Giáo án Sinh học 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái mới nhất

Tải xuống 10 1.9 K 10

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                                                     BÀI 41. DIỄN THẾ SINH THÁI
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1:
(1) Mục tiêu:
- Tạo tâm thế vui vẻ , thoải mái cho học sinh.
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã có, kinh nghiệm thực tế để giải thích tình
huống giáo viên đưa ra.
- Giúp học sinh đặt ra được vấn đề, câu hỏi chính của bài học.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:k ĩ thuật KWL
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, hình ảnh.
(5) Sản phẩm: HS đặt ra được vấn đề của bài học:
Sự thay đổi của hệ sinh vật có trong đầm và môi trường sống của nó qua các giai
đoạn có đặc điểm gì?
Nội dung của hoạt động 1:

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
- GV hỏi: Các em có nhận xét gì về sự thay
đổi của hệ sinh vật có trong đầm và môi
trường sống của nó qua các giai đoạn?
- Nhận xét đặc điểm của môi trường khởi
đầu và đặc điểm giai đoạn cuối cùng của
quá trình trên?
HS suy nghĩ tìm câu trả lời.
Thựchiện nhiệm vụ
học tập
- Gợi ý, hướng dẫn HS Suy nghĩ, thảo luận
Báo cáo kết quả - GV gọi HS trả lời. - Cá nhân trả lời kết quả.
Đánh giá kết quả - Nhận xét câu trả lời của HS.
Chuyển ý vào nội dung bài học bằng KT
KWL
+ Hình ảnh các em vừa xem đó là quá
- HS trả lời

 

trình diễn thế. Vậy diễn thế là gì?

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 2: Khái niệm về diễn thế sinh thái
(1) Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm diễn thế sinh thái.
- Lấy được ví dụ minh họa.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: k ĩ thuật hỏi và trả lời, thảo luận nhóm.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, nhóm, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, hình ảnh.
(5) Sản phẩm:+ Khái niệm diễn thế sinh thái
. + Lấy được ví dụ minh họa.
Nội dung của hoạt động 2

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
- GV hỏi: Các em có nhận xét gì về sự thay
đổi của hệ sinh vật có trong đầm và môi
trường sống của nó qua cácgiai đoạn?
- Nhận xét đặc điểm của môi trường khởi
đầu và đặc điểm giai đoạn cuối cùng của
quá trình diễn thế trên?
HS suy nghĩ tìm câu trả lời.
Thực hiện nhiệm
vụ học tập
- Gợi ý, hướng dẫn HS Suy nghĩ, thảo luận
Báo cáo kết quả - GV gọi HS trả lời. - Cá nhân trả lời kết quả.
Đánh giá kết quả - Nhận xét câu trả lời của HS. - HS trả lời:
+ Có sự biến đổi tuần tự qua
các giai đoạn.
+ tương ứng với sự biến đổi
của môi trường.


Chuẩn kiến thức
I . Khái niệm về diễn thế sinh thái
* Ví dụ:
Quá trình diễn thế ở đầm hồ bị bồi cạn
* Khái niệm: Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai
đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
Hoạt động 3: Các loại diễn thế sinh thái
(1) Mục tiêu:
- Nêu được các loại diễn thế sinh thái.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, nhóm, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, hình ảnh.
(5) Sản phẩm: Các loại diễn thế sinh thái gồm : Diễn thế nguyên sinh và diễn thế
thứ sinh
Nội dung của hoạt động 3:

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
Diễn thế sinh thái gồm những loại nào?
Đặc điểm của mỗi loại diễn thế?( HS hoàn
thành nội dung phiếu học tập)
HS suy nghĩ trả lời.
Thực hiện nhiệm
vụ học tập
- Gợi ý, hướng dẫn HS Suy nghĩ, thảo luận
Báo cáo kết quả GV chỉ định ngẫu nhiên một nhóm trình
bày câu trả lời
- Đại diện nhốm cử cá nhân
trả lời, các bạn góp ý, bổ sung
Đánh giá kết quả GV tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa ra
kiến thức chuẩn.
Nghe, ghi chép, hoàn thiện nộ
dung.


Chuẩn kiến thức
Các loại diễn thế sinh thái:

Kiểu diễn
thế sinh thái
Các giai đoạn của diễn thế sinh thái Nguyên nhân
Giai đoạn khởi đầu
(giai đoạn tiên
phong)
Giai đoạn
giữa
Giai đoạn
cuối
Diễn thế
nguyên sinh
Chưa có sinh vật
(MT trống trơn)
Các quần xã
trung gian
Quần xã ổn
định tương
đối
(Giai đoạn
đỉnh cực)
- Tác động của ngoại cảnh
- Tác động trong nội bộ quầ
xã sinh vật
Diễn thế thứ
sinh
Quần xã sinh vật
phát triển
Các quần xã
trung gian
- Quần xã
tương đối ổn
định
- Hoặc quần
xã suy thoái
- Tác động chủ yếu của co
người.

Hoạt động 4: Nguyên nhân của diễn thế sinh thái:
(1) Mục tiêu:
- Nêu được nguyên nhân của diễn thế sinh thái.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, thuyết trình.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, nhóm, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, hình ảnh.
(5) Sản phẩm: - Nêu được nguyên nhân của diễn thế sinh thái: nguyên nhân bên
ngoài và nguyên nhân bên trong.
Nội dung của hoạt động 4:

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
? Phân tích đặc điểm môi trường và đặc HS suy nghĩ trả lời.

 

điểm sinh vật trong 2 sơ đồ H41.1; H41.2?
(? NX sự biến đổi của quần xã SV, sự tương
quan của biến đổi qx với biến đổi của mt?)
? Trong các yếu tố bên trong, yếu tố nào
đóng vai trò quan trọng nhất đến DTST?
? Hoạt động con người gây ảnh hưởng tiêu
cực và tích cực đến DTST ntn?
Thực hiện nhiệm
vụ học tập
- Gợi ý, hướng dẫn HS Suy nghĩ, thảo luận nhóm
Báo cáo kết quả GV chỉ định ngẫu nhiên một nhóm trình
bày câu trả lời
- Cá nhân trả lời.
Đánh giá kết quả GV tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa ra
kiến thức chuẩn.
Nghe, ghi chép, hoàn thiện
dung.

 

Chuẩn kiến thức
II. Nguyên nhân của diễn thế sinh thái:
1. Nguyên nhân bên ngoài:
Do sự thay đổi (t/đ mạnh mẽ của ngoại cảnh lên qx)) các đk tự nhiên, khí hậu....
2. Nguyên nhân bên trong:
Do sự tương tác giữa các loài trong quần xã (như sự cạnh trang gay gắt giữa các loài
đặc biệt là vai trò quan trọng của loài ưu thế dẫn đến hình thành loài ưu thế mới,
quan hệ SV ăn SV,...).
3 . Ngoài ra, hoạt động khai thác tài nguyên của con người cũng gây ra DTST.

Hoạt động 5: Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái:
(1) Mục tiêu:
- Nêu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, thuyết trình.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, nhóm, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, hình ảnh.
(5) Sản phẩm: - Nêu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái
Nội dung của hoạt động 4:

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
Tầm quan trọng việc nghiên cứu DTST?
? Làm thế nào để ngăn chặn, khắc phục
hiện tượng đồi trọc hoá, hoang mạc hoá,
khôi phục diện tích rừng tự nhiên?
? Chúng ta cần phải làm gì để góp phần bảo
vệ môi trường để diễn thế xảy ra bình
thường?
HS suy nghĩ trả lời.
Thực hiện nhiệm
vụ học tập
- Gợi ý, hướng dẫn HS Suy nghĩ, thảo luận nhóm
Báo cáo kết quả GV chỉ định ngẫu nhiên một nhóm trình
bày câu trả lời
- Cá nhân trả lời.
Đánh giá kết quả GV tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa ra
kiến thức chuẩn.
Nghe, ghi chép, hoàn thiện n
dung.

 

Chuẩn kiến thức
III.Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái:
- Biết các quy luật phát triển của quần xã sinh vật, dự đoán được các quần xã trước
và quần xã trong tương lai, để từ đó:
+ Khai thác hợp lí tài nguyên
+ Bảo vệ môi trường
+ Quy hoạch sản xuất


C. LUYỆN TẬP
Hoạt động 6: (Luyện tập) Trả lời các câu hỏi và bài tập
(1) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan đến
diễn thế sinh thái.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: hỏi và trả lời.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, câu hỏi.
(5) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.
HS trả lời các câu hỏi:
Câu 1: KN, VD, nguyên nhân DTST? Phân biệt các loại DTST?VD?
Câu 2: Hoạt động con người gây ảnh hưởng tiêu cực và tích cực đến DTST ntn?
Chặt phá rừng gây ra loại DT nào? Phân tích hậu quả của hiện tượng chặt phá rừng?
Câu 3: Làm thế nào để ngăn chặn, khắc phục hiện tượng đồi trọc hoá, hoang mạc
hoá, khôi phục diện tích rừng tự nhiên? Chúng ta cần phải làm gì để góp phần bv
mt để diễn thế xảy ra bình thường?
Câu 4: Hãy chỉ rõ nguyên nhân và nêu biện pháp khắc phục những ảnh hưởng tiêu
cực của các hoạt động của con người?

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV đặt câu hỏi 1, 2, 3, 4.
GV nhận xét, đánh giá cho điểm.
HS đọc câu hỏi, vận dụng kiến thức trả
lời nhanh.

D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Hoạt động 7: Giải quyết các vấn đề thực tế.
(1) Mục tiêu: Nhằm khuyến khích học sinh hình thành ý thức và năng lực thường
xuyên vận dụng những điều đã học về quần xã để giải quyết các vấn đề trong cuộc
sống.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề/ hoạt động cá nhân
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: Kiến thức đã học, tài liệu tham khảo khác, mạng
internet...

(5) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi.
Nội dung của hoạt động 7.
GV giao câu hỏi:
? SL loài và SL cá thể của mỗi loài nói lên điều gì?
? Sự phân bố của cá thể trong không gian của qx có ý nghĩa gì?
? Phân biệt các mối quan hệ hỗ trợ trong qx? VD?
? Phân biệt các mối quan hệ đối kháng trong qx? VD?
? Hiện tượng khống chế SH: KN, VD, ý nghĩa?
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ :
- Làm các câu hỏi trắc nghiệm.
Nhận biết
Câu 1. Núi lở lấp đầy một hồ nước ngọt. Sau một thời gian, cỏ cây mọc lên, dần
trở thành một khu rừng nhỏ ngay trên chỗ trước kia là hệ sinh thái nước đứng. Đó
là:

A.diễn thế nguyên sinh
D.biến đổi tiếp theo
B.diễn thế thứ sinh C.diễn thế phân huỷ
Câu 2.Một khu rừng rậm bị chặt phá quá mức, dần mất cây to, cây bụi và cỏ chiếm
ưu thế, động vật hiếm dần. Đây là: A.diễn thế nguyên sinh B.diễn thế thứ
sinh C.diễn thế phân huỷ D.biến đổi tiếp theo

Câu 3. Diễn thế sinh thái là:
A.quá trình biến đổi của quần xã tương ứng với sự thay đổi của môi trường
B.quá trình biến đổi của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của
môi trường
C.quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến
đổi của môi trường
D.quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với
sự biến đổi của môi trường.
Câu 4. Sự hình thành ao cá tự nhiên từ một hố bom được gọi là:

A.diễn thế nguyên sinh
C.diễn thế phân huỷ
Thông hiểu
B.diễn thế thứ sinh
D.diễn thế nhân tạo


Câu 1. Điều nào sau đây không đúng với diễn thế thứ sinh?
A.Một quần xã mới phục hồi thay thế quần xã bị huỷ diệt.
B.Trong điều kiện không thuận lợi và qua quá trình biến đổi lâu dài, diễn thế thứ
sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định
C. Trong điều kiện thuận lợi, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương
đối ổn định
D.Trong thực tế thường bắt gặp nhiều quần xã có khả năng phục hồi rất thấp mà
hình thành quần xã bị suy thoái
Câu 2.Điều nào sau đây không đúng với diễn thế nguyên sinh?
A.Khởi đầu từ môi trường trống trơn
B.Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau và ngày càng phát triển
đa dạng
C.Không thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
D.Hình thành quần xã tương đối ổn định.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về diễn thế sinh thái?
A. Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường trống trơn.
B. Một trong những nguyên nhân gây diễn thế sinh thái là sự tác động mạnh mẽ
của ngoại cảnh lên quần xã.
C. Trong diễn thế sinh thái có sự thay thế tuần tự của các quần xã tương ứng với
điều kiện ngoại cảnh.
D. Diễn thế sinh thái luôn dẫn đến một quần xã ổn định.
Câu 4: Điều nào sau đây không đúng với diễn thế nguyên sinh?
A. Khởi đầu từ môi trường trống trơn.
B. Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau và ngày càng phát triển
đa dạng.
C. Có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định, tuy nhiên rất nhiều quần xã bị
suy thoái
D. Hình thành quần xã tương đối ổn định.
Câu 5: Trong một khu rừng nhiệt đới ở khoảng giữa rừng do hoạt động khai thác quá mức
của con người các cây gỗ bị khai thác hết để lại một khoảng trống. Tại khu vực này đã xảy
ra diễn thế với sự xuất hiện của bốn nhóm thực vật với các đặc điểm sau:

Nhóm 1: Cây thân thảo, phiến lá to,mỏng và mô dậu không phát triển.
Nhóm 2: Cây thân gỗ lớn , phiến to, mỏng, mặt lá bóng, màu lá sẫm, mô dậu kém phát
triển.
Nhóm 3: Cây thân gỗ lớn , phiến lá nhỏ,dày và cứng, màu nhạt, mô dậu phát triển.
Nhóm 4: Loài cỏ. Phiến lá nhỏ, dài và hơi cứng, gân lá rất phát triển.
Thứ tự xuất hiện của các nhóm thực vật là:
A. 2, 3, 4, 1 B. 4, 3, 1, 2. C. 1, 2, 3, 4.
D.
4, 3, 2, 1
Vận dụng
Câu 1: Cho các hoạt động của con người sau đây:
1. Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh.
2. Bảo tồn đa dạng sinh học.
3. Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp.
4. Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.
Giải pháp của phát triển bền vững là các hoạt động
A. (1) và (3). B. (2) và (3). C. (1) và (2). D. (3) và (4).
Câu 2: Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như
sau:
A.Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
B.Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
C.Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện
tự nhiên của môi trường.
D.Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.
Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là
A. (1) và (2). B. (1) và (4). C. (3) và (4). D. (2) và (3). 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái mới nhất (trang 8)
Trang 8
Giáo án Sinh học 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái mới nhất (trang 9)
Trang 9
Giáo án Sinh học 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái mới nhất (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống