy học
- Tranh ảnh, tài liệu sưu tầm về biến dị, đặc biệt là đột biến gen ở động vật ,thực vật và con
người.
- Sơ đồ cơ chế biểu hiện đột biến gen
- Hình 4.1,4.2 sách giáo khoa
2. Học sinh : Nghiên cứu bài mới , làm bài tập về nhà, học bài cũ ,chuẩn bị mô hình học tập
theo yêu cầu giáo viên.
III. PHƯƠNG PHÁP , KỸ THUẬT DẠY HỌC:
Giáo viên linh hoạt chọn các phương pháp và kỹ thuật dạy học sau cho phù hợp bài
học

Hoạt động nhóm theo dự án và trải nghiệm sáng tạo + hướng dẫn học sinh phát triễn năng lực tự
học + bàn tay nặn bột + một số phương pháp khác
Kỹ thuật khăn trãi bàn + kỹ thuật mãnh ghép + đóng vai chuyên gia + một số kỹ thuật khác
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động / tạo tình huống:
Cho học sinh xem thông tin về bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm. Vì sao lại bị như vậy?
Cơ chế gây bệnh về mặt di truyền là gì?
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đột biến gen và các dạng đột biến gen

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Tìm hiểu về đột biến gen
Gv lấy vd cho hs hiểu: người bị bạch
tạng do gen lặn (a) quy định
Aa, AA : bình thường
-aa : biểu hiện bạch tạng→ thể đột biến
hoặc chỉ khi MT thuận lợi nó mới biểu
hiện: ruồi có gen kháng DDT chỉ trong
MT có DDT mới biểu hiện
? Vậy thể đột biến là gì
Tìm hiểu các dạng đột biến gen
Cho hs quan sát tranh về các dạng ĐB
gen : yêu cầu hs hoàn thanh PHT

Dạng ĐB Khái niệm Hậu quả
Thay thê 1
cặp nu
I. Đột biên gen
1. Khái niệm
- Là những biến đổi nhỏ trong cấu của gen
liên quan đến 1 (đột biến điểm ) hoặc một
số cặp nu
- Đa số đột biến gen là có hại, một số có
lợi hoặc trung tính
*
Thể đột biến: là những cá thể mang đột
biến đã biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể

 


Thêm hoặc
mất 1 cặp
nu
GV: Tại sao cùng la ĐB thay thế cặo nu
mà có trường hợp ảnh hưởng đến cấu
trúc của prôtêin, có trường hợp ko, yếu
tố quyết định là gì ?
2. Các dạng đột biến gen ( chỉ đề cập
đến đột biến điểm)
- Thay thê một cặp nu
- Thêm hoặc mất một cặp nu

Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
? Nguyên nhân nào gây nên đôt biến
gen
Hs trình bày dc các tác nhân gây đột
biến
? Vậy nguyên nhân nào làm tăng các tác
nhân đột biến có trong MT?
(- Hàm lượng khí thải tăng cao đặc
biệt la CO
2 làm trái đất nóng lên gây
hiệu ứng nhà kính
- Màn chắn tia tử ngoại dò rỉ do khí
thải nhà máy, phân bón hoá học, cháy
rừng….
- Khai thác và sử dụng ko hợp lí
nguồn tài nguyên thiên nhiên)
? Cách hạn chế
(hạn chế sử dụng các nguyên liệu hoá
chất gây ô nhiễm MT, trồng nhiều cây
xanh, xử lí chất thải nhà máy, khai thác
tài nguyên hợp lí )
II. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột
biến gen
1. Nguyên nhân
- Tia tử ngoại
- Tia phóng xạ
- Chất hoá học
- Sốc nhiệt
- Rối loạn qt sinh lí sinh hoá trong cơ thể
- Một số vi rút...
2. Cơ chế phát sinh đột biến gen
a. Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi
ADN
* Cơ chế : bazơ niơ thuộc dạng hiếm ,có
những vị trí liên kết hidro bị thay đổi
khiến chúng kết cặp không đúng khi tái
bản

 

*Gv cho hs đọc mục II.2agiải thích các
trạng thái tồn tại của bazơnitơ: dạng
thường và dạng hiếm
- HS quan sát hinh 4.1 SGK
? Hình này thể hiện điều gì ? cơ chế của
qt đó
*GV: Đột biến phát sinh sau mấy lần
ADN tái bản? yêu cầu hs điền tiếp vào
phần nhánh dòng kẻ còn để trống trong
hình, đó là cặp nu nào?
- HS đọc muc II.2b nêu các nhân tố gây
ĐB và kiểu ĐB do chúng gây ra.
b. Tác động của các nhân tố đột biến
- Tác nhân vật lí (tia tử ngoại)
- Tác nhân hoá học( 5BU): thay thế cặp A
T bằng G-X
- Tác nhân sinh học (1 số virut): đột biến
gen

Hoạt động 3: tìm hiểu về hậu quả chung và ý nghĩa của đột biến gen

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hs đọc mục III.1
? Loại đột biến nào có ý nghĩa trong tiến
hóa
? đột biến gen có vai trò như thế nào
? Tại sao nói đột biến gen là nguồn
nguyên liệu quan trọng cho tiến hoá và
chọn giống trong khi đa số đb gen có
hại, tần số đb gen rất thấp
(Do 1 số đb trung tính hoặc có lợi và so
với đb NST thì ĐB gen phổ biến hơn và
ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống
)
III. Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen
1. Hậu quả của đôt biến gen
- Đột biến gen làm biến đổi cấu trúc
mARN biến đổi cấu trúc prôtêin thay đổi
đột ngột về 1 hay 1 số tính trạng.
- Đa số có hại, giảm sức sốn, gen đột biến
làm rối loạn qt sinh tổng hợp prôtêin
- Một số có lợi hoặc trung tính
2. Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen
a. Đối với tiến hoá
- Làm xuất hiện alen mới
- Cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá và
chọn giống.
b. Đối với thực tiễn

3. Hoạt động luyện tập :
- Bổ sung: minh hoạ cho những hậu quả của các dang đột biến gen bằng sơ đồ
Mạch gốc : - XGA – GAA –TTT –XGA -

m A RN
a.a
-GXU –XUU –AAA –GXU
-ala –
leu – lys – ala
thay A=X
:

Mạch gốc : -XGA –GXA –TTT –XGA
m A RN -GXU –XGU –AAA –GXU
a.a : -ala – arg – lys – ala
- Phân biệt đột biến và thể đột biến.
- Đột biến gen là gi? Được phát sinh như thế nào?
- Mối quan hệ giữa ADN – ARN - Pr tính trạng, hậu quả của đột biến gen.
4. Hoạt động vận dụng :
Câu 1:
Trong quá trình nhân đôi ADN, Guanin dạng hiếm gặp bắt đôi với nucleôtit bình thường
nào dưới đây có thể gây nên đột biết gen?
A. Ađêmin. B. Timin C. Xitôzin. D. 5 - BU.
Câu 2:Gen đột biến sau đây luôn biểu hiện kiểu hình kể cả khi ở trạng thái dị hợp là:
A. Gen quy định bệnh bạch tạng. B. Gen quy định bệnh mù màu.
C. Gen quy định máu khó đông. D. Gen quy định bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.

Câu 3: Loại gen khi bị đột biến không làm thay đổi vật chất di truyền trong nhân tế bào là:
A. Gen trên NST thường. B. Gen trên NST giới tính.
C. Gen trên phân tử ADN dạng vòng D. Gen trong tế bào sinh dưỡng.
Câu 4: Có 1 trình tự mARN 5’ AXX GGX UGX GAA XAU 3’ mã hóa cho 1 đoạn polipeptit
gồm 5 axit amin. Sự thay thế nuclêôtit nào dẫn đế việc đoạn polipeptit này chỉ con lai 2 axit amin.
A. Thay thế X ở bộ 3 nuclêôtit thứ 3 bằng A. B. Thay thế G ở bộ 3 nuclêôtit thứ 4 bằng U.
C. Thay thế G ở bộ 3 nuclêôtit thứ 2 bằng A. D. Thay thế A ở bộ 3 nuclêôtit thứ 5 bằng G.
5. Hoạt động mở rộng :
Câu 1:
Một gen A có 2998 liên kết hoá trị giữa các nuclêôtit, gen này bị đột biến điểm thành gen
a, khi gen a nhân đôi liên tiếp 3 lần đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 20986 nuclêôtit tự do.
Đột biến gen A thành gen a thuộc dạng:
A. Thay thế cặp nuclêôtit khác loại B. Mất cặp nuclêôtit C. Thêm cặp nuclêôtit. D. Đão vị trí
cặp nucleotit
Câu 2: Giả sử gen B ở sinh vật nhân thực gồm 2400 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại ađênin (A)
gấp 3 lần số nuclêôtit loại guanin (G). Một đột biến điểm xảy ra làm cho gen B bị đột biến thành
alen b. Alen b có chiều dài không đổi nhưng giảm đi 1 liên kết hiđrô so với gen B. Số lượng từng
loại nuclêôtit của alen b là:
A. A = T = 899; G = X = 301. B. A = T = 299; G = X = 901.
C. A = T = 901; G = X = 299. D. A = T = 301; G = X = 899.
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC :
1. HD học bài cũ :
Sơ đồ hóa bằng sơ đồ tư duy về nội dung bài học
2. HD chuẩn bị bài mới :
- Sưu tầm tài liệu về đột biến ở sinh vật
- Đọc trước bài 5 . Đọc mục em có biết trang 23 sách giáo khoa
Giao nhiệm vụ:
Nhóm 1- Tìm hiểu nhiểm sắc thể ? Cấu trúc nhiễm sắc thể ?
Nhóm 2- Tìm hiểu đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ? hậu quả?
Nhóm 3- Tìm hiểu các dạng bài tập đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ?


Xem thêm
Giáo án Sinh học 12 Bài 4: Đột biến gen mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 12 Bài 4: Đột biến gen mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 12 Bài 4: Đột biến gen mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 12 Bài 4: Đột biến gen mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 12 Bài 4: Đột biến gen mới nhất - CV5512 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 12 Bài 4: Đột biến gen mới nhất - CV5512 (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 12 Bài 4: Đột biến gen mới nhất - CV5512 (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống