Giáo án Sinh học 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã mới nhất - CV5512

Tải xuống 7 3.3 K 22

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN SINH HỌC 12 BÀI 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ MỚI NHẤT - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

Bài giảng Sinh học 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã

                                                                Bài: 02 PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài học sinh cần phải:
- Trình bày được diễn biến chính và ý nghĩa của cơ chế phiên mã
- Trình bày được diễn biến chính và ý nghĩa của cơ chế dịch mã
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ sống: kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, lắng nghe tích cực,thể hiện sự tự tin khi
trình bày,ra quyết định,quản lí thời gian,.
3. Thái độ
- Từ kiến thức: " Hoạt động của các cấu trúc vật chất trong tế bào là nhịp nhàng và thống
nhất, bố mẹ truyền cho con không phải là các tính trạng có sẵn mà là các ADN- cơ sở vật chất
của các tính trạng" từ đó có quan niệm đúng về tính vật chất của hiện tượng di truyền.
4. Năng lực hướng tới:
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin; biết phân tích
tình huống, phát hiện và nêu được tình huống, biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải
quyết vấn đề; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất đặt ra trong học tập và cuộc sống.
- Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội: Vận dụng được kiến thức khoa học vào một số tình
huống cụ thể; mô tả, dự đoán, giải thích hiện tượng, giải quyết các vấn đề một cách khoa học. Biết
ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của bản thân, gia đình và
cộng đồng.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ và thể chất: Phát triển ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thông qua trình
bày, tranh luận, thảo luận về tập tính. Có thói quen và biết lựa chọn các hình thức tập luyện TDTT
phù hợp để cải thiện và nâng cao các tố chất thể lực cơ bản cho bản thân.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Thiết bị dạy học
- Sơ đồ cấu trúc phân tử tARN
- Sơ đồ khái quát quá trình dịch mã
- Sơ đồ cơ chế dịch mã
- Sơ đồ hoạt động của pôliribôxôm trong quá trình dịch mã

2. Học sinh : Nghiên cứu bài mới , làm bài tập về nhà, học bài cũ ,chuẩn bị mô hình học tập theo
yêu cầu giáo viên.
III. PHƯƠNG PHÁP , KỸ THUẬT DẠY HỌC:
Giáo viên linh hoạt chọn các phương pháp và kỹ thuật dạy học sau cho phù hợp bài
học
Hoạt động nhóm theo dự án và trải nghiệm sáng tạo + hướng dẫn học sinh phát triễn năng lực tự
học + bàn tay nặn bột + một số phương pháp khác
Kỹ thuật khăn trãi bàn + kỹ thuật mãnh ghép + đóng vai chuyên gia + một số kỹ thuật khác
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động / tạo tình huống:

Giáo án Sinh học 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã mới nhất - CV5512 (ảnh 1)
Giáo viên cho học sinh xem ảnh so sánh sự giống nhau và khác nhau ở con cái và bố mẹ
. Từ đó tạo tình huống trong sinh sản người ta bắt gặp hiện tượng con cái sinh ra giống
bố mẹ và có những đặc điểm khác bố mẹ đó là hiện tượng di truyền và biến dị. Vậy cơ
chế di truyền nào đảm bảo cho con cái sinh ra giống bố mẹ? Vì sao lại có sự sai khác
đó?
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về phiên mã

Hoạt động của thầy và trò Nôi dung
- Gv đặt vấn đề: ARN có những loại
nào ? chức năng của nó?. yêu cầu học
sinh đọc SGK và hoàn thành phiếu học
tập sau:

mARN tARN rARN
Cấu
trúc
Chức
năng
I. Phiên mã
1. Cấu trúc và chức năng của các loại
ARN
(Nội dung PHT)
2. Cơ chế phiên mã
* Thời điểm: xảy ra trước khi tế bào tổng
hợp prôtêin

 

- Gv cho hs quan sát hinh 2.2 và đọc
mục I.2
? Hãy cho biết có những thành phần
nào tham gia vào quá trình phiên mã
? ARN được tạo ra dựa trên khuôn mẫu
nào
? Enzim nào tham gia vào quá trình
phiên mã
? Chiều của mạch khuôn tổng hợp
mARN ?
? Các ri Nu trong môi trường liên kết
với mạch gốc theo nguyên tắc nào
? Kết quả của quá trình phiên mã là gì
? Hiện tượng xảy ra khi kết thúc quá
trình phiên mã
HS nêu được:
* Đa số các ARN đều được tổng hợp
trên khuôn ADN, dưới tác dụng của
enzim ARN- polime raza một đoạn của
phân tử ADN tương ứng với 1 hay 1 số
gen được tháo xoắn, 2 mạch đơn tách
nhau ra và mỗi nu trên mạch mã gốc kết
hợp với 1 ribônu của mt nội bào theo
NTBS , khi E chuyển tới cuôi gen gặp
tín hiệu kết thúc thì dừng phiên mã, pt
m ARN dc giải phóng
* Diễn biến: dưới tác dụng của enzim
ARN-pol, 1 đoạn pt ADN duỗi xoắn và 2
mạch đơn tách nhau ra
+ Chỉ có 1 mạch làm mạch gốc
+ Mỗi nu trong mỗi mạch gốc kết hợp với
1 Ri nu tự do theo NTBS
A
gốc - Umôi trường
Tgốc - Amôi trường
Ggốc – Xmôi trường
Xgốc – Gmôi trường
→ chuỗi poli ribonucleotit có cấu trúc bậc
1. nếu là tARN , rARN thì tiếp tục hình
thành cấu trúc ko gian bậc cao hơn
+ sau khi hình thành ARN chuyển qua
màng nhân tới tế bào chất, ADN xoắn lại
như cũ
* Kết quả : một đoạn pt ADN→ 1 Pt
ARN
* Ý nghĩa : hình thành ARN trực tiếp
tham gia vào qt sinh tổng hợp prôtêin quy
định tính trạng

Hoạt động 2: Tìm hiểu về dịnh mã

Hoạt động của thầy và trò Nôi dung
II. Dịch mã
1. Hoạt hoá a.a

 

- Gv nêu vấn đề : pt prôtêin được hình
thành như thế nào ?
- yêu cầu hs quan sát hình 2.3 và n/c
mục II
*? Qt tổng hợp có những tp nào tham
gia
?a.a được hoạt hoá nhờ gắn với chất nào
? a.a hoạt hoá kết hợp với tARN nhằm
mục đích gì
? mARN từ nhân tế bào chất kết hợp
với ri ở vị trí nào
? tARN mang a.a thứ mấy tiến vào vị trí
đầu tiên của ri? vị trí kế tiếp là của t
ARN mang a.a thứ mấy ? liên kết nào dc
hình thành
? Ri có hoạt động nào tiếp theo? kết quả
cuả hoạt động đó
? Sự chuyển vị của ri đến khi nào thì kết
thúc
? Sau khi dc tổng hợp có những hiện
tượng gì xảy ra ở chuỗi polipeptit
? 1 Ri trượt hết chiều dài mARN tổng
hợp dc bao nhiêu pt prôtêin
* Sau khi hs mô tả cơ chế giải mã ở 1 Ri
Gv thông báo về trường hợp 1 pôlĩôm.
Nêu câu hỏi
?? nếu có 10 ri trượt hết chiều dài
mARN thì có bao nhiêu pt prôtêin dc
hình thành ? chúng thuộc bao nhiêu
loại?
- Dưới tác động của 1 số E các a.a tự do
trong mt nội bào dc hoạt hoá nhờ gắn với
hợp chất ATP
- Nhờ tác dụng của E đặc hiệu, a.a dc hoạt
hoá liên kết với tARN tương ứng → phức
hợp a.a - tARN
2. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit
a. Gđ mở đầu:
- mARN tiếp xúc với ri ở vị trí mã đầu
(AUG), tARN mang a.a mở đầu (Met) →
Ri, đối mã của nó khớp với mã của a.a mở
đầu/mARN theo NTBS
b. Gđ kéo dài:
- a.a 1- tARN→ tới vị trí bên cạnh, đối mã
của nó khớp với mã của a.a
1/mARN theo
NTBS, liên kết peptit dc hình thành giữa
a.a mở đầu và a.a
1
- Ri dịch chuyển 1 bộ ba/ mARNlàmcho
tARN ban đầu rời khỏi ri, a.a
2-tARN
→Ri, đối mã của nó khớp với mã của
a.a
2/mARN theo NTBS, liên kết peptit dc
hình thàn giữa a.a
1 và a.a2
c. Gđ kết thúc:
- Sự chuyển vị lại xảy ra đến khi Ri tiếp
xúc với mã kết thúc/mARN thì tARN cuối
cùng rời khỏi ri→ chuỗi polipeptit dc giải
phóng
- Nhờ tác dụng của E đặc hiệu, a.a mở đầu
tách khỏi chuỗi poli, tiếp tục hình thành
cấu trúc bậc cao hơn→ pt prôtêin hoàn
chỉnh

 

*Lưu ý : mARN đc sử dụng để tổng hợp
vài chục chuỗi poli cùng loại rồi tự huỷ,
còn riboxôm đc sủ dụng nhiều lần.

3. Hoạt động luyện tập :

Giáo án Sinh học 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã mới nhất - CV5512 (ảnh 2)
1.Hoàn thành yêu cầu sau về mối quan hệ 3 cơ chế : tự sao - phiên mã - dịch mã
a)
Mạch khuôn có nghĩa của gen : 3’ … TAT GGG XAT GTA ATG GGX …5’
Mạch bổ sung :
Phân tử mARN :
Các bộ ba đối mã của tARN đối với mỗi codon:
Đoạn chuỗi polipeptit :
b)
Đoạn chuỗi polipeptit : Arg Gly Ser Phe Val Asp Arg
Phân tử mARN : 5’ AGG GGU UXX UUX GUX GAU XGG 3’
ADN mạch khuôn :
Mạch bổ sung ADN:
Biết rằng bộ 3 trên mARN mã hóa cho các axit amin tương ứng như sau:
AAG – Arg; GGU- Gly ; UXX – Ser ; UUX – Phe ; GUX – val ; GAU – Asp ; XGG - Arg
Nhận xét :
- Các cơ chế di truyền ở cấp độ pt : tự sao, sao mã và giải mã.
- Sự kết hợp 3 cơ chế trên trong qt sinh tổng hợp pr đảm bảo cho cơ thể tổng hợp thường xuyên
các pr đặc thù, biểu hiện thành tính trạng di truyền từ bố mẹ cho con cái.
4. Hoạt động vận dụng :
a.
. 1 phân tử ADN mẹ tự nhân đôi k lần liên tiếp tạo số ADN con là :
a. k. b. 2k. c. 2
k d. k2
b.. Một phân tử ADN tự sao 3 lần liên tiếp số phân tử ADN mới hoàn toàn sinh ra là:
a. 6. b.7 c. 8. d. 9
c. ADN dài 5100A0 với A=20%. Nhân đôi liên tiếp 3 lần, số liên kết hiđro bị phá vỡ là bao nhiêu?
a. 3900. b. 3900 X 8. c. 3900 X 7. d. 3900 X 3.
d..ADN dài 5100A0 với A=20%. Nhân đôi liên tiếp 3 lần số liên kết hiđro hình thành là bao nhiêu?
a. 3900. b. 3900 X 8. c. 3900 X 7. d. 3900 X 3.
e.Một mạch đơn của gen có 60A, 30T, 120G,80X thì tự sao 1 lần sẽ cần:

a. A=T=180, G=X=120 b. A=T=120, G=X=180 c. A=T=90, G=X=200
G=X=90
d. A=T=200,

f.Một mạch đơn của gen có 60A, 30T, 120G,80X thì tự sao 3 lần sẽ cần:
a. A=T=180, G=X=120 b. A=T=120, G=X=180 c. A=T=630, G=X=1400 d. A=T=1400,
G=X=630
5. Hoạt động mở rộng :
Thiết lập công thức vận dụng
Giáo án Sinh học 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã mới nhất - CV5512 (ảnh 5)

Giáo án Sinh học 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã mới nhất - CV5512 (ảnh 3)

Giáo án Sinh học 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã mới nhất - CV5512 (ảnh 4)
5. Cơ chế phiên mã va tổng hợp prôtêin.
4. Số nuclêôtit trên các phân tử mARN khi gen phiên mã m lần: m.N/2
5. Số liên kết peptit trên chuỗi pôlipeptit = số axitamin trong phân tử prôtêin -1
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC :
1. HD học bài cũ :
Sơ đồ hóa bằng sơ đồ tư duy về nội dung bài học
2. HD chuẩn bị bài mới :
- Về nhà trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài.
- Chuẩn bị trước bài 3.
Giao nhiệm vụ: Nhóm 1- Tìm hiểu về mô hình điều hòa hoạt động gen -operon.lac?
Nhóm 2- Tìm hiểu về cơ chế mô hình điều hòa hoạt động gen -operon.lac khi môi
trường không có đường lactozo?
Nhóm 3- Tìm hiểu về cơ chế mô hình điều hòa hoạt động gen -operon.lac khi môi
trường có đường lactozo?
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã mới nhất - CV5512 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã mới nhất - CV5512 (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã mới nhất - CV5512 (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống